Theo nội dung thuyết trao đổi xã hội, các hành vi tương tác xã hội là kết quả của một quá trình trao đổi. Mục đích của nó là để tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa cái giá phải trả. Theo học thuyết này, con người ta thường cân nhắc những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của các mối quan hệ xã hội. Khi nguy cơ lớn hơn lợi ích, người ta sẽ chấm dứt hoặc rời bỏ mối quan hệ đó.

Social exchange theory proposes that social behavior is the result of an exchange process. The purpose of this exchange is to maximize benefits and minimize costs. According to this theory, people weigh the potential benefits and risks of social relationships. When the risks outweigh the rewards, people will terminate or abandon that relationship.

cost-benefit
Nguồn: Engage . Retain . Prosper

Thuyết trao đổi xã hội vận hành ra sao? How Does Social Exchange Theory Work?

Hầu hết các mối quan hệ, ở một mức độ nhất định, đều được hình thành từ việc cho-nhận. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả mối quan hệ đều ngang bằng nhau.

Most relationships are made up of a certain amount of give-and-take, but this does not mean that they are always equal.

Thuyết trao đổi xã hội cho rằng chính việc con người ta cân đo đong đếm những lợi ích và những cái giá phải trả cho từng mối quan hệ sẽ xác định liệu một kết nối xã hội nào đó có được tiếp tục hay không.

Social exchange suggests that it is the valuing of the benefits and costs of each relationship that determine whether or not we choose to continue a social association.

Cái giá và Lợi ích trong quá trình trao đổi xã hội? Costs Versus Benefits in the Social Exchange Process?

Cái giá phải trả ở đây là những thứ được coi là tiêu cực với một cá nhân nào đó như việc phải đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức vào một mối quan hệ. Ví dụ, nếu bạn có một người bạn lúc nào cũng mượn tiền bạn, thì đấy được coi là một cái “giá” khá cao.

Costs involve things that are seen as negatives to the individual such as having to put money, time, and effort into a relationship. For example, if you have a friend that always has to borrow money from you, then this would be seen as a high cost.

Lợi ích là những thứ mà cá nhân một người có được từ mối quan hệ như niềm vui, tình bạn, sự đồng hành và hỗ trợ xã hội. Bạn của bạn có thể hơi ăn bám bạn một tí nhưng anh ta mang đến nhiều niềm vui và hứng khởi cho cuộc sống của bạn. Khi bạn xác định được giá trị của tình bạn, bạn sẽ quyết định rằng lợi ích sẽ nặng hơn những cái giá tiềm ẩn.

The benefits are things that the individual gets out of the relationship such as fun, friendship, companionship, and social support. Your friend might be a bit of a freeloader, but he brings a lot of fun and excitement to your life. As you are determining the value of the friendship, you might decide that the benefits outweigh the potential costs. 

Thuyết trao đổi xã hội cho rằng, về bản chất, ta sẽ tiếp nhận lợi ích và gạt bỏ đi những cái giá tiêu cực để xác định mối quan hệ đó xứng đáng được gìn giữ tới đâu.

Social exchange theory suggests that we essentially take the benefits and minus the costs in order to determine how much a relationship is worth.

Những mối quan hệ tích cực là những mối quan hệ mà ở đó lợi ích nhiều hơn những cái giá phải trả; ngược lại, những mối quan hệ tiêu cực xuất hiện khi cái giá phải trả lớn hơn lợi ích.

Positive relationships are those in which the benefits outweigh the costs while negative relationships occur when the costs are greater than the benefits.

Những mong đợi và các mức độ so sánh. Expectations and Comparison Levels

Phân tích lợi ích-giá phải trả đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi xã hội, nhưng mong đợi từ xã hội cũng đóng vào trò không kém cạnh. Khi con người ta cân đo lợi ích với những cái giá phải trả cho một mối quan hệ, họ hình thành một mức độ so sánh và mức độ này thường bị ảnh hưởng bởi những mong đợi xã hội và trải nghiệm trong quá khứ.

Cost-benefits analysis plays a major role in the social exchange process, but so do expectations. As people weigh the benefits of a relationship against the costs of the relationship, they do so by establishing a comparison level that is often influenced by social expectations and past experiences.

Nếu bạn thường xuyên có những tình bạn chẳng mấy đẹp đẽ thì mức độ so sánh của bạn từ lúc bắt đầu mối quan hệ sẽ thấp hơn rất nhiều so với một người luôn có những vòng kết nối bền chặt, có những người bạn luôn quan tâm và hỗ trợ.

If you have always had poor friendships, your comparison levels at the start of a relationship will be much lower than a person who has always a close-knit circle of supportive and caring friends.

Ví dụ, nếu người yêu bạn trước đây làm bạn choáng ngợp với nhiều cách thể hiện tình cảm yêu thương thì mức độ so sánh của bạn dành cho mối quan hệ tiếp theo sẽ khá cao, đặc biệt là về phương diện thể hiện tình cảm. Nếu người yêu tiếp theo của bạn hơi dè dặt và ít thể hiện cảm xúc thì người đó có thể không đáp lại được mong đợi cao từ bạn.

For example, if your previous romantic partner showered you with displays of affection, your comparison level for your next relationship is going to be quite high when it comes to levels of affection. If your next romantic partner tends to be more reserved and less emotional, that person might not measure up to your high expectations.

Đánh giá những lựa chọn thay thế. Evaluating the Alternatives

Một khía cạnh khác của quá trình trao đổi xã hội có liên quan đến việc tìm hiểu những lựa chọn hay phương án thay thế. Sau khi phân tích cái giá phải trả và lợi ích, soi chiếu chúng vào mức độ mong đợi nơi bạn thì bạn sẽ bắt đầu tìm đến những lựa chọn thay thế khác. Mối quan hệ có thể không đáp ứng được mức độ so sánh của bạn nhưng khi trà soát những lựa chọn khác thay thế, bạn có thể sẽ nhận ra rằng người yêu hiện tại vẫn tốt hơn tất cả những người khác. Kết quả là, bạn sẽ quay đầu lại, đánh giá lại mối quan hệ của mình và đến lúc này, mức độ so sánh trong bạn sẽ thấp đi ít nhiều.

Another aspect of the social exchange process involves looking at the possible alternatives. After analyzing the costs and benefits against and contrasting these against your comparison levels, you might start to look at the possible alternatives. The relationship might not measure up to your comparison levels, but as you survey the potential alternatives, you might determine that the relationship is still better than anything else that is available. As a result, you might go back and reassess the relationship in terms of what may be now a somewhat lower comparison level.

Giai đoạn trăng mật. The Honeymoon Phase

Độ dài của một tình bạn hay tình yêu có thể tác động lên quá trình trao đổi xã hội.

The length of a friendship or romance can also play a role in the social exchange process.

Trong suốt những tuần đầu hay tháng đầu tiên của mối quan hệ, hay được gọi là “kỳ trăng mật”, người ta hay bỏ qua sự cân bằng trong trao đổi xã hội. Mọi thứ bình thường có thể có cái giá phải trả khá cao nhưng đến lúc này lại bị ngó lơ, gạt bỏ hoặc giảm thiểu lại, trong khi lợi ích lại bị thổi phồng lên.

During the early weeks or months of a relationship, often referred to as the ‘honeymoon phase,’ people are more likely to ignore the social exchange balance. Things that would normally be viewed as high costs are dismissed, ignored, or minimized while the potential benefits are often exaggerated.

Vậy điều gì sẽ diễn ra tiếp theoo sau khi kỳ trăng mật kết thúc? Trong nhiều trường hợp, người ta sẽ từ từ đánh giá lại sự cân bằng trong trao đổi. Lúc này, khuyết điểm sẽ càng lộ rõ và lợi ích sẽ dần được xem xét một cách thực tế hơn. Sự hiệu chỉnh này có thể đưa đến việc chấm dứt mối quan hệ nếu sự cân bằng bị trôi quá xa về phía đầu tiêu cực.

So what happens when this honeymoon period finally comes to an end? In many cases, there will be a gradual evaluation of the exchange balance. Downsides will become more apparent and benefits will start to be seen more realistically. This recalibration of the exchange balance might also lead to the termination of the relationship if the balance is tipped too far toward the negative side.

1516107-Rose-Leslie-Quote-The-honeymoon-phase-always-ends-for-everyone
Nguồn: Quotefancy

Nguồn: https://www.verywell.com/what-is-social-exchange-theory-2795882

Như Trang.