Học thuyết về động cơ của Freud đã thay đổi và biến hóa trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của ông. Ban đầu ông mô tả một nhóm các động cơ có tên là bản năng sống và tin rằng những động cơ này chịu trách nhiệm phần nhiều cho hành vi của chúng ta.
Sigmund Freud’s theory of drives evolved throughout the course of his life and work. He initially described a class of drives known as the life instincts and believed that these drives were responsible for much of our behavior.
Nhưng cuối cùng, ông lại tin rằng một mình bản năng sống không thể giải thích tất cả các hành vi của con người. Trong cuốn sách “Beyond the Pleasure Principle” (Vượt ngoài Nguyên tắc lạc thú) xuất bản năm 1920, Freud đã kết luận rằng tất cả mọi bản năng đều được chia thành hai nhóm: bản năng sống và bản năng chết.
Eventually, he came to believe that life instincts alone could not explain all human behavior. With the publication of his book Beyond the Pleasure Principal in 1920, Freud concluded that all instincts fall into one of two major classes: life instincts or death instincts.

Bản năng sống (Eros). Life Instincts (Eros)
Bản năng sống, đôi khi còn được gọi là bản năng tính dục, là những bản năng liên quan đến sinh tồn cơ bản, sự thỏa mãn và sinh sôi nảy nở. Những bản năng này là cần thiết để duy trì sự sống của một con người cũng như duy trì của giống nòi. Mặc dù ta có xu hướng nghĩ về bản năng sống theo hướng sinh sản tình dục nhưng nhóm xung năng này còn bao gồm những thứ như cơn khát, cơn đói và tránh để bị đau. Năng lượng do những bản năng này tạo ra còn có tên gọi là dục năng.
Sometimes referred to as sexual instincts, the life instincts are those which deal with basic survival, pleasure, and reproduction. These instincts are essential for sustaining the life of the individual as well as the continuation of the species. While we tend to think of life instincts in term of sexual procreation, these drives also include such things as thirst, hunger, and pain avoidance. The energy created by the life instincts is known as libido.
Trong những học thuyết đầu tiên về phân tâm học, Freud phát biểu rằng Eros đi nghịch với những nguồn sức mạnh của bản ngã (phần tinh thần thực tế, có tổ chức của một người có nhiệm vụ điều tiết các ham muốn). Sau này, ông xác nhận lại rằng bản năng sống đối nghịch với bản năng chết, tức bản năng tự hủy hoại bản thân, có tên gọi là Thanatos.
In his early psychoanalytic theory, Freud proposed that Eros was opposed by forces of the ego (the organized, realistic part of a person’s psyche which mediates between desires). In this later views, he maintained that life instincts were opposed by the self-destructive death instincts, known as Thanatos.
Những hành vi thường có liên quan đến bản năng sống bao gồm tình yêu, sự hợp tác và những hành vi thuận xã hội khác.
Behaviors commonly associated with the life instincts include love, cooperation, and other prosocial actions.
Bản năng sống tập trung vào bảo tồn sự sống, cả ở cấp độ cá nhân và giống loài. Loại động cơ này thúc đẩy con người ta thực hiện những hành động giúp duy trì sự sống của bản thân, như chăm sóc sức khỏe và chăm lo an toàn. Và bằng xung năng tình dục, nó thúc đẩy con người ta kiến tạo và nuôi dưỡng những mầm sống mới.
The life instincts are focused on the preservation of life, both of the individual and of the species. This drive compels people to engage in actions that sustain their own lives, such as looking after their health and safety. It also exerts itself through sexual drives, motivating people to create and nurture new life.
Những cảm xúc tích cực như yêu, thương, các hành động thuận xã hội và hợp tác với người khác thuộc về nhóm bản năng sống. Những hành vi này hỗ trợ cho cả cuộc sống của cá nhân và cả sự tồn tại hòa hợp của một xã hội lành mạnh, tương thân tương ái.
Positive emotions such as love, affection, prosocial actions, and social cooperation are also associated with the life instincts. These behaviors support both individual well-being and the harmonious existence of a cooperative and healthy society.
Bản năng chết (Thanatos). Death Instincts (Thanatos)
Khái niệm về bản năng chết được mô tả lần đầu trong cuốn “Beyond the Pleasure Principle”, trong đó Freud có phát biểu rằng “Mục đích của tất cả mọi sự sống đều là cái chết”. Freud tin rằng con người ta về cơ bản đều hướng đến việc thể hiện những bản năng chết này ra bên ngoài. Ví dụ, sự hung hăng là cái sinh ra từ bản năng chết. Tuy nhiên, đôi khi nhóm bản năng hướng đế sự hủy diệt này có thể được hướng vào bên trong, gây ra những hành vi tự làm hại bản thân hoặc tự sát.
The concept of the death instincts was initially described in Beyond the Pleasure Principle, in which Freud proposed that “the goal of all life is death.” Freud believed that people typically channel their death instincts outwards. Aggression, for example, arises from the death instincts. Sometimes these instincts towards destruction can be directed inwards, however, which can result in self-harm or suicide.
Để hỗ trợ cho học thuyết này, Freud đã lưu ý rằng người nào trải nghiệm một sự kiện gây sang chấn có thể sẽ thường xuyên tái diễn lại trải nghiệm đó. Từ đây, ông kết luận rằng những người đang nắm giữ những ham muốn vô thức rằng mình muốn chết bà bản năng sống của họ đang vất vả “cân” lại ham muốn này.
In support of his theory, Freud noted that people who experience a traumatic event would often reenact that experience. From this, he concluded that people hold an unconscious desire to die but that the life instincts largely temper this wish.
Freud đã dựa trên một số các trải nghiệm then chốt để xây dựng nên học thuyết này:
Freud based his theory on a number of key experiences:
Khi làm việc với cựu binh sau Thế chiến thứ I, Freud quan sát thấy rằng những đối tượng của ông thường tái diễn lại những trải nghiệm thời chiến và cho biết “những giấc mơ mang tính sang chấn có đặc điểm là liên tục đưa người bệnh quay trở về lại tình huống lúc họ bị thương.”
In working with soldiers after World War I, Freud observed that his subjects often re-enacted their battle experiences and noted that “dreams occurring in traumatic have the characteristic of repeatedly bringing the patient back into the situation of his accident.”
Freud cũng lưu ý thấy hành vi tương tự ở Ernest, đứa cháu trai 18 tháng tuổi của mình. Cậu bé luôn chơi một trò chơi có tên gọi Fort/Da khi mẹ đi vắng. Để đối phó với lo âu, cậu bé sẽ ném đi một ống cuộn có dây cột vào cũi của mình và hô “fort” (nghĩa là “đằng kia”) mỗi khi cuộn dây biến mất và hô “da” (nghĩa là “đằng này”) khi cậu chàng cuộn nó lại. Freud tự hỏi “Làm sao mà việc lặp đi lặp lại trải nghiệm khó chịu như một trò chơi lại có điểm nào phù hợp với nguyên tắc thỏa mãn khoái lạc?”
Freud noted similar behavior in his 18-month-old grandson, Ernest, who played a game called Fort/Da whenever his mother was away. To deal with his anxiety, the toddler would toss out a spool tied to a string in his cot and say “fort” (meaning away) whenever the spool disappeared and say “da” (or here) whenever he reeled it in. Freud wondered how “repetition of this distressing experience as a game fit in with the pleasure principle?”
Cuối cùng, trong nhóm các bệnh nhân của mình, Freud thấy nhiều người có trải nghiệm sang chấn đang đè nén có khuynh hướng “lặp đi lặp lại thứ đang bị đè nén, hình thành một trải nghiệm mang tính tạm thời” thay vì nhớ lại nó hay coi nó là một thứ gì đó thuộc về quá khứ.
Finally, in his own patients, Freud noted that many who had repressed traumatic experiences had the tendency to “repeat the repressed material as a contemporary experience” rather than remembering it as something belonging to the past.
Theo quan điểm của Freud, sự thôi thúc, cưỡng chế phải lặp lại hành vi là “một thứ gì đó khá nguyên thủy, cơ bản, thuộc về bản năng hơn là nguyên tắc thỏa mãn mà nó chà đạp.” Ông cũng đề xuất thêm rằng bản năng chết là sự mở rộng hiện tượng này, nơi tất cả mọi sinh vật sống đều có một “niềm thoải mãn đối với cái chết” hết sức bản năng. Và nhóm bản năng này đi ngược lại hoàn toàn với bản năng sống tồn, sinh sôi nảy nở và thỏa mãn các ham muốn.
In Freud’s view, the compulsion to repeat was “something that would seem more primitive, more elementary, more instinctual than the pleasure principle which it overrides.” He further proposed that the death instincts were an extension of that compulsion wherein all living organisms have an instinctive “pressure toward death” which stands in stark contrast to the instinct to survive, procreate, and satisfy desires.
Hơn nữa, Freud xác nhận rằng, khi nguồn năng lượng được hướng thể hiện ra bên ngoài với người khác thì nó sẽ được thể hiện dưới hình hài của sự hung hăng và bạo lực.
Moreover, when this energy is directed outward toward others, Freud maintained, it is expressed as aggression and violence.
Kết luận. Final thoughts.
Mặc dù các học thuyết của Freud không còn giữ được vị thế thống trị của nó như ngày trước nhưng hiểu được cách khuynh hướng bảo vệ và phá hủy bản thân tác động như thế nào lên hành vi có thể giúp ích cho cuộc sống của bạn. Bản năng sống có thể thôi thúc bạn tìm kiếm những mối quan hệ lành mạnh và sự hỗ trợ từ xã hội, điều này là thiết yếu cho đời sống cảm xúc của chúng ta.
While Freud’s theories are not as prominent as they once were, understanding how your own self-preservation and destructive tendencies influence your behavior can be helpful for your well-being. The life instincts might compel you to seek healthy relationships and social support, which are essential for emotional health.
Xu hướng hủy hoại bản thân, mặt khác, lại có thể khiến bạn thực hiện những hành động không lành mạnh, như cư xử hung hăng hay có những hành vi liều lĩnh. Một khi bạn nhận ra những khuynh hướng này tồn tại bên trong bạn thì bạn sẽ có thể điều tiết những nguồn xung năng trong bạn và thay thế những hành vi tiêu cực bằng những sự lựa chọn khác tích cực hơn.
Destructive tendencies, on the other hand, might lead you to engage in actions that are less healthy, such as behaving aggressively or engaging in risky actions. Once you are able to recognize some of these tendencies in yourself, you might be better able to temper these drives and replace negative behaviors with more positive choices.

Tham khảo. Article Sources
Mitchell, S. and Black. M. (2016) Freud and Beyond: A History of Modern Psychoanalytic Thought (Updated Edition). New York, New York: Basic Books/Hachette Books; ISBN-13: 978-0465098811.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/life-and-death-instincts-2795847
Như Trang.