Hiệu ứng phản dược, còn được gọi là phản ứng phản dược, xảy ra khi những mong đợi tiêu cực của một người dành cho quá trình trị liệu đưa đến những tác dụng phụ tiêu cực. Một ví dụ về phản ứng phản dược là khi một người cứ nghĩ rằng thuốc điều trị sẽ gây ra phản ứng phụ không tốt và rồi họ gặp đúng những tác dụng phụ khó chịu này, dù rằng loại thuốc mà họ được cho uống thực sự chỉ là một chất trơ, vốn chẳng có ảnh hưởng nào lên cơ thể.

The nocebo effect, also known as the nocebo response, happens when a person’s negative expectations of treatment lead to negative side effects. An example of a nocebo response would be a person expecting that the medication will cause negative side effects and then having those unpleasant side effects even though the medication that they are taking is actually an inert substance.

Nguồn: The Irish Times

Con người ta thường quen thuộc hơn với bản sao đối nghịch của hiệu ứng này, đó là hiệu ứng giả dược. Trong các nghiên cứu y khoa, một nhóm các tham dự viên gọi là nhóm điều trị sẽ được cho tham gia một hình thức điều trị giả vờ, thường là họ sẽ được cho uống một viên đường có hình dạng như thuốc viên, và họ tin là mình đang được điều trị thật. Vì tin là mình đang được điều trị thật nên tham dự viên đôi lúc sẽ cho thấy tiến triển tích cực như cảm thấy khỏe hơn hoặc các triệu chứng được cải thiện.

People tend to be more familiar with the nocebo effect’s counterpart, the placebo effect. In medical studies, a group of participants known as the control group will be given a sham treatment, often a sugar pill, that they believe is the real treatment. As a result of believing that the treatment is real, participants will sometimes have positive results such as feeling better or an improvement in their symptoms.

Nguyên nhân, ví dụ và nghiên cứu về hiệu ứng giả dược. The Placebo Effect Causes, Examples, and Research

Trong hiệu ứng giả dược, con người ta sẽ xuất hiện những hiệu ứng tích cực chính nhờ vào những mong đợi tích cực từ chính bản thân. Hiệu ứng phản dược thì ngược lại với người anh em của mình. Về cơ bản, việc cho rằng tác dụng phụ có thể xuất hiện sẽ khiến con người ta thực sự gặp phải những tác dụng phụ này, thậm chí ngay cả khi chẳng hề có hình thức điều trị thực sự nào tồn tại.

In the placebo effect, people experience positive effects as a result of their positive expectations. The nocebo effect is its opposing counterpart. The suggestion that there might be side effects leads people to actually experience those side effects, even when the treatment isn’t real.

Trong khi hiệu ứng giả dược khiến một người cảm thấy khá hơn so với kết quả điều trị thực tế thì hiệu ứng phản dược lại khiến chủ thể cảm thấy tệ hơn.

Where the placebo effect makes a person feel better beyond the actual therapeutic effects of the treatment, a nocebo effect causes people to feel worse.

Các triệu chứng. Symptoms

Những tác dụng không mong muốn có thể khác nhau tùy theo từng người, và có thể không do sự góp phần dược lý học của thuốc, và không lệ thuộc vào liều lượng.

Adverse effects can vary from one individual to the next, cannot be attributed to the pharmacological activity of the drug, and are not dependent upon the dose.

Hiệu ứng phản dược thường có các triệu sau: Nocebo effect symptoms often include:

– Uể oải. Drowsiness

– Buồn nôn. Nausea

– Chóng mặt. Dizziness

– Khó tập trung. Difficulty concentrating

– Đau đầu. Headache

– Mất ngủ. Insomnia

– Mệt mỏi. Fatigue

– Ngứa ngáy. Itching

– Sưng phù. Bloating

– Đau dạ dày. Stomach pains

– Chán ăn. Loss of appetite1

Điều quan trọng cần lưu ý là những tác dụng phụ này là đặc thù cho từng cá nhân và có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố.

It is important to note that these side effects are unique to the individual and may be influenced by a variety of factors.

Ví dụ. Examples

Một vài ví dụ về hiệu ứng phản dược nhìn thấy trong các nghiên cứu:

Some examples of the nocebo effect that have been observed in research:

– Đau đầu: Một nghiên cứu phát hiện ra rằng hiệu ứng phản dược thường phổ biến trong các nghiên cứu tập trung vào điều trị và dự phòng đau đầu. Vì tham dự viên gặp phải hiệu ứng phản dược cũng có khả năng bỏ tham gia nghiên cứu cao, nên điều này cũng có thể gây ảnh hưởng lên quá trình nhận định và phân tích các thử nghiệm lâm sàng.

Headaches: One study found that nocebo effects were prevalent in studies focusing on headache treatment and prevention.2 Because participants who had a nocebo response were also more likely to dropout, it was more likely to also affect the interpretation of clinical trials.

– Đau nhức: Hiệu ứng phản dược có thể đóng một vai trò nhất định lên mức độ cảm nhận cơn đau của người bệnh. Các thử nghiệm lâm sàng tập trung vào hiệu ứng phản dược trong điều trị đau nhức cũng cho thấy rằng những ai xuất hiện phản ứng phản dược sẽ có khả năng bỏ tham gia thử nghiệm nhiều hơn.

Pain: The nocebo effect can also play a role in how people perceive pain. Clinical trials focus on the nocebo effect in pain treatment also showed that those who had negative nocebo responses were more likely to quit the trial.3

Phản ứng với thuốc: Một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng có khá nhiều người (bao gồm cả người tiếp nhận dịch vụ và người cung cấp dịch vụ y tế) có thái độ tiêu cực với hiệu quả của các thuốc generic. Nghiên cứu phát hiện ra rằng người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn hơn với các thuốc generic do bởi những mong đợi tiêu cực trong họ.

Drug Response: Another study found that a high number of people (including health consumers and medical professionals) have negative attitudes toward the efficacy of generic drugs. The study found that people may be more likely to experience more side effects in response to generic drugs due to these negative expectations.4

Những hiệu ứng như thế này thường không chỉ giới hạn trong các thí nghiệm nghiên cứu hay thử nghiệm lâm sàng. Hiệu ứng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong bối cảnh điều trị thực tế nơi bệnh nhân trực tiếp tiếp nhận điều trị.

Such effects are not confined to research labs or clinical trials. The nocebo effect has the potential to cause serious consequences in real-world medical settings where people receive care.

Nói như vậy nghĩa là, một số thuốc generic thực sự có gây ra nhiều tác dụng phụ hơn hoặc ít hiệu quả hơn các biệt dược gốc (còn gọi là thuốc phát minh) vì sự biến động trong thành phần công thức, vậy nên cũng khó để phân biệt đâu là tác dụng phụ thật đâu là hiệu ứng phản dược.

That said, some generics do indeed cause a greater number of side effects or lack the efficacy of the brand name because of variability in formulation and ingredients, so it may be hard to differentiate between actual, real adverse effects and the nocebo effect.

Giải thích. Explanations

Lý giải chính xác cho hiệu ứng phản dược vẫn chưa được đúc kết rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng lên khả năng xuất hiện của hiệu ứng này. Bao gồm:

The exact explanations for the nocebo effect are not well understood, but researchers have found that a few factors influence how likely it is to occur. These include:

– Các bác sĩ và điều dưỡng trao đổi về những ảnh hưởng của quá trình điều trị: Những lời nhận định thể hiện sự thiếu chắc chắn, sử dụng từ ngữ chuyên môn, khẳng định mơ hồ, và nhấn mạnh vào những điều tiêu cực đều là những việc làm khiến người bệnh dễ gặp phải hiệu ứng phản dược hơn.

How doctors and nurses talk about the effects of treatment: Suggestions that express uncertainty, using technical jargon, ambiguous statements, and emphasizing the negative are all practices that can increase the nocebo effect.5

– Chi phí: Nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí điều trị có thể ảnh hưởng lên nhận thức của người bệnh về mức độ hiệu quả của nó.

Cost: Research has shown that the cost of medication can influence perceptions of how effective it is.6

– Mong đợi của người bệnh: Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần thông báo người bệnh phải uống một loại thuốc nào đó cũng đủ để gây tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí ngay cả khi thuốc thực sự chưa hề đến tay bệnh nhân.

Patient expectations: Research has shown that just announcing that a drug will be given can lead to side effects, even if the drug is not actually administered.

– Các trải nghiệm với điều trị trong quá khứ: Người đã từng gặp phải những tác dụng không mong muốn từ một hình thức điều trị tương tự trong quá khứ có thể sẽ nghĩ rằng hình thức điều trị  sắp tới cũng sẽ có tác dụng tiêu cực tương tự.

Past experience with treatment: People who have had negative side effects in the past from similar treatments may expect that future treatment will have the same negative side effects.

Thách thức. Challenges

Các nhà nghiên cứu thấy rằng hiện tượng này vừa phổ biến vừa nghiêm trọng đến mức kinh ngạc. Nó có thể có một tác động quan trọng lên cả nghiên cứu và điều trị, và rằng đây là điều mà cả các nhà nghiên cứu và các chuyên gia y tế cần phải cân nhắc.

Researchers have found that the phenomenon is both surprisingly common and serious.5 It can have an important impact on both research and treatment, suggesting that it is something that requires consideration from scientists and medical practitioners.

Cam kết đồng thuận. Informed Consent

Điều này có thể tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan về y đức cho các bác sĩ, điều dưỡng, các nhà tâm lý và những chuyên gia y tế khác. Nói với người bệnh về tất cả những nhược điểm tiềm ẩn của quá trình điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ hoặc khiến nó trở nên tồi tệ hơn, nhưng không nói với họ về những điều này thì sẽ lại phi phạm quy tắc về cam kết đồng thuận điều trị.

This can create an ethical dilemma for doctors, nurses, psychologists, and other healthcare professionals. Telling people about all of the potential downsides of treatment may cause those negative effects to happen or make them worse, but not telling people about these effects would violate rules about informed consent.

Nguồn: NewsBeezer

Cam kết đồng thuận giữa nhà trị liệu và bệnh nhân đòi hỏi các bác sĩ và các nhà nghiên cứu phải thông báo với bệnh nhân và các đối tượng nghiên cứu về tất cả những tác dụng phụ tiềm tàng khi uống một loại thuốc hoặc tham gia một hình thức điều trị. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc nêu ra cho người bệnh một danh sách các tác dụng phụ tiềm tàng có thể làm gia tăng khả năng xuất hiện phản ứng phản dược. Nói cách khác, mô tả những gì có thể diễn ra có thể làm thay đổi trải nghiệm thực sự những điều đó ở người bệnh.

Informed consent requires that doctors and researchers inform patients and subjects of any possible adverse side effects when taking a medication or undergoing treatment. Researchers suggest, however, that presenting people with a list of potential side effects can increase the likelihood of a nocebo response.7 In other words, describing what might happen actually has the effect of changing what people experience.

Tuân thủ điều trị. Treatment Adherence

Hiệu ứng phản dược cũng có thể gây tác động tiêu cực lên quá trình tuân thủ điều trị ở bệnh nhân cũng như tỷ lệ bỏ tham gia trong các nghiên cứu. Con người ta sẽ ít có khả năng tiếp tục điều trị nếu họ gặp phải những tác dụng phụ khó chịu, dù sự thật là những tác dụng phụ này thực sự là do những mong đợi của họ chứ không do bản thân quá trình điều trị. Tham dự viên trong các nghiên cứu cũng có thể bỏ tham gia nghiên cứu giữa chứng nếu họ xuất hiện hiệu ứng phản dược.

The fact that the nocebo effect causes negative outcomes can also have an effect on treatment compliance and research dropout rates. People may be less likely to continue taking treatment if they are having unpleasant side effects, regardless of the fact that those side effects are actually related to expectations and not to the effects of the treatment itself. Participants in research studies may also be more likely to drop out of the study if they experience nocebo effects.

Làm trầm trọng những tác dụng phụ khó chịu. Worsening of Negative Side Effects

Nói với ai đó rằng họ có thể gặp phải những tác dụng phụ từ một hình thức điều trị nào đó có thể thực sự làm xuất hiện phản ứng phản dược khiến những tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ trong một nghiên cứu, người ta nói với một số tham dự viên rằng bài kiểm tra độ linh hoạt của cơ thể sẽ gây đau đớn, còn những người khác thì không. Sau bài kiểm tra, những người bị cảnh báo là sẽ bị đau ghi nhận mức độ đau cao hơn đáng kể so với những người không nhận được cảnh báo này.

Telling people that they might have side effects from a particular treatment may actually lead to nocebo responses that make these negative outcomes worse. In one study, for example, some participants were told that a flexibility test might cause pain while others were not told this. After the test, those who had been told that the test might be painful reported experiencing significantly higher levels of pain than those in the other group.8

Vì lẽ đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ và trị liệu viên nên cân nhắc tác động ghê ghớm mà các diễn tiến và mong đợi trong nhận thức của bệnh nhân gây ra trong cách họ trải nghiệm các cơn đau. Người nào sợ việc điều trị sẽ gây đau rồi rốt cuộc sẽ né tránh quá trình điều trị.

Because of this, researchers caution that doctors and therapists should consider the powerful impact that cognitive processes and expectations can have on the experience of pain. People who fear that treatment will cause pain may end up avoiding treatment.

Kết luận. Final thoughts.

Hiệu ứng phản dược có thể tác động nghiêm trọng lên cảm nhận của chủ thể sau một quá trình điều trị, vậy nên các chuyên gia y tế nên cảnh báo trước với người bệnh khi đưa ra các lựa chọn điều trị cho họ. Hiện tượng này cũng là một ví dụ cực kỳ điển hình cho thấy sự ảnh hưởng của những suy nghĩ tiêu cực lên sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Khi bạn đang tham gia vào một quá trình điều trị hay uống một loại thuốc nào đó, việc tập trung vào những lợi ích tích cực bạn có thể đạt được sẽ tốt hơn nhiều so với việc cứ lo lắng về những tác dụng phụ tiêu cực.

The nocebo effect can have a serious impact on how people feel after a treatment, so healthcare professionals should use caution when presenting treatment options. This phenomenon is also a powerful example of how negative thinking can influence your health and well-being. When you are undergoing treatment or taking a medication, it may be more helpful to focus on the potential positive benefits rather than worrying about the possible negative side effects.

Nguồn: The Scientist Magazine

Tham khảo. Article Sources

Planès S, Villier C, Mallaret M. The nocebo effect of drugs. Pharmacol Res Perspect. 2016;4(2):e00208. doi:10.1002/prp2.208

Mitsikostas DD, Mantonakis LI, Chalarakis NG. Nocebo is the enemy, not placebo. A meta-analysis of reported side effects after placebo treatment in headaches. Cephalalgia. 2011;31(5):550-61. doi:10.1177/0333102410391485

Cepeda MS, Lobanov V, Berlin JA. Use of ClinicalTrials.gov to estimate condition-specific nocebo effects and other factors affecting outcomes of analgesic trials. J Pain. 2013;14(4):405-11. doi:10.1016/j.jpain.2012.12.011

Faasse K, Petrie KJ. The nocebo effect: patient expectations and medication side effects. Postgrad Med J. 2013;89(1055):540-6. doi:10.1136/postgradmedj-2012-131730

 Häuser W, Hansen E, Enck P. Nocebo phenomena in medicine: their relevance in everyday clinical practice. Dtsch Arztebl Int. 2012;109(26):459-65. doi:10.3238/arztebl.2012.0459

Tinnermann A, Geuter S, Sprenger C, Finsterbusch J, Büchel C. Interactions between brain and spinal cord mediate value effects in nocebo hyperalgesia. Science. 2017;358(6359):105-108. doi:10.1126/science.aan1221

Wells RE, Kaptchuk TJ. To tell the truth, the whole truth, may do patients harm: the problem of the nocebo effect for informed consent. Am J Bioeth. 2012;12(3):22-9. doi:10.1080/15265161.2011.652798

Pfingsten M, Leibing E, Harter W, et al. Fear-avoidance behavior and anticipation of pain in patients with chronic low back pain: a randomized controlled study. Pain Med. 2001;2(4):259-66. doi:10.1046/j.1526-4637.2001.01044.x

Nguồn: https://www.verywellmind.com/nocebo-effect-4796628

Như Trang