Phân tán trách nhiệm là một hiện tượng tâm lý khi con người ta ít có khả năng hành động khi có sự có mặt của một nhóm nhiều người khác.

Diffusion of responsibility is a psychological phenomenon in which people are less likely to take action when in the presence of a large group of people.

Ví dụ, tưởng tượng bạn đang ở một thành phố lớn, trên một con đường đông đúc. Bạn thấy một người đàn ông ngã xuống đất và bắt đầu lên cơn co giật như thể bị động kinh. Nhiều người ngoái lại và nhìn người đàn ông nhưng không ai nhúc nhích giúp đỡ hay gọi cứu thương.

For example, imagine that you are in a large city on a bustling street. You notice a man fall to the ground and start convulsing as if having a seizure. Many people turn and look at the man, but no one moves to help or call for medical assistance.

indif.jpg
Nguồn: Béryte – WordPress.com

Tại sao? Vì có quá nhiều người có mặt ở đó, không ai bị áp lực phải phản ứng lại tình huống. Mỗi người đều có thể nghĩ bụng, “Ồ, ai đó có thể đã gọi giúp đỡ rồi” hoặc “Không ai phản ứng gì, chắc chẳng có gì nghiêm trọng.”

Why? Because there are so many people present, no one person feels pressured to respond. Each person might think, “Oh, someone else has probably already called for help” or “No one else is doing anything, so it must not be that serious.”

Tình huống này thường được sử dụng để giải thích cho hiệu ứng người ngoài cuộc, theo đó, càng có nhiều người hiện diện thì khả năng ai đó đưa tay ra giúp đỡ người hoạn nạn sẽ ngày càng ít đi. Điều này không có nghĩa là vì con người thiếu sự thương cảm mà có lẽ do họ không thể giải quyết một tình huống bất ngờ này, đặc biệt là khi có quá nhiều người xuất hiện xung quanh.

This situation is often used to explain the bystander effect, which suggests that the greater the number of people present, the less likely people are to help a person in distress. This isn’t to suggest that people aren’t acting because they lack compassion, but they may not be able to process a traumatic situation as it unfolds, especially when others are around.

Quan điểm của John Darley và Bibb Latané về Phân tán trách nhiệm. Darley and Latané on Diffusion of Responsibility

Trong một seri thí nghiệm cổ điển thực hiện vào cuối những năm 1960, các nhà nghiên cứu John Darley và Bibb Latané đã yêu cầu các tham dự viên điền bảng hỏi trong một căn phòng đột nhiên bao phủ bởi khói sau đó ít phút.

In a series of classic experiments conducted in the late 1960s, researchers John Darley and Bibb Latané asked participants to fill out questionnaires in a room which suddenly began to fill with smoke.

psychology-behaviour-experiments-1-5a1d299ac6101__700.jpg
Mô phỏng thí nghiệm của John Darley và Bibb Latané. Nguồn: Bored Panda

Ở bối cảnh thí nghiệm thứ nhất, đối tượng thí nghiệm được cho ngồi một mình khi làn khói xuất hiện. 75% tham dự viên đã báo cho nhóm nghiên cứu về tình trạng này ngay lập tức. Nhưng ở bối cảnh thứ hai, một đối tượng nghiên cứu được xếp ngồi chung với hai người khác do nhóm nghiên cứu đóng giả cài vào. Vì hai người kia ngó lơ làn khói nên chỉ có 10% đối tượng nghiên cứu “ngây thơ” đi thông báo về đám khói cho nhóm nghiên cứu.

In one scenario the subjects of the experiment were alone when the smoke entered the room. Seventy-five percent of these subjects reported the smoke to researchers right away. But in another scenario, there was one subject and two people who were part of the experiment in the room. Since those two ignored the smoke, only 10 percent of the “naive” subjects reported the smoke.

Darley và Lantané nhận thấy rằng một khi đối tượng phát hiện thấy điều gì đó đang diễn ra thì một loạt các quyết định quan trọng phải được ưu tiên thực hiện.

Darley and Latané noted that once a person notices that something is happening, a series of important decisions must first be made.

– Bước đầu tiên là thực sự chú ý đến vấn đề. The first step involves actually noticing a problem.

– Sau đó, chủ thể phải quyết định xem liệu cái họ đang chứng kiến có thực sự khẩn cấp không. Next, the individual must decide if what they are witnessing is actually an emergency.

– Kế đó, có lẽ cũng là quyết định then chốt chất trong quá trình này: Quyết định xem bản thân có trách nghiệm hành động hay không. Next is perhaps the most critical decision in this process: Deciding to take personal responsibility to act.

– Rồi chủ thể sẽ phải quyết định mình cần phải làm gì. Then the individual has to decide what needs to be done.

– Cuối cùng, “kẻ ngoài cuộc” này phải thực sự thực hiện hành động. Finally, the bystander must actually take action.

Cái làm phức tạp hóa quá trình này là: những quyết định này cần phải được đưa ra một cách nhanh chóng. Thường thì các yếu tố như mối nguy hiểm, sự căng thẳng, mức độ khẩn cấp và đôi khi là nguy cơ cá nhân cũng đóng vai trog nhất định. Và như để càng làm cho quá trình trở nên rối rắm thì sự mập mờ về dữ liệu cũng góp phần không nhỏ. Đôi khi, ranh giới giữa việc ai đó đang gặp rắc rối, giữa cái gì sai hoặc cái gì cần phải làm không thực sự rõ ràng để nhận ra.

What complicates this process is that these decisions often need to be made quickly. There is often an element of danger, stress, emergency, and sometimes personal risk involved. Adding to this pressure-packed situation is the problem of ambiguity. Sometimes it isn’t entirely clear who is in trouble, what is wrong, or what needs to be done.

Các yếu tố ảnh hưởng lên sự phân tán trách nhiệm. Factors That Influence Diffusion of Responsibility

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra nhiều yếu tố khác nhau làm tăng hoặc giảm khả năng xuất hiện của hiện tượng phân tán trong trách nhiệm. Nếu kẻ ngoài cuộc không quen biết nạn nhân thì khả năng cao là họ sẽ mong chờ một ai đó khác trong đám đông ra tay giúp đỡ.

Researchers have also discovered a number of different factors that can increase and decrease the likelihood that diffusion of responsibility will occur. If bystanders do not know the victim, they’re less likely to help and more likely to expect someone else in the crowd to offer assistance.

AAEAAQAAAAAAAAjQAAAAJGI0Njg1MzZlLTM3MGYtNDUzNy04ODk5LTJjYjFiNmVmYzU4MA.jpg
Nguồn: happenings.lpu.in

Nếu những người đang quan sát không thực sự chắc chắn về những gì đang diễn ra, không rõ người nào đang gặp rắc rối hoặc không dám chắc người đó có thực sự cần giúp đỡ hay không thì họ sẽ càng không có bất cứ hành động gì.

If onlookers are not really sure what is happening, are unclear about who is in trouble, or are unsure if the person really needs assistance, then they are far less likely to take action.

Nhưng họ sẽ giúp đỡ nếu họ cảm thấy mình ít nhiều có kết nối hoặc hiểu biết nhất định về người đang cần giúp đỡ. Nếu nạn nhân tiếp xúc bằng ánh mắt và nhờ một người cụ thể nào đó giups đỡ mình thì người “được nhờ” sẽ cảm thấy có động lực hành động hơn.

But people are more likely to help if they feel some sort of connection or personal knowledge of the person in trouble. If a victim makes eye contact and asks a specific individual for help, that person will feel more compelled to take action.

Và cũng có khi, con người ta không chìa tay giúp đỡ vì họ cảm thấy mình không đủ khả năng. Một người đã được đào tạo kỹ lưỡng về sơ cấp cứu và hồi sức tim phổi có thể dễ dàng giúp đỡ hơn.

And sometimes, people don’t step in to help because they feel unqualified. A person who has received specific training in first aid and CPR will probably feel more capable of offering assistance.

f0045bbd92708e1770925e94b8398442_XL.jpg
Nguồn: youth-time.eu

Những ví dụ khác về sự phân tán trách nhiệm. Other Instances of Diffusion of Responsibility

Bạn có bao giờ là một phần của đội nhóm chỗ làm và cảm thấy chẳng ai đoái hoài góp sức gì vào công việc chung? Đây cũng có thể là một ví dụ về sự phân tán trong trách nhiệm. Con người ta cảm thấy ít có động lực làm việc hướng đến mục tiêu chung hơn và những kẻ chểnh mảng sẽ né tránh nhằm che giấu mức độ đóng góp ít ỏi của mình. Hiện tượng này còn có tên gọi là “Lười biếng xã hội”.

Ever been part of a team at work and felt like not everyone was pulling their weight? This too might be an instance of diffusion of responsibility. People feel less motivation to work toward a common goal and slackers may even go out of their way to hide how little they’re contributing. This is also known as “social loafing.”

Một ví dụ mang tính hệ quả hơn về phân tán trách nhiệm xuất hiện trong các tổ chức theo thứ bậc. Người cấp dưới nào làm theo những mệnh lệnh cấp trên đưa sẽ tránh né chịu trách nhiệm hay cam kết với cái mà họ nghĩ là bất hợp pháp hoặc phi đạo đức. Dạng hành vi nhóm này đưa đến nhưng tội phạm chống lại nhân loại như cuộc thảm sát người Do Thái của Đức Quốc Xã.

A much more consequential type of diffusion of responsibility occurs within hierarchical organizations. Subordinates who claim to be following orders avoid taking responsibility for committing what they logically know to be illegal or immoral actions. This kind of group behavior led to such crimes against humanity as the Nazi Holocaust.

Nguồn. View Article Sources

Darley, J. M. & Latané, B. “Bystander intervention in emergencies: Diffusion of responsibility.” Journal of Personality and Social Psychology 8: 377383. doi:10.1037/h0025589, 1968.

Kassin, S., Fain, S. & Markus, H. R. (2014). Social Psychology. Belmont, Calif: Wadsworth.n

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-diffusion-of-responsibility-2795095

Như Trang.