Rối loạn phân liệt cảm xúc là một bệnh lý tâm thần mãn tính bao gồm các triệu chứng của cả chứng tâm thần phân liệt và một rối loạn khí sắc như rối loạn trầm cảm dạng điển hình hay rối loạn lưỡng cực. Trong thực tế, nhiều người mắc tâm thần phân liệt lúc đầu bị chẩn đoán nhầm thành trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.
Schizoaffective disorder is a chronic mental health condition that involves symptoms of both schizophrenia and a mood disorder like major depressive disorder or bipolar disorder. In fact, many people with schizophrenia are incorrectly diagnosed at first with depression or bipolar disorder.

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn rằng rối loạn phân liệt cảm xúc có liên quan chính đến tâm thần phân liệt hay một rối loạn khí sắc. Nhưng nó thường được nhìn nhận và điều trị như một dạng kết hợp của hai bệnh lý trên.
Scientists don’t know for sure if schizoaffective disorder is related mainly to schizophrenia or a mood disorder. But it’s usually viewed and treated as a combination of both conditions.
Số người mắc rối loạn phân liệt cảm xúc khá ít– khoảng 0.3% tổng dân số. Nó ảnh hưởng như nhau lên nam và nữ giới, nhưng nam giới thường mắc từ độ tuổi trẻ hơn. Y bác sỹ có thể can thiệp điều trị, nhưng hầu hết người chẩn đoán mắc bệnh này đều hay bị tái phát. Người nào có tần suất mắc thường xuyên căn bệnh này cũng dễ gặp vấn đề về sử dụng chất ma túy.
Only a tiny number of people get schizoaffective disorder — .03% of the population. It’s equally likely to affect men and women, but men usually get it at a younger age. Doctors can help manage it, but most people diagnosed with it have relapses. People who have it often have problems with substance use as well.
Các dạng rối loạn phân liệt cảm xúc. Types of Schizoaffective Disorder
Có hai dạng. Mỗi dạng có một số triệu chứng của tâm thần phân liệt như sau: There are two types. Each has some schizophrenia symptoms:
Dạng lưỡng cực: Xuất hiện các đợt hưng cảm và đôi lúc có cả trầm cảm dạng điển hình. Bipolar type: Episodes of mania and sometimes major depression
Dạng trầm cảm: Chỉ xuất hiện các đợt trầm cảm dạng điển hình. Depressive type: Only major depressive episodes
Các triệu chứng Rối loạn phân liệt cảm xúc. Symptoms of Schizoaffective Disorder
Các triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều ở mỗi cá nhân và có thể dao động mức độ từ nhẹ đến nặng. Bao gồm:
The symptoms may vary greatly from one person to the next and may be mild or severe. They may include:
– Hoang tưởng (Những niềm tin kỳ lại, sai lệch mà người bệnh không muốn từ bỏ, thậm chí ngay cả khi họ tiếp nhận thông tin đúng). Delusions (false, sometimes strange beliefs that the person refuses to give up, even when they get the facts)
– Các triệu chứng trầm cảm (cảm thấy trống rỗng, buồn bã, hoặc vô dụng). Depression symptoms (feeling empty, sad, or worthless)
– Ảo giác (cảm giác những thứ không có thật, như nghe thấy những giọng nói bên tai). Hallucinations (sensing things that aren’t real, such as hearing voices)
– Thiếu chăm sóc bản thân (không giữ vệ sinh hoặc chăm chút ngoại hình). Lack of personal care (not staying clean or keeping up appearance)
– Hưng cảm hoặc đột ngột tăng năng lượng/niềm vui, suy nghĩ nhanh, và những hành vi nguy hiểm. Mania or sudden, out-of-character jumps in energy levels or happiness, racing thoughts, or risky behavior
– Gặp vấn đề trong ăn nói và giao tiếp, chỉ đưa câu trả lời nhát gừng, hoặc trả lời không liên quan. (Bác sĩ gọi đây là tình trạng tư duy lộn xộn.) Problems with speech and communication, only giving partial answers to questions, or giving answers that are unrelated. (The doctor may call this disorganized thinking.)
– Gặp rắc rối ở chỗ làm, trường học hoặc trong các tương tác xã hội. Trouble at work, school, or in social settings

Nguyên nhân. Causes of Schizoaffective Disorder
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác căn nguyên bệnh. Các yếu tố nguy cơ của căn bệnh này bao gồm:
Scientists don’t know the exact cause. Risk factors for schizoaffective disorder include:
– Gen di truyền: Bạn có thể được di truyền những đặc tính có liên đới với rối loạn phân liệt cảm xúc từ cha mẹ.
Genetics: You may inherit a tendency to get features linked to schizoaffective disorder from your parents.
Kết cấu và hoạt động của các chất hóa học trong não: nếu bạn mắc tâm thần phân liệt và rối loạn khí sắc, các mạch trong não kiểm soát tâm trạng và suy nghĩ của bạn có thể đang gặp vấn đề. Tâm thần phân liệt cũng có liên quan chặt chẽ với lượng dopamine thấp, dopamine là một chất hóa học trong não giúp quản lý các nhiệm vụ này.
Brain chemistry and structure: If you have schizophrenia and mood disorders, you might have problems with brain circuits that manage mood and thinking. Schizophrenia is also tied to lower levels of dopamine, a brain chemical that also helps manage these tasks.
– Môi trường: Một số nhà khoa học nghĩ rằng những thứ như lây nhiễm virus hoặc các tình huống căng thẳng cực độ có thể góp phần quyết định một người có mắc rối loạn phân liệt cảm xúc hay không nếu bạn đang ở ngưỡng nguy cơ mắc cao. Việc này xảy ra như thế nào vẫn chưa được tìm hiểu rõ.
Environment: Some scientists think things like viral infections or highly stressful situations could play a part in getting schizoaffective disorder if you’re at risk for it. How that happens isn’t clear.
– Sử dụng ma túy: Sử dụng các loại thuốc làm thay đổi tâm trạng (Bác sĩ gọi đây là các thuốc hướng thần)
Drug use: Taking mind-altering drugs. (Your doctor may call them psychoactive or psychotropic drugs.)
Rối loạn phân liệt cảm xúc thường bắt đầu từ cuối thời thanh thiếu niên hoặc đầu thời kỳ trưởng thành, thường là từ 16 đến 30 tuổi. Căn bệnh này xuất hiện tần suất cao hơn một chút ở nữ giới so với đàn ông. Khá hiếm gặp ở trẻ em.
Schizoaffective disorder usually begins in the late teen years or early adulthood, often between ages 16 and 30. It seems to happen slightly more often in women than in men. It’s rare in children.
Vì rối loạn phân liệt cảm xúc kết hợp triệu chứng của cả hai bệnh lý tâm thần, nên nó dễ bị nhầm với các rối loạn loạn thần và khí sắc khác. Kết quả là, rất khó để biết được có bao nhiêu người thực sự mắc rối loạn phân liệt cảm xúc. Có lẽ cũng vì nó ít phổ biến hơn hai bệnh lý kia.
Because schizoaffective disorder combines symptoms that reflect two mental illnesses, it’s easily confused with other psychotic or mood disorders. Some doctors may diagnose schizophrenia. Others may think it’s a mood disorder. As a result, it’s hard to know how many people actually have schizoaffective disorder. It’s probably less common than either schizophrenia or mood disorders alone.
Chẩn đoán Rối loạn phân liệt cảm xúc. Diagnosis of Schizoaffective Disorder
Không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán ra được rối loạn phân liệt cảm xúc. Vậy nên các bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh và những thông tin bạn cung cấp qua các bảng hỏi. (Bác sỹ gọi đây là một buổi phỏng vấn bệnh). Họ cũng sử dụng nhiều kỹ thuật như chụp quét não (như MRI) và xét nghiệm máu nhằm loại trừ các bệnh lý khác ra khỏi căn nguyên của những triệu chứng này.
There are no laboratory tests to specifically diagnose schizoaffective disorder. So doctors rely on your medical history and your answers to certain questions. (Doctors call this the clinical interview.) They also use various tests such as brain imaging (like MRI scans) and blood tests to make sure that another type of illness isn’t causing your symptoms.
Nếu bác sĩ không tìm ra các nguyên do nào về thể chất thì họ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý. Những chuyên gia sức khỏe tâm thần này được đào tạo để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tâm thần.
If the doctor finds no physical cause, they may refer you to a psychiatrist or psychologist. These mental health professionals are trained to diagnose and treat mental illnesses. They use specially designed interview and assessment tools to evaluate a person for a psychotic disorder.
Để chẩn đoán mắc rối loạn phân liệt cảm xúc, bạn phải có:
In order to get diagnosed with schizoaffective disorder, you must have:
– Xuất hiện các khoảng thời giam bệnh lý liên tục. Periods of uninterrupted illness
– Một đợt loạn thần, trầm cảm điển hình hoặc kết hợp cả hai. An episode of mania, major depression, or a mix of both
Các triệu chứng tâm thần phân liệt. Symptoms of schizophrenia
Có ít nhất hai đợt xuất hiện các triệu chứng loạn thần, mỗi đợt khoảng kéo dài hai tuần. Một trong những pha nay phải xuất hiện độc lập, không có sự xuất hiện của các triệu chứng hưng cảm hoặc trầm cảm.
At least two periods of psychotic symptoms, each lasting 2 weeks. One of the episodes must happen without depressive or manic symptoms.
Điều trị Rối loạn phân liệt cảm xúc. Treatment of Schizoaffective Disorder
Các hình thức điều trị bao gồm: Treatment includes:
– Điều trị bằng thuốc: Loại thuốc bạn sử dụng tùy thuộc vào bạn xuất hiện triệu chứng của trầm cảm hay hay rối loạn lưỡng cực, cùng với các triệu chứng thể hiện chứng tâm thần phân liệt. Các loại thuốc chính mà bác sĩ kê cho các triệu chứng sloạn thần như ảo giác, hoang tưởng, và suy nghĩ rối loạn được gọi là thuốc chống loạn thần. Tất cả những thuốc này có thể giúp điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc, nhưng paliperidone tác dụng kéo dài (Invega) là loại thuốc duy nhất được FDA chấp thuận dùng trong điều trị. Đối với các triệu chứng liên quan đến khí sắc, bạn có thể được kê uống thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ổn định khí sắc.
Medication: What you take depends on whether you have symptoms of depression or bipolar disorder, along with symptoms that suggest schizophrenia. The main medications that doctors prescribe for psychotic symptoms such as delusions, hallucinations, and disordered thinking are called antipsychotics. All these drugs can probably help with schizoaffective disorder, but paliperidone extended release (Invega) is the only drug that the FDA has approved to treat it. For mood-related symptoms, you might take an antidepressant medication or a mood stabilizer.
– Tâm lý trị liệu: Mục tiêu của dạng tư vấn điều trị này là để giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh mình đang mắc, đặt mục tiêu và kiểm soát các vấn đề trong đời sống hằng ngày có liên quan. Trị liệu gia đình có thể giúp các gia đình cải thiện khả năng hỗ trợ và giúp đỡ những người thân yêu đang mắc rối loạn phân liệt cảm xúc.
Psychotherapy: The goal of this type of counseling is to help you learn about your illness, set goals, and manage everyday problems related to the disorder. Family therapy can help families get better at relating to and helping a loved one who has schizoaffective disorder.
– Huấn luyện kỹ năng: Tập trung vào các kỹ năng trong công việc và xã hội, tự tút tát ngoại hình. chăm sóc bản thân, và những hoạt động thường nhật khác, bao gồm coi sóc nhà cửa và quản lý tiền bạc.
Skills training: This generally focuses on work and social skills, grooming and self-care, and other day-to-day activities, including money and home management.
– Nhập viện: Các đợt loạn thần có thể khiến người bệnh phải nhập viện, đặc biệt là nếu bạn tự sát hoặc có hành vi đe dọa làm hại người khác.
Hospitalization: Psychotic episodes may require a hospital stay, especially if you’re suicidal or threaten to hurt others.
– Liệu pháp sốc điện: Hình thức điều trị này có thể là một lựa chọn dành cho người trưởng thành không đáp ứng với tâm lý trị liệu hay điều trị bằng thuốc. Người bệnh sẽ được kích nhanh một dòng điện vào não. (Bạn sẽ được tiếp nhận một dạng điều trị gọi là gây mê toàn thân giúp bạn đi vào giấc ngủ mà không hề hay biết gì.) Nó gây ra một cơn co giật nhẹ. Bác sỹ sử dụng liệu pháp này vì họ nghĩ nó làm thay đổi các chất hóa học trong não và có thể đẩy lùi một số bệnh lý.
Electroconvulsive therapy: This treatment may be an option for adults who don’t respond to psychotherapy or medications. It involves sending a quick electric current through your brain. (You’ll get a type of medicine called general anesthesia to help you sleep through it.) It causes a brief seizure. Doctors use it because they think it changes your brain chemistry and may reverse some conditions.
Những “biến chứng” của Rối loạn phân liệt cảm xúc. Complications of Schizoaffective Disorder
Bệnh lý này có thể khiến bạn có khả năng gặp phải : This condition may raise your risk of:
– Các vấn đề về lạm dụng rượu bia và các chất ma túy khác. Alcohol or other substance abuse problems

– Rối loạn lo âu. Anxiety disorders
– Xung đột với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh. Conflict with family, friends, co-workers and others
- Đói nghèo và vô gia cư. Poverty and homelessness
– Các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Significant health problems
- Cô lập xã hội. Social isolation
– Tự sát, cố tự sát, hoặc nghĩ về chuyện tự sát. Suicide, suicide attempts, or suicidal thoughts
– Thất nghiệp. Unemployment
Dự phòng Rối loạn phân liệt cảm xúc. Prevention of Schizoaffective Disorder
Bạn không thể phòng ngừa được bệnh lý này. Nhưng nếu bạn bị chẩn đoán mắc, việc điều trị sớm có thể giúp bạn tránh được hoặc làm bớt đi tình trạng tái phát và nhập viện, giúp giảm sự đổ vỡ trong cuộc sống, gia đình và những mối quan hệ tình bạn.
You can’t prevent the condition. But if you’re diagnosed and start treatment ASAP, it can help you avoid or ease frequent relapses and hospitalizations, and help cut the disruptions in your life, family, and friendships.
Rối loạn phân liệt cảm xúc và Tâm thần phân liệt. Schizoaffective Disorder vs. Schizophrenia
Rối loạn phân liệt cảm xúc có những đặc điểm của tâm thần phân liệt, như ảo giác, hoang tưởng, suy nghĩ rối loạn, cùng với những đặc điểm của một rối loạn khí sắc, như hưng cảm và trầm cảm. Lúc đầu, nó hay bị chẩn đoán nhầm với một trong hai nhóm bệnh lý này.
Schizoaffective disorder has the features of schizophrenia, like hallucinations, delusions, and disorganized thinking, along with those of a mood disorder, like mania and depression. At first, it’s often misdiagnosed as one of the two.
Kết quả là, điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc thường kết hợp thuốc chống loạn thần và chống trầm cảm, trong khi điều trị tâm thần phân liệt tập trung vào thuốc chống loạn thần mà thôi. Cả hai bệnh lý này đầu được can thiệp bằng trị liệu.
As a result, schizoaffective disorder treatment often pairs antipsychotics with antidepressants, while schizophrenia treatment centers on antipsychotics. Both conditions rely on therapy.

WebMD Medical Reference Reviewed by Jennifer Casarella on September 04, 2019
Tham khảo: Sources
National Alliance on Mental Illness: “Schizoaffective Disorder.”
PubMed Health: “Schizoaffective Disorder.”
Mayo Clinic: “Electroconvulsive therapy (ECT),” “Schizoaffective Disorder,” “Schizophrenia.”
© 2019 WebMD, LLC. All rights reserved.
Nguồn: https://www.webmd.com/schizophrenia/mental-health-schizoaffective-disorder#1
Như Trang.
Xin phép tác giả Như Trang, cho mình chia sẻ quá trình đọc lại bài báo này.
ThíchThích
Mình OK bạn nhé. Cám ơn bạn đã quan tâm
ThíchThích