Não bộ phát triển cực kỳ nhanh trong 3-5 năm đầu đời, và mọi cấu trúc và khu vực đều thành hình vào năm 9 tuổi. Các trung khu khác nhau trong não bộ phát triển và kết nối hoàn chỉnh dần dần theo thời gian. Vùng cuối cùng trưởng thành là thùy trước trán. Quá trình này diễn ra trong những năm tháng thanh thiếu niên.
The brain develops very rapidly in the first 3-5 years of life, and all the structure and building blocks are present by the age of 9. The different centres of the brain develop and become functionally connected over time. The last part to mature is the pre frontal lobe. This happens during adolescence.

Những điều cần nhớ về sự phát triển của não bộ thanh thiếu niên. Key points to remember about adolescent brain development
– Một môi trường an toàn nơi thanh thiếu niên luôn nhận được sự yêu thương hỗ trợ liên tục là cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của não bộ. A safe environment where teenagers have consistent loving support is vital for the brain to develop well
– Sẽ rất tốt nếu luôn có người lớn liên tục trò chuyện với trẻ trong quá trình chúng lớn lên. Adults who talk to children as they are growing up really help
– Khi trò chuyện với trẻ vị thành niên, hãy cẩn trọng để ý đến cảm xúc mà chúng nhìn thấy ở bạn, và đảm bảo rằng bạn luôn công nhận cảm xúc của chúng trước hết và rồi giúp chúng suy nghĩ về cảm xúc của chính mình. when you are talking to teenagers be careful to check what emotion they are seeing in you, and make sure you always acknowledge their emotions first and then help them to be able to think about what they are feeling
– Thanh thiếu niên cần người lớn tin tưởng và khích lệ chúng. young people need adults to believe in them and encourage them
– Thanh niên đáp ứng tốt với phần thưởng hơn hình phạt. teenagers respond better to rewards than to punishment
– Chúng cần những ranh giới rõ ràng, nhất quán và việc hình thành năng lực cùng với khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập cần được coi trọng. they need clear, consistent boundaries, and very importantly their growing capacity and ability to do things independently needs to be respected
Khi nào não bộ mới phát triển? When does brain development happen?

Não phát triển cực kỳ nhanh trong khoảng 3-5 năm đầu đời, và tất cả các vùng đều thành hình vào năm 9 tuổi. Các trung khu khác nhau của não sẽ hoàn thiện chức năng dần theo thời gian. Vùng phát triển cuối cùng là thùy trước trán. Quá trình phát triển này diễn ra trong những năm tháng vị thành niên. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của não bộ, bao gồm gen di truyền, các yếu tố cá nhân và môi trường.
The brain develops very rapidly in the first 3-5 years of life, and all the structure and building blocks are present by the age of 9. The different centres of the brain develop and become functionally connected over time. The last part to mature is the prefrontal lobe. This happens during adolescence. Many things affect brain development including genetics, individual and environmental factors.
Tại sao não bộ lại tốn nhiều thời gian như vậy để hoàn thiện? Why does the brain take so long to develop?
Con người là loài động vật duy nhất sinh ra cực kỳ dễ bị tổn thương, con người trưởng thành có kích thước não lớn nhất trong các loài. Nếu ta sinh ra mà có ngay não bộ lúc trưởng thành thì đầu của chúng ta sẽ không thể vừa với hông của người mẹ. Quá trình phát triển của não tiếp tục sau khi được sinh ra sẽ giúp ta thích ứng tốt hơn với môi trường sống và gia tăng khả năng sinh tồn.
Human beings are the only animals that are born completely helpless, and we have the biggest size of adult brain. If we were born with an adult sized brain our heads would not fit through our mothers’ hips. Brain development that continues after birth also helps us better adapt to our living environment and increases our chance of survival.
Chúng ta đã từng nghĩ rằng một khi trả đã qua tuổi dậy thì và quá trình sinh trưởng đã hoàn tất thì mọi sự phát triển cũng xong. Nhưng sau đó, các máy quét MRI được phát minh và kỹ thuật này đã chỉ ra rằng não tiếp tục thay đổi trong một khoảng thời gian dài sau tuổi dậy thì, và có thể không hoàn tất mãi cho đến gần 30 tuổi.
We used to think that once children had gone through puberty and growth had finished, development was complete. Then MRI scanners were invented and they showed that the brain goes on changing for a long time after puberty has finished, and may not be complete until nearly 30 years of age.
Hình ảnh dưới đây chỉ ra rằng não không thay đổi nhiều về kích thước từ 5 đến 20 tuổi. Cái thay đổi ở đây là màu sắc. Màu xanh cho thất tất cả các kết nối giữa các vùng/bộ phận trong não đã được hình thành.
The following image shows that the brain doesn’t change much in size between 5 and 20 years of age. What changes is the colour. The blue colour shows all the connections happening between all the parts of the brain that are already formed.

Hình ảnh não bộ cho thấy sự gia tăng khu vực màu xanh từ 5 đến 20 tuổi. Image of brains showing increasing blue colour from 5 to 20 years of age
Não phát triển như thế nào? How does the brain develop?
Một số người hay chia não thành 4 phần: Some people like to think of the brain in 4 parts:
– Tủy sống và đáy não truyền và nhận tin từ tất cả mọi bộ phận của cơ thể và kiểm soát những nhiều quá trình diễn ra mà không cần bạn phải ý thức rõ ràng sự hoạt động của các bộ phận này như tim, phổi và hệ tiêu hóa. The spinal cord and the base of the brain that delivers messages to and from all parts of the body and controls what happens in the parts you don’t have to consciously think about like the heart, lungs and digestion.
– Tiểu não kiểm soát và điều khiển sự chuyển động và những quá trình khác trong não. The cerebellum that controls and coordinates movement and other brain processes.
– Hạch hạnh nhân và đồi hải mã kiểm soát cảm xúc và trí nhớ. The amygdala and hippocampus that control emotion and memory.
– Vỏ não giúp kết nối tất cả các giác quan và vùng tư duy, bao gồm vỏ não trán trước, nơi can thiệp vào quá trình phán đoán và kiểm soát một cách hiệu quả. The cortex which connects up all the senses and thinking part, including the prefrontal cortex which is involved in fine judgement and control.

Người ta cho rằng não bộ sẽ phát triển và kết nối chức năng theo từng giai đoạn. Vùng quy định cảm xúc của não (hệ viền) có ngay từ lúc sinh ra, nhưng việc điều tiết cảm xúc lại giống như một nhiệm vụ chung (giữa cha mẹ và con cái) trong những năm tháng thơ ấu, hơn là trách nhiệm của cá nhân đứa trẻ trong giai đoạn vị thành niên. Quá trình này đòi hỏi phải hình thành những kết nối mới giữa chức năng tư duy của vỏ não (hay có thể nói là mức độ tư duy cao hơn) và các vùng điều tiết cảm xúc của não. Điều này cũng dưa đến mức hộ trưởng thành trong việc đưa ra quyết định, lên kế hoạch và tư duy.
The brain is thought to develop and connect functionally in stages. The emotional areas of the brain (the limbic system) are present at birth, but regulation of emotions moves from being more of a shared responsibility (with parents) in childhood, to an individual responsibility in adolescence. This process requires new connections to be formed between the cortical or higher level thinking and the emotional areas of the brain. It also leads to adult level decision making, planning and thinking.
Thanh thiếu niên dùng bộ phận nào của não nhiều nhất? Which part of their brain do teenagers use most of the time?
Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng thanh thiếu niên thường “suy nghĩ bằng cảm xúc”. Chụp quét não cho thấy những bộ phận khác nhau sáng lên khi được sử dụng. Khi người lớn và trẻ vị thành niên cùng nhìn vào một loạt các gương mặt thể hiện cảm xúc khác nhau thì hai bên có những vùng não sáng lên khác nhau. Người lớn sử dụng vỏ não trước trán để nhìn vào những gương mặt và cố gắng xác định khuôn mặt này thể hiện cảm xúc gì. Thanh thiếu niên hầu hết lại dùng hạch hạnh nhân thay vì vỏ não trước trán. Nói cách khác, thanh thiếu niên sử dụng cảm xúc để cố gắng hiểu cảm xúc của người khác.
Experiments have been done to show that teens often ‘think with their feelings’. Scans of the brain can be done to show different parts lighting up when they are being used. When adults and teens look at faces showing different emotions, the part of their brains that light up are different. Adults use their prefrontal cortex to look at faces and try to decide what emotion is happening. Teenagers use their amygdala rather than their prefrontal cortex most of the time. In other words, they are using their emotions to try and understand emotion.
Để hiểu được điều này, hãy tưởng tượng bạn bị mất chìa khóa và sắp trễ giờ làm. Cứ hình dung bạn tìm chìa khóa ở cùng một nơi biết bao nhiêu lần – 5,10 thậm chí 20 lần. Bạn hốt hoảng – bạn không còn suy nghĩ bằng vỏ não, bạn đang suy nghĩ bằng cảm xúc của chính mình. Hãy nhớ lại bạn cảm thấy như thế nào khi có ai đó nói bạn bình tĩnh đi và nghĩ kỹ lại xem lần cuối bạn nhìn thấy chìa khóa là khi nào. Đây chính là những gì thanh thiếu niên cảm thấy khi chúng đang vận hành tư duy của mình bằng cảm xúc vì não chưa phát triển hay hình thành được kết nối đó.
To understand how this feels, imagine you have lost your keys and you are already late for work. Think about how many times you look for the keys in the same place – 5, 10 even 20 times. You panic – you no longer think with your cortex, you are thinking with your emotions. Remember how it feels if someone tells you to calm down and think sensibly about when you last had them. That is how your teenager feels when they are running on their emotions because their brain hasn’t developed that linkage.
Thường thì thanh thiếu niên sẽ hiểu sai những cảm xúc của đối phương và chúng thấy bạn đang tức giận trong khi thực tế là bạn đang cảm thấy lo lắng. Điều này có thể dẫn tới nhiều tình huống giao tiếp không hiệu quả. Vậy nên khi bạn trao đổi với thanh thiếu niên, hãy cẩn trọng, cân nhắc cảm xúc mà chúng nhìn thấy ở bạn, và đảm bảo bạn luôn công nhận cảm xúc của chúng trước tiên và rồi giúp chúng có thể suy nghĩ rõ ràng về cảm xúc của chính mình.
Often teens can misinterpret emotions and they see anger when in reality you are feeling anxious. This can often lead to many moments of miscommunication. So when you are talking to teenagers be careful to check what emotion they are seeing in you, and make sure you always acknowledge their emotions first and then help them to be able to think about what they are feeling.
Điều gì giúp hỗ trợ não phát triển? What can help brain development?
Có người lớn trò chuyện với trẻ trong quá trình chúng lớn lên là vô cùng hữu ích. Một môi trường an toàn nơi chúng liên tục được yêu thương và hỗ trợ là cực kỳ quan trọng cho quá trình phát triển của não. Người trẻ cần người lớn tin tưởng và khích lệ. Thanh thiếu niên đáp ứng tốt hơn với phần thưởng, thay vì hình phạt. Chúng cần những ranh giới rõ ràng, nhất quán và việc hình thành năng lực và khả năng thực hiện mọi chuyện một cách độc lập cần được coi trọng.
Adults who talk to children as they are growing up really help. A safe environment where they have consistent loving support is vital for the brain to develop well. Young people need adults to believe in them and encourage them. Teenagers respond better to rewards than to punishment. They need clear, consistent boundaries, and very importantly their growing capacity and ability to do things independently needs to be respected.
Khi não bộ phát triển và kết nối chức năng, trẻ nên biết rằng chúng không cần phải lệ thuộc vào cha mẹ mà có thể kết nối với những người lớn khác khi trưởng thành. Chúng cần cơ hội để phát triển nhiều kỹ năng khác nhau và dùng những kỹ năng ấy để tạo ra giá trị. Não phát triển bằng cách tạo ra vô vàn những kết nối và rồi những kết nối ấy sẽ biến mất nếu không được sử dụng. Vì vậy, hãy luôn quan tâm và khuyến khích sử dụng thật nhiều những kết nối này.
As their brain grows and gets connected functionally, they need to learn that they don’t have to be dependent on their parents but can become interdependent with other adults as they mature. They need opportunities to grow many different skills and to contribute those skills in a way that is valued. The brain develops in a way that produces lots of connections that are then removed if they are not used. So take care to encourage lots of connections to be used.
Một nguyên lý khác ở đây là “Neuron nào phát tín hiệu cho nhau sẽ kết nối với nhau” (Học thuyết Hebb – ND), vậy nên đây chính là thời điểm sống còn để phát triển những thói quen tốt bằng những hoạt động như suy nghĩ tích cực, ăn uống và tập luyện điều độ, vì điều này sẽ “kết nối” với nhau khi trẻ trưởng thành. Chúng ta biết rằng não bộ có thể thay đổi trong suốt cuộc đời nhưng những bộ phận trong nó sẽ dễ “kết nối” hơn rất nhiều ngay từ ban đầu, trong khoảng thời gian thanh thiếu niên. Khi trưởng thành thì việc “tái lập kết nối” sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Another principle is that when connections ‘fire together they wire together’, so this is a vital time to develop good habits around activities like thinking in a positive way, eating and exercise as that wires together for adulthood. We know that the brain can change throughout life but it is much easier to get the ‘wiring right at the start, in teenage times’. It takes a lot of hard work to rewire as adults.

Điều gì gây hại quá trình phát triển của não bộ? What harms the development of the brain?
Bây giờ thì chúng ta đều hiểu rõ rằng nếu trẻ gặp phải bất kỳ hình thức lạm dụng nào (bằng lời, cảm xúc, thể xác, tình dục hoặc bị bỏ bê), đặc biệt là trong những năm đầu đời, thì điều này có thể ảnh hưởng lên sự kết nối và các chức năng của não bộ. Sẽ có lúc, điều này mang tính tất yếu, vậy nên điều quan trọng là ta phải bảo vệ trẻ trong qua trình chúng phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng vào những giai đoạn cao trào của quá trình phát triển não bộ, bào gồm lúc trong bụng mẹ cùng với 5 năm đầu đời và trong suốt tuổi dậy thì – giai đoạn phát triển thứ hai của não bộ.
It is now well established that if children experience any sort of abuse (verbal, emotional, physical, sexual or neglect), especially in the early years of life, it can affect how the brain is wired and functions. Sometimes this is hard to change, so it is very important to protect children throughout their development. This is especially important at times of peak brain development during pregancy and the first 5 years of life and during the second phase of brain development around puberty.
Rượu bia và ma túy (như Methamphetamine (Hàng đá)) có thể vô cùng độc hại cho sự phát triển của não, đặc biệt là ở giai đoạn trong bụng mẹ và thanh thiếu niên. Thậm chí chỉ 1 ly tiêu chuẩn chất có cồn (tương đương 341 ml – ND) cũng có thể gây ra nhiều thương tổn vào một số thời điểm nhất định của quá trình phát triển não bộ.
Alcohol and drugs (such as methamphetamine) can be poisonous to the developing brain, particularly during pregnancy and adolesence. Even one drink can cause a lot of damage at certain times of brain development.

Trong suốt những năm thanh thiếu niên, những kết nối hiện tại giữa các tế bào não được củng cố và thiết lập nhằm phục vụ vận hành cuộc sống. Sử dụng chất có cồn và ma túy trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng lên trí nhớ và khả năng tổ chức của chủ thể.
During adolescene, exesting connections between brain cells are strengthened and set for life. Alcohol and drug use during this stage can affecting memory and organisation.
Để giúp não bộ phát triển tối ưu, tốt nhất là nên tránh sử dụng thức uống có cồn trong suốt thời kỳ trưởng thành. Nếu trẻ uống rượu bia từ năm 15 đến 17 tuổi, chúng nên được giám sát, không uống thường xuyên, giữ mức độ thấp và không bao giờ để vượt quá giới hạn sử dụng mỗi ngày cho người lớn.
For optimal brain development, it is best to avoid alcohol until adulthood. If 15 to 17 year olds do drink alcohol, they should be supervised, drink infrequently and at levels usually below and never exceeding the adult daily limits.1

Tham khảo. References
1 Ministry of Health advice on alcohol. https://www.health.govt.nz/your-health/healthy-living/addictions/alcohol-and-drug-abuse/alcohol [Accessed 09/07/2018]
Nguồn: https://www.kidshealth.org.nz/adolescent-brain-development
Như Trang.