Có một học thuyết về phong cách học tập dựa trên công trình của nhà tâm lý học phân tích Carl Jung, người đã xây dựng một học thuyết về các loại hình tâm lý dùng để phân loại con người dựa trên những dạng tính cách khác nhau.

One learning style theory is based on the work of analytical psychologist Carl Jung, who developed a theory of psychological types designed to categorize people in terms of various personality patterns.2

Nguồn: Jung Centre

Học thuyết của Jung về tính cách. Jung’s Theory of Personality Types

Học thuyết của Jung tập trung vào bốn chức năng tâm lý cơ bản:

Jung’s theory focuses on four basic psychological functions:

– Hướng ngoại và Hướng nội. Extraversion vs. introversion

– Cảm giác và Trực giác. Sensation vs. intuition

– Lý trí và Cảm xúc. Thinking vs. feeling

– Nguyên tắc và Linh hoạt. Judging vs. perceiving

Học thuyết sau này đã đưa đến sự ra đời của bài Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs (MBTI).

This theory later led to the development of the famous Myers-Briggs Type Indicator.3

Những cặp nội dung này cũng có thể được sử dụng để đánh giá và mô tả nhiều phong cách học tập khác nhau. Mặc dù mỗi nội dung đại diện cho một khía cạnh riêng của một phong cách học tập, nhưng từng các cặp nội dung có thể kết hợp cùng xuất hiện trong một phong cách học tập. Ví dụ, phong cách học tập của bạn có thể vừa hướng ngoại, thiên về cảm giác, có cảm xúc lại vừa linh hoạt.

These dimensions can also be used to assess and describe various learning styles. While each dimension represents a unique aspect of a learning style, individual learning style may include a combination of these dimensions. For example, your learning style might include elements of extraverted, sensing, feeling, and perceiving learning styles.

Phong cách học tập hướng ngoại. Extraverted Learning Style

Thành tố đầu tiên trong các phong cách học tập dựa trên học thuyết của Jung cho thấy cách con người ta tương tác với thế giới bên ngoài. Người học hướng ngoại thích kiến tạo năng lượng và ý tưởng từ người khác. Họ thích hòa nhập và làm việc theo nhóm. Hoạt động học tập tạo thuận lợi cho người học hướng ngoại sẽ bao gồm việc dạy cho người khác làm sao để giải quyết một vấn đề, cộng tác, và học tập dựa theo vấn đề.

The first component of the Jungian learning style dimensions indicates how learners interact with the outside world.4 Extraverted learners enjoy generating energy and ideas from other people. They prefer socializing and working in groups. Learning activities that benefit extraverted learners include teaching others how to solve a problem, collaborative work, and problem-based learning.5

Nếu bạn thích dạy cho người khác, tham gia vào đội nhóm, và học tập bằng trải nghiệm, thì bạn có lẽ là một người học hướng ngoại. Có khoảng 60% người học thuộc nhóm hướng ngoại.

If you enjoy teaching others, participating in a group, and learning by experience, you are probably an extraverted learner. Approximately 60% of learners are extraverted learners.6

Đặc điểm của người học hướng ngoại: Characteristics of Extravert Learners

– Học tốt nhất qua trải nghiệm trực tiếp. Learn best through direct experience

– Thích làm việc với mọi người trong nhóm. Enjoy working with others in groups

– Thường thu thập ý kiến từ các nguồn bên ngoài. Often gather ideas from outside sources

– Sẵn sàng dẫn dắt, tham gia và đưa ra ý kiến. Willing to lead, participate and offer opinions

– Nhảy ngay vào làm mà không cần người khác hướng dẫn. Jump right in without guidance from others

Phong cách học tâp hướng nội. Introverted Learning Style

Nguồn: The Big Smoke

Mặc dù người hướng nội vẫn khá hòa đồng nhưng họ lại thích tự mình giải quyết vấn đề hơn. Người học hướng nội thích kiến tạo năng lượng và ý tưởng từ những nguồn lực nội tại, như lên ý tưởng trong đầu, tự kiểm điểm bản thân và khám phá những nội dung lý thuyết.

While introverted learners are still sociable, they prefer to solve problems on their own. Introverted learners enjoy generating energy and ideas from internal sources, such as brainstorming, personal reflection, and theoretical exploration.7

Những người này thích nghĩ về mọi thứ trước khi cố thử thực hành một kỹ năng mới. Nếu bạn thích học một mình, làm việc theo cá nhân, và những ý tưởng trừu tượng, thì có lẽ bạn thuộc nhóm người học hướng nội. Có khoảng 40% người học thuộc nhóm hướng nội.

These learners prefer to think about things before attempting to try a new skill. If you enjoy solitary studying, individual work, and abstract ideas, you are probably an introverted learner. Approximately 40% of learners are introverted learners.8

Đặc điểm của người học hướng nội. Characteristics of Introvert Learners

– Thích làm việc một mình. Prefer to work alone

– Thích công việc yên tĩnh, độc lập. Enjoy quiet, solitary work

– Thường nghĩ ra ý tưởng từ những nguồn lực nội tại. Often generate ideas from internal sources9

– Thích lắng nghe, quan sát và suy ngẫm. Prefer to listen, watch and reflect

– Thích quan sát người khác trước khi thử thực hành một kỹ năng mới. Like to observe others before attempting a new skill10

Phương pháp học tập dựa theo cảm giác. Sensing Learning Style

Những người học theo cảm giác dồn tập trung vào môi trường xung quanh. Jung mô tả đây là những người luôn bận tâm đến thế giới bên ngoài. Họ có xu hướng thực tế và thiết thực, thích dựa vào thông tin thu thập được từ trải nghiệm.

Sensing learners are focused on aspects of the physical environment. Jung described these individuals as being interested in the external world. They tend to be realistic and practical, preferring to rely on information gained through experience.11

Mặc dù người theo phong cách học tập này cũng thích sự trật tự và mọi thứ theo thường lệ nhưng họ cũng có xu hướng nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi từ tình huống và môi trường. Có khoảng 65% người học thuộc nhóm này.

While people with a sensing learning style enjoy order and routine, they also tend to be very quick to adapt to changing environments and situations. Approximately 65% of learners have a sensing learning style.11

Đặc điểm của người học dựa theo cảm giác: Characteristics of Sensate Learners

– Tập trung vào hiện tại. Focus on the present

– Thực tế và hợp lý. Practical and reasonable

– Sử dụng kinh nghiệm và hiểu biết thông thường để giải quyết vấn đề.Use experience and common sense to solve problems

– Nhiệt tình quan sát thế giới xung quanh. Keenly observe the surrounding world

Phong cách học tập theo trực giác. Intuitive Learning Style

Người học theo trực giác có xu hướng tập trung vào những điều có thể xảy ra. Không giống như những người học theo cảm giác luôn tập trung vào nơi chốn và thời điểm hiện tại, người học theo trực giác thích suy xét những ý tưởng, những khả năng và kết quả có thể đạt được. Những người học theo phong cách này thích những luồng tư duy trừu tượng, hay mơ mộng và tưởng tượng về tương lai. Có khoảng 35% người học thuộc nhóm này.

Intuitive learners tend to focus more on the world of possibility. Unlike sensing learners, who are interested in the here and now, intuitive learners enjoy considering ideas, possibilities, and potential outcomes. These learners like abstract thinking, daydreaming, and imagining the future.12 Approximately 35% of learners are intuitive learners.11

Đặc điểm của phong cách học tập theo trực giác: Characteristics of Intuitive Learners

– Thích làm việc theo từng phiên ngắn, thay vì làm tất cả mọi việc cùng lúc. Prefer to work in short sessions, rather than finishing a task all at once

– Thích những thử thách, trải nghiệm và tình huống mới mẻ. Enjoy new challenges, experiences, and situations

– Hay nhìn vào bức tranh tổng thể hơn là từng chi tiết. More likely to look at the big picture rather than the details

– Thích lý thuyết và những ý tưởng trừu tượng. Like theories and abstract ideas

Phong cách học tập lý trí. Thinking Learning Style

Nguồn: AMCAT

Những người có phong cách học tập thiên lý trí co xu hướng tập trung nhiều hơn vào cấu trúc và chức năng của thông tin và mọi sự vật sự việc. Người học thiên lý trí sử dụng lý lẽ và logic khi xử lý vấn đề và ra quyết định. Những người học nhóm này thường ra quyết định dựa trên quna điểm cá nhân về cái đúng, sai, công bằng và công lý. Có khoảng 55% nam giới và 35% nữ giới có phong cách học tập này.

Individuals with a thinking learning style tend to focus more on the structure and function of information and objects. Thinking learners use rationality and logic when dealing with problems and decisions. These learners often base decisions on personal ideas of right, wrong, fairness, and justice.12 Approximately 55% of males and 35% of females have a thinking learning style.

Đặc điểm của người học tập thiên lý trí: Characteristics of Thinking Learners

– Quan tâm đến logic và các dạng thức. Interested in logic and patterns

– Không thích ra quyết định dựa theo cảm xúc. Dislike basing decisions on emotions3

– Ra quyết định dựa trên lý lẽ và logic. Make decisions based on reason and logic

Phong cách học tập theo cảm xúc. Feeling Learning Style

Nguồn: Yoga With Spirit

Những người theo phong cách học tập này quản lý thông tin dựa trên cảm xúc ban đầu mà thông tin đó mang lại cho họ. Họ quan tâm đến những mối quan hệ, cảm xúc cá nhân và sự hòa hợp với mọi người. Nếu bạn ra quyết định dựa trên cảm xúc và không thích xung đột thì bạn có lẽ thuộc nhóm học tập theo cảm xúc. Có khoảng 45% nam giới và 65% nữ giới thuộc nhóm này.

People with a feeling style manage information based on the initial emotions it generates. They are interested in personal relationships, feelings, and social harmony. If you base decisions on emotions and dislike conflict, you might have a feeling learning style.11 Approximately 45% of males and 65% of females are feeling learners.3

Đặc điểm của người học theo cảm xúc: Characteristics of Feeling Learners

– Quan tâm đến con người và cảm xúc của họ. Interested in people and their feelings

– Hiểu rõ cảm xúc của chính mình và người khác. In tune with their own emotions and those of other people

– Ra quyết định dựa trên những cảm xúc nhất thời. Base decisions on immediate feelings

– Tạo ra sự hào hứng và nhiệt huyết trong nhóm. Generate excitement and enthusiasm in group settings

Phong cách học tập theo nguyên tắc. Judging Learning Style

Nguồn: Judgify

Người học theo nguyên tắc thường rất quyết đoán. Trong một số trường hợp, những người này có thể ra quyết định quá nhanh, trước khi biết được tất cả mọi thứ họ cần về tình huống. Những người này thích sự trật tự và cấu trúc, cũng là lý do họ hay lên kế hoạch cho những hoạt động và lịch trình rất cẩn thận.

Judging learners tend to be very decisive. In some cases, these learners may make decisions too quickly, before learning everything they need to know about a situation. These learners prefer order and structure, which is why they tend to plan out activities and schedules very carefully.13

Nếu bạn có đầu óc tổ chức cao, chú tâm vào chi tiết, và có ý kiến mạnh mẽ dứt khoát, bạn có thể là một người học theo nguyên tắc. Có khoảng 45% người có phong cách học tập này.

If you are highly organized, detail-oriented, and have strong opinions, you might be a judging learner. Approximately 45% of people are judging learners.13

Đặc điểm của người học ltheo nguyên tắc: Characteristics of Judging Learners

– Không thích sự mập mờ hay bí ẩn. not like ambiguity or mystery

– Thường rất kiên định với quyết định của mình. Tend to be firm in their decisions

– Rất có óc tổ chức và cơ trúc rõ ràng. Very organized and structured13

– Có ý kiến mạnh mẽ. Have strong opinions

– Thường tuân thủ luật. Generally follow the rules

Phong cách học tập linh hoạt. Perceiving Learning Style

Nguồn: Pinterest

Người học linh hoạt thưởng đưa ra quyết định khá bốc đồng như một cách để phản ứng lại với những thông tin mới xuất hiện và sự thay đổi của tình huống. Tuy nhiên, những người học thuộc nhóm này thường tập trung nhiều hơn vào việc chiều theo thói tò mò của mình hơn là đưa ra quyết định. Không giống như những người học có nguyên tắc không hay thay đổi ý định, người học linh hoạt thích rộng mở các lựa chọn.

Perceiving learners tend to make decisions impulsively in response to new information and changing situations. However, these learners tend to focus more on indulging their curiosity rather than making decisions. Unlike judging learners who tend not to change their minds, perceiving learners prefer to keep their options open.12

Nếu bạn thường bắt đầu nhiều dự án cùng lúc (thường là không hoàn thành được cái nào), né tránh kế hoạch quá sát sao, và nhảy vào làm mà không lên kế hoạch thì bạn có thể là một người học thuộc nhóm linh hoạt. Có khoảng 55% người thuộc nhóm này.

If you tend to start many projects at once (often without finishing any of them), avoid strict schedules, and jump into projects without planning, you might be a perceiving learner. Approximately 55% of people are perceiving learners.

Đặc điểm của người học tập linh hoạt: Characteristics of Perceiving Learners

– Thường đưa ra những quyết định hấp tấp. Often make impulsive decisions

– Thay đổi quyết định dựa trên những thông tin mới. Change decisions based on new information

– Không thích cấu trúc và tổ chức. Dislike structure and organization13

– Có xu hướng rất linh hoạt và thích nghi cao. Tend to be very flexible and adaptable

– Đôi khi gặp khó khăn trong việc ra quyết định. Sometimes have trouble making decisions

Kết luận. Final words

Phong cách học tập phát triển theo học thuyết của Jung về Tính cách chỉ đại diện cho một cách tư duy về cách học tập của con người. Mặc dù khái niệm này vẫn phổ biến nhưng nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra nhiều bằng chứng cho thấy việc cung cấp hướng dẫn dựa trên sở thích học tập có thể đưa đến kết quả cải thiện hơn.

The learning styles based on Jung’s theory of personality represent just one way of thinking about how people learn. While the concept of learning styles remains very popular, research has found little evidence to support the idea that offering instruction based upon learning preferences leads to improved learning outcomes.

Nhưng các phong cách học tập có thể vẫn giúp ta cân nhắc về những cách thức khiến ta tận hưởng việc học. Như bạn nhìn thấy ở mỗi phong cách, hãy suy nghĩ về các chiến lược có sức hút nhất với bạn. Khả năng rất cao là bạn sẽ tìm thấy sở thích học tập riêng rút ra từ nhiều phong cách đã đề cập ở trên này.

But learning styles can still be a helpful way to think about some of the ways that you enjoy learning. As you look at each style, think about which strategies appeal the most to you. In all likelihood, you will find that your own unique learning preferences draw upon several learning styles.

Tham khảo. Article Sources

Newton PM, Miah M. Evidence-based higher education – is the learning styles ‘myth’ important?. Front Psychol. 2017;8:444. doi:10.3389/fpsyg.2017.00444

Alcaro A, Carta S, Panksepp J. The affective core of the self: A neuro-archetypical perspective on the foundations of human (and animal) subjectivity. Front Psychol. 2017;8:1424. doi:10.3389/fpsyg.2017.01424

Yang C, Richard G, Durkin M. The association between Myers-Briggs Type Indicator and psychiatry as the specialty choice. Int J Med Educ. 2016;7:4851. doi:10.5116/ijme.5698.e2cd

Smythe WE. The Dialogical Jung: Otherness within the welf. Behav Sci (Basel). 2013;3(4):634-646. doi:10.3390/bs3040634

Fishman I, Ng R, Bellugi U. Do extraverts process social stimuli differently from introverts?. Cogn Neurosci. 2011;2(2):6773. doi:10.1080/17588928.2010.527434

Wilt J, Noftle EE, Fleeson W, Spain JS. The dynamic role of personality states in mediating the relationship between extraversion and positive affect. J Pers. 2012;80(5):12051236. doi:10.1111/j.1467-6494.2011.00756.x

Paulus PB, Baruah J, Kenworthy JB. Enhancing collaborative ideation in organizations. Front Psychol. 2018;9:2024. doi:10.3389/fpsyg.2018.02024

Condon M, Ruth-Sahd L. Responding to introverted and shy students: Best practice guidelines for educators and advisors. Open J Nurs. 2013;03(07):503-515. doi:10.4236/ojn.2013.37069

Cabello R, Fernandez-Berrocal P. Under which conditions can introverts achieve happiness? Mediation and moderation effects of the quality of social relationships and emotion regulation ability on happiness. PeerJ. 2015;3:e1300. doi:10.7717/peerj.1300

Persky AM, Henry T, Campbell A. An exploratory analysis of personality, attitudes, and study skills on the learning curve within a team-based learning environment. Am J Pharm Educ. 2015;79(2):20. doi:10.5688/ajpe79220

Romanelli F, Bird E, Ryan M. Learning styles: A review of theory, application, and best practices. Am J Pharm Educ. 2009;73(1):9. doi:10.5688/aj730109

Jia X, Li W, Cao L, et al. Effect of individual thinking styles on item selection during study time allocation. Int J Psychol. 2018;53(2):83-91. doi:10.1002/ijop.12267

Drummond RJ, Stoddard AH. Learning style and personality type. Percept Mot Skills. 1992;75(1):99-104. doi:10.2466/pms.1992.75.1.99

Nguồn: https://www.verywellmind.com/jungs-theory-of-personality-learning-styles-2795160

Như Trang