Con người ta hình thành đạo đức như thế nào? Câu hỏi này đã thu hút nhiều bậc cha mẹ, những nhà lãnh đạo tôn giáo và các triết gia qua hàng bao nhiêu năm, nhưng sự phát triển của đạo đức nay đã trở thành một chủ đề nóng bỏng tay trong cả tâm lý học và giáo dục. Tác động của cha mẹ hay xã hội đóng vai trò lớn hơn trong sự hình thành đạo đức của con trẻ? Có phải tất cả mọi trẻ đều hình thành các quy chuẩn đạo đức như nhau?

How do people develop morality? This question has fascinated parents, religious leaders, and philosophers for ages, but moral development has also become a hot-button issue in psychology and education.1 Do parental or societal influences play a greater role in moral development? Do all kids develop morality in similar ways?

Nguồn: RAND Corporation

Một trong những học thuyết nổi tiếng nhất, đi sâu tìm hiểu những câu hỏi cơ bản nhất này được xây dựng bởi nhà tâm lý học Lawrence Kohlberg. Công trình của ông đã giúp làm rõ và mở rộng những công trình nghiên cứu trước đó của Jean Piaget nhằm xây dựng một học thuyết giúp giải thích cách trẻ hình thành suy luận về đạo đức.

One of the best-known theories exploring some of these basic questions was developed by psychologist Lawrence Kohlberg.2 His work modified and expanded upon Jean Piaget’s previous work to form a theory that explained how children develop moral reasoning.

Nguồn: Alchetron

Piaget đã mô tả  một quá trình phát triển hai giai đoạn của đạo đức. Kohlberg đã mở rộng học thuyết của Piaget, cho rằng sự phát triển của đạo đức là một quá trình liên tục tiếp diễn trong cả đời. Học thuyết của ông mô tả 6 giai đoạn phát triển của đạo đức trong 3 cấp độ.

Piaget described a two-stage process of moral development.3 Kohlberg extended Piaget’s theory, proposing that moral development is a continual process that occurs throughout the lifespan. His theory outlines six stages of moral development within three different levels.

Trong những năm gần đây, học thuyết của Kohlberg đã nhận nhiều chỉ trích vì quá chú trọng vào góc nhìn phương tây với một sự thiên vị hướng dành cho đàn ông (ngay từ đầu ông chỉ tuyển nam giới tham gia nghiên cứu) và thế giới quan hạn hẹp chỉ dựa trên hệ thống giá trị và quan điểm của tầng lớp trung thượng lưu trong xã hội.

In recent years, Kohlberg’s theory has been criticized as being Western-centric with a bias toward men (he primarily used male research subjects) and with having a narrow worldview based on upper-middle-class value systems and perspectives.

Thế tiến thoái lưỡng nan trong đạo đức của Heinz. The Heinz Dilemma

Kohlberg dựa vào một chuỗi các thế tiến thoái lưỡng nan trong đạo đức ghi nhận được ở các đối tượng tham gia nghiên cứu để xây dựng học thuyết của mình. Tham dự viên cũng được phỏng vấn nhằm xác định quá trình nhận thức và suy luận đằng sau những nhận xét của họ cho từng trường hợp.

Kohlberg based his theory on a series of moral dilemmas presented to his study subjects. Participants were also interviewed to determine the reasoning behind their judgments of each scenario.4

Nguồn: YouTube

Một ví dụ ở đây là ví dụ về trường hợp “Heinz trộm thuốc”. Cụ thể, một người phụ nữ bị mắc bệnh ung thư và bác sĩ điều trị tin rằng chỉ có một loại thuốc có thể cứu cô. Loại thuốc này được chế tạo bởi một dược sĩ tại địa phương và ông cũng có thể làm ra một liều thuốc chỉ với $200 và bán ra với giá $2000 một liều. Heinz, chồng của người phụ nữ, chỉ lo được $1000 để mua thuốc.

One example was “Heinz Steals the Drug.” In this scenario, a woman has cancer and her doctors believe only one drug might save her. This drug had been discovered by a local pharmacist and he was able to make it for $200 per dose and sell it for $2,000 per dose. The woman’s husband, Heinz, could only raise $1,000 to buy the drug.

Anh này cố thương lượng với người dược sĩ kia để mua với giá thấp hơn hoặc cho khất nợ để anh ta trả dần. Nhưng người dược sỹ từ chối bán nó với giá thấp hơn và cũng không chấp nhận chia ra trả nhiều lần. Bị cự tuyệt, Heinz đã đột nhập vào tiệm thuốc và lấy cắp thuốc để cứu vợ mình. Kohlberg đặt ra câu hỏi “Người chồng nên hay không nên làm như vậy?”

He tried to negotiate with the pharmacist for a lower price or to be extended credit to pay for it over time. But the pharmacist refused to sell it for any less or to accept partial payments. Rebuffed, Heinz instead broke into the pharmacy and stole the drug to save his wife. Kohlberg asked, “Should the husband have done that?”

Kohlberg không quan tâm nhiều đến câu trả lời rằng Heinz đúng hay sai mà cái ông muốn đào sâu là quá trình suy luận trong mỗi quyết định ở tham dự viên. Sau đó ông phân nhóm những loại suy luận này vào các giai đoạn trong học thuyết phát triển đạo đức của mình.

Kohlberg was not interested so much in the answer to whether Heinz was wrong or right but in the reasoning for each participant’s decision. He then classified their reasoning into the stages of his theory of moral development.5

Cấp độ 1: Đạo đức tiền quy ước. Level 1. Preconventional Morality

Những giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển đạo đức, sự phục tùng và trừng phạt là đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể xuất hiện dạng suy luận này. Ở giai đoạn này, Kohlberg cho rằng, con người ta thấy những quy tắc luôn mang tính cố định và chuẩn chỉnh. Tuân theo những quy tắc này là vô cùng quan trọng vì nó là công cụ giúp ta tránh khỏi bị trừng phạt.

The earliest stages of moral development, obedience and punishment, are especially common in young children, but adults are also capable of expressing this type of reasoning. At this stage, Kohlberg says, people see rules as fixed and absolute.6 Obeying the rules is important because it is a means to avoid punishment.

Nguồn: BabyCouture

Ở những nền văn hóa cá nhân và trong giai đoạn trao đổi của sự phát triển đạo đức, trẻ hình thành những quan điểm và phán đoán cá nhân dựa trên cách chúng đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Trong thế tiến thoái lưỡng nan của Heinz, trẻ cho rằng hành động đúng đắn nhất là lựa chọn giúp giải quyết nhu cầu của Heinz tốt nhất. Thời điểm này, có thể nhân nhượng, nhưng chỉ khi nào nó đáp ứng những mối bận tâm của chính chủ thể.

At the individualism and exchange stage of moral development, children account for individual points of view and judge actions based on how they serve individual needs. In the Heinz dilemma, children argued that the best course of action was the choice that best served Heinz’s needs. Reciprocity is possible at this point in moral development, but only if it serves one’s own interests.

Cấp độ 2. Đạo đức quy ước. Level 2. Conventional Morality

Thường được gọi là định hướng “Con ngoan trò giỏi”, giai đoạn tương tác liên nhân trong quá trình phát triển đạo đức này tập trung vào việc sống làm sao để đáp ứng được kỳ vọng và quy tắc của xã hội. Tập trung nhấn mạnh vào sự tuân thủ, hành xử “tử tế” và cân nhắc sự ảnh hưởng của những quyết định mình đưa ra lên các mối quan hệ.

Often referred to as the “good boy-good girl” orientation, the stage of the interpersonal relationship of moral development is focused on living up to social expectations and roles.6 There is an emphasis on conformity, being “nice,” and consideration of how choices influence relationships.

Giai đoạn này tập trung vào duy trì trật tự xã hội. Ở giai đoạn này, con người ta bắt đầu coi xã hội là một khối tổng thể khi đưa ra những nhận định. Tâm điểm ở đây là duy trì luật lệ và trật tự bằng cách làm theo những quy tắc, hoàn thành chức trách của bản thân và tôn trọng tầng lớp cầm quyền.

This stage is focused on maintaining social order. At this stage of moral development, people begin to consider society as a whole when making judgments. The focus is on maintaining law and order by following the rules, doing one’s duty, and respecting authority.

Cấp độ 3. Đạo đức hậu quy ước. Level 3. Postconventional Morality

Những ý tưởng về một khế ước xã hội và quyền của từng cá nhân khiến con người ta bắt đầu hình thành những giá trị, ý kiến và niềm tin về người khác trong giai đoạn này. Những quy tắc luật lệ là rất quan trọng để duy trì một xã hội, những các thành viên trong xã hội ấy nên thống nhất với nhau về những tiêu chuẩn này.

The ideas of a social contract and individual rights cause people in the next stage to begin to account for the differing values, opinions, and beliefs of other people.6 Rules of law are important for maintaining a society, but members of the society should agree upon these standards.

Cấp độ cuối cùng trong chuỗi suy luận về đạo đức của Kohlberg dựa trên những nguyên lý đạo đức tổng quát, và quá trình suy luận trừu tượng. Ở giai đoạn này, con người ta làm theo những nguyên tắc nội tại trong họ về tính công bằng, thậm chí ngay cả khi họ có xung đột với những quy tắc và luật lệ ngoại tại.

Kohlberg’s final level of moral reasoning is based on universal ethical principles and abstract reasoning. At this stage, people follow these internalized principles of justice, even if they conflict with laws and rules.

Phê bình. Criticisms

Học thuyết của Kohlberg có liên đới với quá trình tư duy về đạo đức, nhưng vẫn có một khác biệt lớn lao giữa việc nhận thức về cái ta nên làm và cái ta thực sự làm. Suy luận về đạo đức, vì vậy, có thể không đưa đến những hành vi đạo đức. Đây chỉ là một trong nhiều phê bình cho học thuyết của Kohlberg.

Kohlberg’s theory is concerned with moral thinking, but there is a big difference between knowing what we ought to do versus our actual actions. Moral reasoning, therefore, may not lead to moral behavior. This is just one of the many criticisms of Kohlberg’s theory.

Những nhà phê bình đã chỉ ra rằng học thuyết của Kohlberg đã nhấn mạnh quá đà quan niệm về công bằng khi đưa ra những quyết định đạo đức. Những yếu tố như tình yêu thương, chăm sóc và những cảm xúc ta dành cho người khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình suy luận về đạo đức.

Critics have pointed out that Kohlberg’s theory of moral development overemphasizes the concept of justice when making moral choices. Factors such as compassion, caring, and other interpersonal feelings may play an important part in moral reasoning.7

Học thuyết của Kohlberg có nhấn mạnh quá đà triết học Tây phương? Những nền văn hóa cá nhân đặt trọng tâm vào quyền cá nhân, trong khi những nền văn hóa tập thể nhấn mạnh tầm quan trọng của xã hội và cộng đồng. Những nền văn hóa tập thể, văn hóa Á Đông có thể có những cái nhìn khác về đạo đức mà học thuyết của Kohlberg chưa khai thác được.

Does Kohlberg’s theory overemphasize Western philosophy? Individualist cultures emphasize personal rights, while collectivist cultures stress the importance of society and community. Eastern, collectivist cultures may have different moral outlooks that Kohlberg’s theory does not take into account.

Thế tiến thoái lưỡng nan của Kohlberg có khả năng ứng dụng không? Hầu hết những đối tượng nghiên cứu của ông đều dưới 16 tuổi, họ là những người chưa hề có trải nghiệm hôn nhân. Thế tiến thoái lưỡng nan của Heinz có thể quá trừu tượng và khó hiểu với trẻ, và kịch bản áp dụng nhiều hơn ví dụ này vào những mối quan tâm thường ngày đã dẫn đến những kết quả khác nhau.

Were Kohlberg’s dilemma’s applicable? Most of his subjects were children under the age of 16 who obviously had no experience with marriage. The Heinz dilemma may have been too abstract for these children to understand, and a scenario more applicable to their everyday concerns might have led to different results.

Những nhà phê bình Kohlber, trong đó có Carol Gilligan, cho rằng học thuyết của Kohlberg hơi bị thiên vị giới tính vì tất cả đối tượng nghiên cứu của ông đều là nam giới. Kohlberg tin rằng phụ nữ có khuynh hướng duy trì ở cấp độ ba của quá trình vì họ đặt nhiều trọng tâm hơn lên những thứ như mối quan hệ xã hội và phúc lợi của những người khác.

Kohlberg’s critics, including Carol Gilligan, have suggested that Kohlberg’s theory was gender-biased since all of the subjects in his sample were male.8 Kohlberg believed that women tended to remain at the third level of moral development because they place a stronger emphasis on things such as social relationships and the welfare of others.

Gilligan thay vào đó lại cho rằng học thuyết của Kohlberg đã nhấn mạnh quá mức những khái niệm như công lý và không chỉ ra một cách đầy đủ quá trình suy luận về đạo đức dựa trên những nguyên lý và luân lý về sự chăm sóc và quan tâm dành cho người khác.

Gilligan instead suggested that Kohlberg’s theory overemphasizes concepts such as justice and does not adequately address moral reasoning founded on the principles and ethics of caring and concern for others.

Nguồn: Pinterest

Tham khảo. Article Sources

Lapsley D. Moral agency, identity and narrative in moral development. Hum Dev. 2010;53(2):87-97. doi:10.1159/000288210

Elorrieta-Grimalt M. A critical analysis of moral education according to Lawrence Kohlberg. Educación y Educadores. 2012;15(3):497-512. doi:10.5294/edu.2012.15.3.9

Scott H, Cogburn M. Piaget. In: StatPearls [Internet]. StatPearls Publishing, updated May 24, 2020.

American Psychological Association. Heinz dilemma. Published 2018.

American Psychological Association. Kohlberg’s theory of moral development. Published 2018.

Kohlberg L, Kohlberg L. Essays On Moral Development. Harper & Row, 1985.

Gibbs J. Moral Development And Reality. 4th ed. Oxford University Press, 2019.

Gilligan C. In A Different Voice. Harvard University Press, 2016.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/kohlbergs-theory-of-moral-development-2795071#the-heinz-dilemma

Như Trang.