Bạn đã bao giờ để ý thấy có những sự kiện dường như dễ dự đoán hơn sau khi chúng đã xảy ra? Chẳng hạn như kết quả của một cuộc bầu cử thường khá rõ ràng sau khi các phiếu đã được kiểm đếm. Họ nói rằng tình trạng nhận thức muộn này là 20/20. Nói cách khác, mọi thứ luôn trông có vẻ rõ ràng hơn và dễ đóan hơn sau khi chúng đã xảy ra. Trong tâm lý học, hiện tượng này có tên là Thiên lệch nhận thức muộn và nó có thể có tác động lớn lên không chỉ những niềm tin bên trong chúng ta mà cả những hành vi thể hiện ra bên ngoài.
Have you ever noticed that events seem more predictable after they have already happened? The results of an election, for example, often seem more obvious after the tallies have been counted. They say that hindsight is 20/20. In other words, things always seem more obvious and predictable after they have already happened. In psychology, this is what is referred to as the hindsight bias and it can have a major impact on not only your beliefs but also on your behaviors.

Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về cách vận hành của thiên lệch nhận thức muộn và cách chúng ảnh hưởng lên một số niềm tin ta đang nắm giữ cũng nhữ những quyết định ta đưa ra hằng ngày.
Let’s take a closer look at how the hindsight bias works and how it might influence some of the beliefs you hold as well as the decisions you make on a day to day basis.
Chính xác thì thiện lệch nhận thức muộn là gì? What Exactly Is the Hindsight Bias?
Thuật ngữ thiên lệch nhận thức muộn là khuynh hướng con người ta thấy những sự kiện trở nên dễ đoán hơn thực tế. Trước khi một sự kiện diễn ra mặc dù bạn có thể đưa ra một dự đoán nhưng thực tế là không có cách nào ta thực sự biết được điều gì sẽ diễn ra.
The term hindsight bias refers to the tendency people have to view events as more predictable than they really are. Before an event takes place, while you might be able to offer a guess as to the outcome, there is really no way to actually know what’s going to happen.
Sau khi một sự kiện diễn ra, con người ta thường tin rằng mình đã biết trước kết quả trước khi sự kiện thực sự diễn ra. Đây là lý do tại sao trong thực tế, hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng “biết tuốt”. Sau khi đội bóng mình yêu thích thua trận ở giải Superbowl, bạn có thể cảm thấy tin tưởng cao độ rằng “tui biết thể nào đội cũng thua mà” (mặc dù thực tế là bạn không hề cảm thấy nhưu vậy trước khi trận đâu diễn ra).
After an event, people often believe that they knew the outcome of the event before it actually happened. This is why it is often referred to as the “I knew it all along” phenomenon. After your favorite team loses the Superbowl, you might feel convinced that you knew they were going to lose (even though you didn’t feel that way before the game.)
Hiện tượng này đã được mô tả trong rất nhiều tình huống, kể cả trong chính trị và các sự kiện thể thao.
The phenomenon has been demonstrated in a number of different situations, including politics and sporting events.
Trong các thí nghiệm, con người ta thường nhớ lại những dự đoán của mình trước khi sự kiện diễn ra và cho rằng dự đoán ấy vô cùng mạnh mẽ trong khi trong thực tế thì không.
In experiments, people often recall their predictions before the event as much stronger than they actually were.
Ví dụ. Examples
Ví dụ, hai nhà nghiên cứu Martin Bolt và John Brink (1991) đã yêu cầu các sinh viên đại học dự đoán tỷ lệ bầu chọn của Thượng nghị viện Hoa Kỳ cho ứng cử viên Clarence Thomas của Tòa Án Tối Cao.
For example, researchers Martin Bolt and John Brink (1991) asked college students to predict how the U.S. Senate would vote on the confirmation of Supreme Court nominee Clarence Thomas.
Trước khi Thượng nghị viện bầu, 58% tham dự viên dự đoán rằng ông ta sẽ được phê chọn. Khi nhóm sinh viên này làm lại khảo sát sau khi Thomas được phê chọn, 78% tham dự viên nói rằng mình đã nghĩ rằng Thomas sẽ được chấp thuận.
Prior to the Senate vote, 58-percent of the participants predicted that he would be confirmed. When students have polled again after Thomas was confirmed, 78-percent of the participants said that they thought Thomas would be approved.
Thiên lệch nhận thức muộn thường được gọi là hiện tượng “biết tuốt”. Là khuynh hướng mà con người ta cho rằng mình đã biết kết quả của một sự kiện sau khi kết quả đã được xác định. Ví dụ, sau khi tham gia một trận đấu bóng chày, bạn có thể khăng khăng rằng đội thắng là đã nằm trong dự đoán trước đó của bạn rồi.
The hindsight bias is often referred to as the “I-knew-it-all-along phenomenon.” It involves the tendency people have to assume that they knew the outcome of an event after the outcome has already been determined. For example, after attending a baseball game, you might insist that you knew that the winning team was going to win beforehand.
Học sinh trung học và sinh viên đại học thường trải nghiệm thiên lệch nhận thức muộn trong quá trình học tập. Khi đọc sách giáo khoa, thông tin nghe chừng có vẻ khá dễ dàng. Sinh viên sau khi đọc được kết quả một nghiên cứu hay một thí nghiệm nào đó, thường nghĩ “Đương nhiên là vậy rồi! Tôi đã bảo mà.”
High school and college students often experience the hindsight bias during the course of their studies. As they read their course texts, the information may seem easy. “Of course,” students often think after reading the results of a study or experiment. “I knew that all along.”
Tuy nhiên, điều này có thể là một thói quen nguy hiểm cho sinh viên, đặc biệt là khi thời gian kiểm tra gần kề. Mặc định rằng mình đã biết thông tin từ trước, họ sẽ không học hành, đọc tài liệu ôn kiểm tra đầy đủ.
This can be a dangerous habit for students to fall into, however, particularly when test time approaches. By assuming that they already knew the information, they might fail to adequately study the test materials.
Tuy vậy, khi thời gian kiểm tra cận kề, sự hiện diện của quá nhiều câu trả lời khác nhau trong bài trắc nghiệm có thể khiến nhiều sinh viên nhận ra rằng mình không nắm tài liệu chắc như mình nghĩ.
When it comes to test time, however, the presence of many different answers on a multiple choice test may make many students realize that they did not know the material quite as well as they thought they did.
Tuy nhiên, bằng cách nhận thức được vấn đề tiềm ẩn này, sinh viên có thể hình thành những thói quen học tập tốt để vượt qua khuynh hướng cứ mặc định là mình “biết tuốt” này.
By being aware of this potential problem, however, students can develop good study habits to overcome the tendency to assume that they ‘knew-it-all-along.’

Các cách giải thích hiện tượng. Explanations
Vậy chính xác thì nguyên nhân gây ra thiên lệch này là gì?
So what exactly causes this bias to happen?
Các nhà nghiên cứu cho rằng có 3 yếu tố chủ chốt kết hợp với nhau góp phần hình thành khuynh hướng nhìn mọi việc dễ đoán hơn trong thực tế.
Researchers suggest that three key variables interact to contribute to this tendency to see things as more predictable than they really are.
Đầu tiên, con người ta có xu hướng bóp méo hay thậm chí nhớ nhầm những dự đoán trước đó về một sự kiện. Khi ta nhìn lại những dự đoán trước đây, chúng ta có xu hướng tin rằng mình thực sự biết được câu trả lời trước đó.
First, people tend to distort or even misremember their earlier predictions about an event. As we look back on our earlier predictions, we tend to believe that we really did know the answer all along.
Thứ hai, con người ta có khuynh hướng coi những sự kiện này là kiểu gì cũng sẽ xảy ra. Khi đánh giá một thứ gì đó đã xảy ra, ta có xu hướng mặc định rằng đó là một thứ gì đó đơn giản là định mệnh, kiểu gì cũng sẽ tới.
Second, people have a tendency to view events as inevitable. When assessing something that has happened, we tend to assume that it was something that was simply bound to occur.
Cuối cùng, con người ta cũng sẽ mặc định rằng họ vốn dĩ đã dự đoán được một số sự kiện nhất định.
Finally, people also tend to assume that they could have foreseen certain events.
Khi cả ba yếu tố này dần xuất hiện trong một tình huống thì thiên lệch nhận thức muộn sẽ xảy ra. Khi một bộ phim kết thúc và tất cả chúng ta đều phát hiện ra ai là kẻ giết người thì ta có thể nhớ lại ký ức về bộ phim và nhớ sai những ấn tượng ban đầu về kẻ có tội. Ta có thể cũng cân nhắc tất cả những tình huống và các nhân vật phụ và tin rằng dựa trên các yếu tố này, những thứ đã xảy ra trở nên quá sức rõ ràng. Bạn có thể bỏ đi không coi bộ phim này nữa vì nghĩ mình biết hết rồi, nhưng thực tế có lẽ không phải như vậy.
When all three of these factors occur readily in a situation, the hindsight bias is more likely to occur. When a movie reaches its end and we discover who the killer really was, we might look back on our memory of the film and misremember our initial impressions of the guilty character. We might also look at all the situations and secondary characters and believe that given these variables, it was clear what was going to happen. You might walk away from the film thinking that you knew it all along, but the reality is that you probably didn’t.
Một vấn đề tiềm ẩn từ các suy nghĩ này là nó có thể khiến bạn trở nên tự tin thái quá. Nếu ta cứ lầm tưởng rằng ta sẽ thành công thì ta đang quá tự tin và dễ rơi vào những rủi ro không cần thiết. Những rủi ro này có thể là về tài chính, như đổ quá nhiều tiền kiết kiệm vào một phi vụ đầu tư chứng khoán. Rủi ro cũng có thể là về cảm xúc, như đầu tư quá nhiều tâm trí vào một mối quan hệ tồi tệ.
One potential problem with this way of thinking is that it can lead to overconfidence. If we mistakenly believe that we are going to succeed, we might become too confident and more likely to take unnecessary risks. Such risks might be financial, such as placing too much of your nest egg in a risky stock portfolio. They might also be emotional, such as investing too much of yourself in a bad relationship.
Vậy có bạn có thể làm được điều gì để chống lại thiên lệch nhận thức muộn? So is there anything that you can do to counteract the hindsight bias?
Các nhà nghiên cứu Roese và Vohs cho rằng có một cách để chống lại thiên lệch này đó là cân nhắc những thứ vốn đã có thể xảy ra nhưng rốt cuộc lại không xảy ra. Bằng cách dùng nhận thức cân nhắc những kết quả có khả năng xảy ra, con người ta có thể có góc nhìn cân bằng hơn về những gì thực sự đã diễn ra.
Researchers Roese and Vohs suggest that one way to counteract this bias is to consider things that might have happened but didn’t. By mentally reviewing potential outcomes, people might gain a more balanced view of what really happened.
Nguồn: https://www.verywell.com/what-is-a-hindsight-bias-2795236
Như Trang.
