Cân bằng nội sinh là đạt được và duy trì những nhu cầu của cơ thể ở một trạng thái cân bằng nhất định. Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ khuynh hướng giám sát và duy trì trạng thái bên trong cơ thể như thân thiệt và năng lượng ở mức độ tương đối ổn định và liên tục.
Homeostasis refers to the body’s need to reach and maintain a certain state of equilibrium. The term is often used to refer to the body’s tendency to monitor and maintain internal states such as temperature and energy levels at fairly constant and stable levels.

Tìm hiểu kỹ hơn về cân bằng nội sinh. A Closer Look at Homeostasis
Thuật ngữ cân bằng nội sinh lần đầu tiên được nhà tâm lý học Walter Cannon đặt ra vào năm 1926. Thuật ngữ này dùng để chỉ khả năng cơ thể điều tiết được nhiều quá trình sinh lý khác nhau nhằm giữ trạng thái nội tại của cơ thể luôn ổn định và cân bằng. Những quá trình này diễn ra tự nhiên mà ta ít khi nào thực sự ý thức được.
The term homeostasis was first coined by a psychologist named Walter Cannon in 1926. The term refers to an organism’s ability to regulate various physiological processes to keep internal states steady and balanced. These processes take place mostly without our conscious awareness.
Hệ thống điều tiết bên trong cơ thể có cái gọi là điểm “định chuẩn” cho rất nhiều thứ. Nó gần giống như máy điều hòa nhiệt độ trong nhà của bạn hay hệ thống máy lạnh trong xe ô tô. Một khi đã đạt đến một mức độ nhất định nào đó, những hệ thống này sẽ làm việc để giúp duy trì trạng thái bên trong cơ thể ở những mức độ ổn định này.
Our internal regulatory systems have what is known as a set point for a variety of things. This is much like the thermostat in your house or the A/C system in your car. Once set at a certain point, these systems work to keep the internal states at these levels.
Khi nhiệt độ trong nhà bạn xuống quá thấp, lò sưởi sẽ được bật lên và sưởi ấm mọi thứ, đưa nó về nhiệt độ trước đó. Tương tự như vậy, nếu có gì đó mất cân bằng trong cơ thể, sẽ có vô vàn các phản ứng sinh lý sẽ được kích hoạt cho đến khi đưa về điểm định chuẩn trở lại.
When the temperature levels drop in your house, your furnace will turn on and warm things up to the preset temperature. In the same way, if something is out of balance in your body, a variety of physiological reactions will kick in until the set point is once again reached.
Cân bằng nội sinh bao gồm 3 đặc điểm: Homeostasis involves three key features:
- Một điểm định chuẩn rõ ràng. A clear set point
- Khả năng phát hiện ra sự chệch hướng khỏi điểm định chuẩn này. The ability to detect deviations from this set point
- Các phản ứng sinh lý và hành vi nhằm đưa cơ thể trở lại về điểm định chuẩn. Behavioral and physiological responses designed to return the body to the set point
Cơ thể của bạn có các điểm định chuẩn cho nhiều thứ bao gồm thân nhiệt, cân nặng, giấc ngủ, cơn khát và cơn đói.
Your body has set points for a variety of things including temperature, weight, sleep, thirst, and hunger.
Một học thuyết thống trị về động lực của con người, được biết đến với tên gọi là học thuyết giảm động lực, cho rằng sự mất cân bằng sinh lý tạo ra những nhu cầu. Nhu cầu khôi phục lại sự cân bằng tạo động lực cho con người thực hiện các hành động giúp đưa cơ thể trở lại về trạng thái lý tưởng.
One prominent theory of human motivation, known as drive reduction theory, suggests that homeostatic imbalances create needs. This need to restore balance drives people to perform actions that will return the body to its ideal state.
Cơ thể làm sao để điều hòa thân nhiệt? How Does the Body Regulate Temperature?
Khi nghĩ đến cân bằng sinh lý, thân nhiệt có lẽ là điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn. Nó là một trong những hệ thống cân bằng sinh lý quan trọng và dễ thấy nhất. Tất cả các cơ thể sinh vật, từ các loài thú lớn đến vi khuẩn siêu nhỏ đều phải duy trì một nhiệt độ lý tưởng để sinh tồn. Yếu tố có gây ảnh hưởng lên khả năng duy trì thân nhiệt ổn định là cách những hệ thống này được điều hòa cũng như kích thước của cơ thể.
When you think about homeostasis, temperature might come to mind first. It is one of the most important and obvious homeostatic systems. All organisms, from large mammals to tiny bacteria, must maintain an ideal temperature in order to survive. Some factors that influence this ability to maintain a stable body temperature include how these systems are regulated as well as the overall size of the organism.
Một số loài, còn gọi nhóm nội nhiệt (trước đây còn gọi là hằng nhiệt) hay “động vật máu nóng”, đạt được trạng thái này thông qua các quá trình sinh lý nội tại. Chim và các loài thú (bao gồm cả con người) là những loài nội nhiệt. Những loài sinh vật khác là nhóm động vật ngoại nhiệt (tức “động vật máu lạnh”), chúng dựa vào những nguồn bên ngoài để điều hòa thân nhiệt cơ thể. Bò sát và lưỡng cư đều thuộc nhóm ngoại nhiệt.
Some creatures, known as endotherms or “warm-blooded” animals, accomplish this via internal physiological processes. Birds and mammals (including humans) are endotherms. Other creatures are ectotherms (aka “cold-blooded”) and rely on external sources to regulate their body temperature. Reptiles and amphibians are both ectotherms.
Tuy nhiên, phải lưu ý rằng những thuật ngữ thông tục như máu nóng hay máu lạnh không thực sự thể hiện những cơ thể này có nhiệt độ máu khác nhau. Những thuật ngữ này đơn giản chỉ thể hiện cách những sinh vật này duy trì thân nhiệt như thế nào mà thôi.
Note, however, that the colloquial terms warm-blooded and cold-blooded do not actually mean that these organisms have different blood temperatures. These terms simply refer to how these creatures maintain their internal body temperatures.
Cân bằng nội sinh cũng bị ảnh hưởng bởi kích thước cơ thể của sinh vật, hoặc nói một cách cụ thể hơn, là tỷ lệ diện tích và thể tích. Những loài sinh vật có kích thước cơ thể lớn, nhóm này phải sản sinh nhiều nhiệt hơn. Những loài có kích thước nhỏ, mặt khác, lại ít sản sinh nhiệt hơn nhưng lại có tỷ lệ diện tích/thể tích cơ thể cao hơn. Chúng mất một lượng nhiệt nhiều hơn lượng nhiệt chúng sản sinh ra, vậy nên các hệ thống trong cơ thể phải làm việc vất vả hơn để duy trì thân nhiệt ổn định.
Homeostasis is also influenced by an organism’s size, or more specifically, the surface-to-volume ratio. Larger creatures have a much greater body volume, which causes them to produce more body heat. Smaller animals, on the other, produce less body heat but also have a higher surface-to-volume ratio. They lose more body heat than they produce, so their internal systems must work much harder to maintain a steady body temperature.
Những phản ứng sinh lý và hành vi. Behavioral and Physiological Responses
Như đã đề cập trước đó, cân bằng nội sinh liên quan đến cả các phản ứng sinh lý và hành vi. Về hành vi, bạn có thể tìm quần áo ấm để mặc hoặc ra ngoài nắng ấm nếu thấy mình đang bị rét. Khi bạn bắt đầu cảm thấy rét, bạn có thể co mình lại và giữ cánh tay mình gần với thân mình hơn để giữ nhiệt.
As mentioned earlier, homeostasis involves both physiological and behavioral responses. In terms of behavior, you might seek out warm clothes or a patch of sunlight if you start to feel chilly. When you start to feel chilled, you might also curl your body inward and keep your arms tucked in close to your body to keep in heat.
Vì là động vậy nội nhiệt nên con người cũng sở hữu nhiều hệ thống nội sinh giúp điều hòa thân nhiệt. Như bạn có thể đã biết, con người có mức thân nhiệt chuẩn ở 98.6oF (tương đương 37oC). Khi cơ thể xuống dưới mức nhiệt độ chuẩn này, các mao mạch máu trong sẽ co lại tối đa hết mức có thể để ngăn thất thoát nhiệt. Co người lại cũng giúp cơ thể sản sinh nhiều nhiệt hơn.
As endotherms, people also possess a number of internal systems that help regulate body temperature. As you probably already know, humans have a body temperature set point of 98.6 degrees Fahrenheit. When your body temperature dips below this point, it sets off a number of physiological reactions to help restore balance. Blood vessels in the body’s extremities constrict in order to prevent heat loss. Shivering also helps the body produce more heat.

Cơ thể cũng có phản ứng khi thân nhiệt vượt quá 98.6oF (tương đương 37oC). Bạn đã bao giờ để ý da của bạn ửng đỏ lên khi người bạn quá nóng không. Đây là cơ thể bạn đang cố gắng đưa chính nó trở về trạng thái cân bằng. Khi bạn quá nóng, các mạch máu giãn nở nhằm tỏa nhiều nhiệt hơn. Đổ mồ hôi là một cách thường gặp khác để giảm thân nhiệt, đó là lý do tại sao vào những ngày nóng bức, da bạn lại ửng đỏ và đổ mồ hôi.
The body also responds when temperatures go above 98.6 degrees. Have you ever noticed how your skin becomes flushed when you are very warm? This is your body trying to restore temperature balance. When you are too warm, your blood vessels dilate in order to give off more body heat. Perspiration is another common way to reduce body heat, which is why you often end up flushed and sweaty on a very hot day.

Nguồn. View Article Sources
Frebert, L.A. (2010). Discovering Biological Psychology. Belmont, CA: Wadsworth.
Homeostasis. (2001). The Corsini Encyclopedia of Psychology and Behavioral Science, Volume 2, Craighead, W.E., & Nemeroff, C.B. (Eds.). New York: John Wiley & Sons.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-homeostasis-2795237
Như Trang.