Từ việc sắp xếp bộ sưu tập phim đến quyết định mua một căn nhà, giải quyết vấn đề chiếm phần lớn thời gian hằng ngày của mỗi chúng ta. Vấn đề cần giải quyết sẽ dao động từ nhỏ (giải phương trình đơn trong bài tập về nhà thầy cô giao) đến cực lớn (như lên kế hoạch cho sự nghiệp sau này).
From organizing your movie collection to deciding to buy a house, problem-solving makes up a large part of daily life. Problems can range from small (solving a single math equation on your homework assignment) to very large (planning your future career).

Trong tâm lý học nhận thức, thuật ngữ giải quyết vấn đề dùng để chỉ quá trình vận hành tâm trí trong đó chủ thể sẽ khám phá, phân tích và giải quyết vấn đề. Quá trình này bao gồm tất cả những bước liên quan đến vấn đề, từ khám phá ra vấn đề, quyết định giải quyết vấn đề, hiểu rõ vấn đề, cân nhắc tất cả những phương án có thể và hành động để đạt được mục tiêu. Trước khi giải quyết được vấn đề, đầu tiên ta cần hiểu được bản chất chính xác của vấn đề là gì. Nếu bạn hiểu sai vấn đề, mọi nỗ lực giải quyết nó đều cũng sẽ sai lầm hoặc chẳng đưa đến đâu.
In cognitive psychology, the term problem-solving refers to the mental process that people go through to discover, analyze, and solve problems. This involves all of the steps in the problem process, including the discovery of the problem, the decision to tackle the issue, understanding the problem, researching the available options and taking actions to achieve your goals. Before problem-solving can occur, it is important to first understand the exact nature of the problem itself. If your understanding of the issue is faulty, your attempts to resolve it will also be incorrect or flawed.
Một số quá trình tâm lý diễn ra trong lúc giải quyết vấn đề bao gồm: There are a number of mental processes at work during problem-solving. These include:
– Dùng tri giác để nhận ra vấn đề. Perceptually recognizing a problem
– Hình dung vấn đề trong trí nhớ. Representing the problem in memory
– Cân nhắc những thông tin có liên quan đến vấn đề hiện tại. Considering relevant information that applies to the current problem
– Xác định những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Identify different aspects of the problem
- Gọi tên (hay gắn nhãn) và mô tả vấn đề. Labeling and describing the problem
Các chiến lược giải quyết vấn đề. Problem-Solving Strategies
– Thuật toán: Thuật toán là một quy trình nhiều bước luôn luôn đưa đến một giải pháp chính xác. Công thức toán học là một ví dụ hay về giải quyết vấn đề bằng thuật toán. Mặc dù thuật toán luôn đảm bảo đưa ra câu trả lời chính xác nhưng nó không phải lúc nào cũng là cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Chiến thuật này không thực tế trong nhiều trường hợp vì quá tốn thời gian. Ví dụ, khi cố gắng tìm ra tất cả những tổ hợp số để mở một ổ khóa bằng thuật toán thì bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian đấy!
Algorithms: An algorithm is a step-by-step procedure that will always produce a correct solution. A mathematical formula is a good example of a problem-solving algorithm. While an algorithm guarantees an accurate answer, it is not always the best approach to problem-solving. This strategy is not practical for many situations because it can be so time-consuming. For example, if you were trying to figure out all of the possible number combinations to a lock using an algorithm, it would take a very long time!

– Phương pháp dựa trên kinh nghiệm: Dựa trên kinh nghiệm ở đây chính là chiến thuật ngón tay cái, có thể có hoặc không có hiệu quả trong một số trường hợp. Không giống như thuật toán, phương pháp dùng kinh nghiệm không phải lúc nào cũng đảm bảo đưa ra giải pháp đúng. Tuy nhiên, sử dụng chiến thuật giải quyết vấn đề này cho phép ta đơn giản hóa những vấn đề phức tạp và làm giảm tổng số giải pháp có thể thực hiện xuống mức dễ kiểm soát hơn.
Heuristics: A heuristic is a mental rule-of-thumb strategy that may or may not work in certain situations. Unlike algorithms, heuristics do not always guarantee a correct solution. However, using this problem-solving strategy does allow people to simplify complex problems and reduce the total number of possible solutions to a more manageable set.
– Phương pháp thử và sai: Là sử dụng một số các giải pháp khác nhau và loại trừ những cái nào không có hiệu quả. Cách làm này có thể khá ổn nếu bạn hiện không có quá nhiều lựa chọn. Nếu có nhiều lựa chọn khác nhau thì bạn nên thu hẹp các lựa chọn của mình trước bằng một kỹ thuật giải quyết vấn đề khác, sau đó mới sử dụng phương pháp thử và sai này.
Trial-and-Error: A trial-and-error approach to problem-solving involves trying a number of different solutions and ruling out those that do not work. This approach can be a good option if you have a very limited number of options available. If there are many different choices, you are better off narrowing down the possible options using another problem-solving technique before attempting trial-and-error.

– Hiểu sâu: Trong một số trường hợp, giải pháp cho một vấn đề có thể xuất hiện khi ta đột nhiên hiểu thấu được nó. Theo các nhà nghiên cứu, việc bạn hiểu thấu vấn đề có thể vì bạn nhận ra rằng vấn đề bạn đang gặp thực sự khá tương đồng với thứ gì đó bạn đã xử lý trong quá khứ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, các quá trình tâm lý tiềm tàng dẫn đến sự hiểu thấu này đều diễn ra trong vô thức.
Insight: In some cases, the solution to a problem can appear as a sudden insight. According to researchers, insight can occur because you realize that the problem is actually similar to something that you have dealt with in the past, but in most cases, the underlying mental processes that lead to insight happen outside of awareness.
Khó khăn và trở ngại trong giải quyết vấn đề. Problems and Obstacles in Problem-Solving
Đương nhiên, giải quyết vấn đề không phải là một quá trình êm ả mượt mà, không lỗi lầm gì. Có một vài trở ngại có thể gây ảnh hưởng lên tính hiệu quả và nhanh gọn khi giải quyết vấn đề. Các nhà nghiên cứu đã mô tả một số các trở ngại tâm lý, bao gồm tính cố định chức năng, những thông tin không liên quan, và các giả định.
Of course, problem-solving is not a flawless process. There are a number of different obstacles that can interfere with our ability to solve a problem quickly and efficiently. Researchers have described a number of these mental obstacles, which include functional fixedness, irrelevant information, and assumptions.
– Cố định chức năng: Thuật ngữ này dùng để chỉ khuynh hướng chỉ nhìn nhận vấn đề theo thông lệ sẵn có. Cố định chức năng khiến con người ta không thể có cái nhìn toàn diện những lựa chọn khác nhau có thể phát huy tác dụng trong việc tìm ra giải pháp.
Functional Fixedness: This term refers to the tendency to view problems only in their customary manner. Functional fixedness prevents people from fully seeing all of the different options that might be available to find a solution.
– Thông tin sai lệch hoặc không liên quan: Khi cố gắng giải quyết một vấn đề, ta cần phân định rạch ròi giữa thông tin có liên quan đến vấn đề và những dữ liệu không liên quan có thể đưa đến giải pháp lỗi. Khi một vấn đề quá sức phức tạp thì ta sẽ lại càng dễ tập trung vào những thông tin không liên quan hoặc sai lệch.
Irrelevant or Misleading Information: When you are trying to solve a problem, it is important to distinguish between information that is relevant to the issue and irrelevant data that can lead to faulty solutions. When a problem is very complex, the easier it becomes to focus on misleading or irrelevant information.
– Giả định: Khi xử lý một vấn đề, con người ta thường đưa ra giả định về tính thúc ép cùng với những trở ngại gây khó khăn khi đưa ra một số giải pháp nhất định.
Assumptions: When dealing with a problem, people often make assumptions about the constraints and obstacles that prevent certain solutions.
– Định hình tâm lý sẵn có: Một trở ngại thường gặp khác trong quá trình giải quyết vấn đề có tên gọi là định hình tâm lý sẵn có, là xu hướng con người ta chỉ chăm chăm sử dụng giải pháp đã có hiệu quả trong quá khứ thay vì tìm kiếm những ý tưởng thay thế khác. Định hình tâm lý cũng tương tự như phương pháp dựa trên kinh nghiệm đề cập ở trên, cũng là một công cụ giải quyết vấn đề khá hữu ích. Tuy nhiên, những định hình tâm lý này cũng có thể đưa đến sự kém linh hoạt, khiến ta khó tìm ra giải pháp hiệu quả hơn.
Mental Set: Another common problem-solving obstacle is known as a mental set, which is the tendency people have to only use solutions that have worked in the past rather than looking for alternative ideas. A mental set can often work as a heuristic, making it a useful problem-solving tool. However, mental sets can also lead to inflexibility, making it more difficult to find effective solutions.
Tham khảo. View Article Sources
Mayer, R. E. Thinking, Problem Solving, Cognition. (2nd Ed.). New York: W. H. Freeman and Company; 1992.
Schooler, J. W., Ohlsson, S., & Brooks, K. Thoughts Beyond Words: When Language Overshadows Insight. Journal of Experimental Psychology: General. 1993;122, 166-183.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/problem-solving-2795008
Như Trang.