Những năm tháng thiếu niên có thể coi là khoảng thời gian khá nhiều biến động và thăng trầm. Mặc dù tâm trạng thất thường, hay cáu bẳn là những tình trạng khá bình thường, nhưng đôi lúc sẽ có trẻ hình thành những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần phải được giải quyết.
The teen years can be an intense and tumultuous time. While it’s common for teens to be moody and irritable, sometimes they can develop mental health challenges that are serious and need to be addressed.
Nếu con trẻ đã từng chứng kiến một sự kiện sang chấn hoặc trải qua một sự việc gây sang chấn thì bạn có thể thắc mắc không biết trẻ có xuất hiện Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) không. Trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu PTSD, như hay hồi tưởng những chuyện cũ, gặp ác mộng, hay khó chịu, tê liệt cảm xúc hoặc khó tập trung học hành.
If your teen witnessed a traumatic event or had a traumatic experience, you might be wondering if they may have developed PTSD. They might even be showing signs of PTSD, such as flashbacks to the event, nightmares, increased agitation, emotional numbness, or trouble concentrating in school.1
Can thiệp PTSD ở thanh thiếu niên có thể rất khó khăn cho tất cả các bên liên quan, nhưng sự thật là, chỉ cần bạn thực sự quan tâm đã là một bước khởi đầu tích cực và khả quan rồi. Hãy cùng tìm hiểu Rối loạn căng thẳng sau sang chấn ở thanh thiếu niên – những dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân và lựa chọn điều trị nào phù hợp.
Managing PTSD in a teenager can be very difficult for all involved, but just the fact that you are concerned is a positive and hopeful first step. Let’s take a look at PTSD in teenagers—its signs and symptoms, what causes it, and what treatment options are available.
Mức độ phổ biến của PTSD ở thanh thiếu niên? How Common Is PTSD in Teenagers?
PTSD có thể xuất hiện ở bất kỳ ai đã từng tiếp xúc với sang chấn, bao gồm chứng kiến các vụ bạo lực, thiên tai, tai nạn, các vụ xả súng, là nạn nhân của xâm hại tình dục và thể chất. Sang chấn như mất đi người thân, bố mẹ ly hôn, bị bỏ rơi cũng có thể gây ra PTSD.
PTSD is experienced by anyone who has been exposed to trauma, including witnessing violence, natural disasters, accidents, shootings, or being a victim of sexual or physical abuse. Traumas such as losing family members, divorce, and abandonment, can also cause PTSD.2
Không may thay, trẻ em và thanh thiếu niên không “miễn nhiễm” với sang chấn và có thể mắc PTSD sau một trải nghiệm gây sang chấn. Theo ước tính, có khoảng 5% thanh thiếu niên tuổi từ 13 đến 18 mắc PTSD. Trẻ nữ thường có khả năng mắc cao hơn trẻ nam. Tỷ lệ mắc PTSD là khoảng 8% cho nữ và 2.3% cho nam. Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng ca mắc PTSD thực sự có cao hơn một chút ở nhóm thanh thiếu niên so với người trưởng thành.
Unfortunately, children and teenagers are not immune from traumas and can experience PTSD as a result of a traumatic experience. It’s estimated that as many as 5% of teens aged 13 to 18 experience PTSD. Girls are more likely to experience it than boys. The prevalence of PTSD is about 8% for girls and 2.3% for boys.2 Some researchers estimate that PTSD is actually slightly higher in the teen population than in adults.3
PTSD ở thanh thiếu niên thực sự là một vấn đề cần cân nhắc. Mặc dù đúng là các triệu chứng của PTSD có thể đặc biệt nghiêm trọng trong những tháng ngay sau sự kiện sang chấn diễn ra và trẻ sẽ vẫn gặp phải những triệu chứng này nhiều năm sau đó nếu không được điều trị.
PTSD in teenagers is something to take seriously. While it’s true that symptoms of PTSD may be particularly high in the months after a traumatic event and recede after that, teens may experience these symptoms for years, if not treated.2
PTSD nếu không được điều trị có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề lâu dài về giấc ngủ, trầm cảm, lạm dụng chất, và cản trở trong công việc và hoạt động sống thường ngày. Ngoài ra, người ta đã chứng minh được có mối liên hệ giữa PTSD ở thanh thiếu niên và ý định tự sát tăng cao.
Untreated PTSD can have severe consequences, including chronic sleep issues, depression, substance abuse, and struggles to work or function in daily life.4 Additionally, there are associations between PTSD in teenagers and increased suicidal ideation.3
Triệu chứng. Symptoms
Mọi người chúng ta đều trải nghiệm PTSD rất khác nhau. Đôi khi, những dấu hiệu của bệnh lý này sẽ khá rõ ràng; và cũng có lúc, thanh thiếu niên sẽ trải nghiệm chúng nhiều ở trong nội tâm hơn và sẽ rất khó để một người ngoài có thể xác định được các triệu chứng.
Everyone experiences PTSD a little differently. Sometimes the signs of it will be more obvious; at other times, teens will experience the symptoms more internally and it will be more difficult for an outsider to identify symptoms.

Dưới đây là một số những dấu hiệu thường gặp nhất của PTSD ở trẻ em và thanh thiếu niên: Here are some of the most common signs of PTSD in children and teenagers:5
– Hồi tưởng liên tục về trải nghiệm sang chấn. Flashbacks to the traumatic experience
– Liên tục nhớ lại hoặc sống lại sự kiện hoặc trải nghiệm đó.Constantly remembering or re-experiencing the event or experience
– Hay gặp ác mộng. Increased nightmares
– Mất ngủ. Insomnia
– Cảm thấy “tê liệt” và trầm cảm. Feeling “numb” and depressed
– Dễ bị tác động bởi những điều nhắc nhớ về sự kiện gây sang chấn. Easily triggered by things that remind them of the traumatic event
– Hay tức giận và cáu bẳn. Increased anger and irritability
– Thường dễ bị giật mình. Prone to being easily startled
– Co rụt khỏi bạn bè, những thú vui hoạt động mà trước đây vốn rất thích. Withdrawing from friends, experiences they used to enjoy
– Gặp trở ngại ở trường, khó tập trung và hoàn thành bài vở. Having difficulty in school, including trouble concentrating and completing work
– Không muốn trò chuyện về sự kiện gây sang chấn. Not wanting to talk about the traumatic event
– Muốn tránh bất kỳ thức gì hoặc ai có liên hệ đến sang chấn. Wanting to avoid anything or anyone associated with the trauma
PTSD ở thanh thiếu niên khác biệt như thế nào so với ở người lớn? How Do Symptoms of PTSD in Teens Differ From Adults?
Các triệu chứng của PTSD ở thanh thiếu niên tương đồng với người trưởng thành hơn là với trẻ nhỏ.
Symptoms of PTSD in teens more closely resemble PTSD symptoms in adults than in younger children.
Đồng thời, thanh thiếu niên mắc PTSD có thể “tái hiện lại sang chấn”(là hành động đan cài những đặc điểm của trải nghiệm sang chấn vào đời sống hiện tại) nhiều hơn người trưởng thành. Trẻ cũng có thể cho thấy nhiều hành vi hung hăng hơn và hành xử bốc đồng với tần suất cao hơn.
At the same time, teenagers with PTSD may participate in “traumatic reenactment” (the act of integrating characteristics of their trauma experience into their lives) more than adults. Teens may also show more aggressive behaviors and act on impulse more frequently.1
Nguyên nhân. Causes
Cũng như ở người trưởng thành, PTSD ở thanh thiếu niên gây ra do một sự kiện hoặc trải nghiệm sang chấn. Những sang chấn này có thể cha mẹ biết rõ như khi trẻ chứng kiến các vụ bạo lực hoặc một thiên tai. Nhưng cũng có những sang chấn không được xác định rõ ràng – và thậm chí cha mẹ vẫn mãi không hay biết – như khi trẻ bị xâm hại tình dục hoặc bị ngược đãi tình thần trong một mối quan hệ với ai đó.
Just like in adults, PTSD in teens is caused by a traumatic event or experience. These traumas may be clearly known to parents, such as when a teen witnesses violence or a natural disaster. But other traumas may not be as well defined—and even remain unknown to a parent—such as when a teen is sexually abused or is in an emotionally abusive relationship.
Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra PTSD ở thanh thiếu niên: Some of the most common causes of PTSD in teens include:2
– Chứng kiến bất kỳ một vụ việc hoặc vụ án bạo lực nào. Witnessing any violent event or crime
– Chứng kiến bạo lực gia đình hoặc bạo lực trong cộng đồng. Witnessing domestic violence or community violence
– Là nạn nhân của bạo lực hoặc xâm hại tình dục. Being a victim of violence or sexual abuse
– Chứng kiến các vụ xả súng ở trường học. Witnessing school shootings
– Thiên tai như vòi rồng, động đất, hỏa hoạn hoặc lũ lụt. Natural disasters, like tornadoes, earthquakes, fires, or floods
– Tai nạn, như tai nạn xe hơi và rơi máy bay. Accidents, including car accidents and plane crashes
- Mất đi người thân. Losing a family member

– Nhìn thấy người thân vật lộn với trọng bệnh. Watching a family member battle a serious disease
– Sang chấn thời thơ ấu, như bị bỏ rơi, hoặc cha mẹ ly hôn. Childhood traumas, such as abandonment or divorce
– Bị ngược đãi (thể chất, tình dục, tinh thần/cảm xúc) Experiencing abuse (sexual, physical, emotional/mental)
Điều bi kịch ở đây là số trẻ gặp phải sang chấn thời thơ ấu hoặc thời thiếu niên là rất đáng kể. Khoảng 2/3 trẻ sẽ gặp phải ít nhất một sang chấn cho đến năm tròn 16 tuổi. Trẻ càng lớn thì lại số lượng sang chấn gặp phải càng nhiều hơn, từ đó làm gia tăng khả năng xuất hiện PTSD.
Tragically, the number of children experiencing trauma in childhood or adolescence is significant. About two-thirds of children will experience at least one trauma by the time they are 16 years old.6 The older a child is, the more likely they are to experience more than one traumatic event, thereby increasing the likelihood of developing PTSD.2
Khả năng trẻ mắc PTSD còn tùy thuộc vào một số yếu tố, như cường độ trẻ tiếp xúc với sự kiện gây sang chấn, số lượng sang chấn trẻ đã gặp phải trong đời, bất kỳ bệnh lý tâm thần nào trẻ có thể mắc, và mức độ hỗ trợ dành cho trẻ khi chúng đối phó với sang chấn.
The probability that a teen will develop PTSD is dependent on a few factors, including how intensely they were exposed to the traumatic event, how many traumas they have already experienced in their lifetime, any preexisting mental health conditions they may have, and how much support they have as they process their trauma.2
Chẩn đoán và điều trị. Diagnosis and Treatment
Vẫn có hy vọng cho trẻ mắc PTSD. Điều trị phù hợp có thể giúp chúng xử lý sang chấn, học cách ứng phó với nó và vượt qua trải nghiệm này cùng với sức bật tinh thần tốt hơn.
There is hope for teens who have PTSD. Proper treatment can help them process their trauma, learn to cope with it, and come out of the experience with greater resilience.
Nếu bạn nghi con mình mắc PTSD, bước đầu tiên là phải làm chẩn đoán. Bạn có thể đưa trẻ đến bác sĩ nhi, người này có thể chuyển gửi con bạn đến một trị liệu viên hoặc một bác sĩ tâm thần. Nếu rõ ràng con bạn đang mắc PTSD, thường con bạn sẽ được khuyến nghị tham gia trị liệu.
If you suspect your teen has PTSD, your first step is to get a diagnosis. You can do this by visiting your child’s pediatrician, who may give you a referral to a therapist or psychiatrist. If it’s clear that your teen is experiencing PTSD, therapy will likely be recommended.
Các hình thức trị liệu có thể giúp điều trị PTSD thành công cho thanh thiếu niên: Therapies that can successfully treat PTSD in teenagers include:2
– Trị liệu nhận thức – hành vi: Giúp trẻ hiểu được những suy nghĩ và phản ứng cảm xúc/thể chất của mình với sang chấn, và đưa ra các công cụ giúp chúng ứng phó.
Cognitive Behavioral Therapy. This involves helping your teen understand their thought patterns and emotional/physical reactions to the trauma, and offers tools to help them cope.
– Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR): Sử dụng một số chuyển động mắt nhất định cùng với trị liệu nhận thức để giúp người bệnh vượt qua sang chấn.
Eye Movement Desensitization and Reprocessing (EMDR). This uses specific eye movements along with cognitive therapies to work through traumas.
Trẻ có thể nhận được can thiệp bằng thuốc, bên cạnh trị liệu tâm lý. Các loại thuốc được sử dụng để điều tri PTSD bao gồm thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin cũng như các thuốc chống lo âu.
Teenagers may also benefit from medication, in addition to therapy. Medications used to treat PTSD in teens include antidepressants, such as selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs)2 as well as anti-anxiety medications.3
Điều quan trọng bạn cần phải nhớ là trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nói ra những gì chúng cảm thấy, hoặc sự kiện hoặc trải nghiệm sang chấn châm ngòi cho những triệu chứng này. Tìm kiếm một chuyên gia sức khỏe tâm thần mà trẻ cảm thấy thoải mái làm việc cùng là yếu tố then chốt.
It’s important to keep in mind teens may have trouble talking about what they are feeling, or the traumatic event or experience that triggered their symptoms. Finding a mental health professional with who your teen feels comfortable is key.
Đôi lúc bạn sẽ cần phải thử nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau cho đến khi bạn tìm được người có tính cách phù hợp nhất với con em mình.
Sometimes you will need to try a few different providers until you find one whose personality matches well with your teen’s.
Kết luận. Final thoughts
Nếu bạn là phụ huynh hoặc người chăm sóc thanh thiếu niên có dấu hiệu mắc PTSD, việc lo lắng, buồn phiền về những gì phải chứng kiến và muốn làm mọi thức trong khả năng để giúp con trẻ là điều dễ hiểu.
If you are the parent or caregiver of a teenager who is showing signs of PTSD, it’s understandable that you would feel anxious and upset about what you are witnessing, and want to do anything in your power to help your teen feel better.
Một tin tốt ở đây là cha mẹ và người chăm sóc đóng một vai trò quan trọng trong quá chính chữa lành của các em. Không chỉ giúp các em tìm ra được dịch vụ chăm sóc cần thiết mà nghiên cứu còn chỉ ra trẻ nào có sự hỗ trợ từ cha mẹ thường sẽ có kết quả can thiệp tốt hơn với PTSD.
The good news is that parents and caretakers have an important role to play in their teen’s healing. Not only can you help your teen find the care that they need, but research shows that teens who have parental support are more likely to fare well when faced with PTSD.2
May mắn là, mặc dù PTSD ở thanh thiếu niên vẫn một vấn đề nghiêm trọng và cần được can thiệp, nhưng vẫn có các cách giúp giải quyết hiệu quả bệnh lý này và trẻ mắc PTSD vẫn có thể tiếp tục có một cuộc sống trọng vẹn và hạnh phúc.
Thankfully, while PTSD in teens is serious and needs to be addressed, there are effective ways to treat it, and teens with PTSD can go on to live full and happy lives.
Tham khảo. Sources
Centers for Disease Control and Prevention. Post-traumatic Stress Disorder in Children. Updated March 22, 2021.
Barnett E, Hamblen J. PTSD in Children and Adolescents. National Center for PTSD. Updated September 16, 2019.
Ganz D, Sher L. Suicidal behavior in adolescents with post-traumatic stress disorder. Minerva Pediatrics. 2010;62(4):363-70.
American Psychological Association. The Effects of Trauma Do Not Have to Last a Lifetime. Updated January 16, 2004.
Centers for Disease Control and Prevention. Post-traumatic Stress Disorder in Children. Updated March 22, 2021.
Substance Abuse and Mental Health Administration. Understanding Child Trauma. Updated October 8, 2021.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-to-know-about-ptsd-in-teenagers-5210244
Như Trang