Bạn không cần thứ đó, bạn có đủ tiền mua nhưng bạn không thể ngăn bản thân lại được: Bạn lấy trộm nó. Những người mắc chứng ăn cắp vặt luôn bị thôi thúc phải ăn cắp một thứ gì đó mà mình không hẳn đã cần hoặc thứ rất ít giá trị. Hành vi này đưa đến cảm giác thư giãn và thoải mái cho người ăn cắp.

You don’t need that thing, and you can afford to buy it, but you can’t help yourself: You just take it. Kleptomaniacs compulsively steal items that are not needed or have little monetary value and experience pleasure or relief as a result.

How-to-Catch-A-Kleptomaniac-Friend-620x321
Nguồn: Bee Healthful

Định nghĩa. Definition

Chứng ăn cắp vặt là một bệnh lý khi một người luôn bị thôi thúc phải ăn trộm những thứ mình không cần sử dụng hoặc ít có giá trị vật chất. Những thứ đồ bị ăn cắp chẳng có giá trị gì với đối tượng và thậm chí thường bị ném bỏ sau khi lấy được.

Kleptomania is a condition in which an individual experiences a consistent impulse to steal items not needed for personal use or monetary value. The objects are stolen despite typically being of little value to the individual and are often given away or discarded after being taken.

Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh sẽ trải nghiệm cảm giác căng thẳng trước khi trộm và cảm giác thư thái, thoải mái hay hài lòng khi phạm tội xong. Họ trộm cắp không phải vì tức giận hay trả thù hoặc phản ứng lại một ảo giác hay hoang tưởng nào đó. Hành vi này cũng không phải là là do rối loạn cư xử, một pha hưng cảm nào đó hay rối loạn nhân cách phản xã hội gây ra.

Kleptomania involves experiencing tension before the theft and feelings of pleasure, gratification, or relief when committing the theft. The stealing is not done to express anger or vengeance or in response to a delusion or hallucination and is not attributable to conduct disorder, a manic episode, or antisocial personality disorder.

Đôi khi người bệnh sẽ tích trữ những thứ ăn cắp được hoặc lén lút trả lại chúng cho người mất. Mặc dù người mắc rối loạn này sẽ tránh ăn cắp khi cảm thấy tình hình trước mắt không an toàn (ví dụ như ngay trong tầm quan sát của cảnh sát), nhưng thường họ ít khi lên kế hoạch, cũng không cân nhắc kỹ lưỡng khả năng bị bắt. Người mắc chứng ăn cắp vặt thường cảm thấy trầm cảm hoặc tội lỗi về hành vi này sau khi thực hiện xong.

Occasionally the individual may hoard the stolen objects or surreptitiously return them. Although someone with this disorder will generally avoid stealing when immediate arrest is probable (such as in full view of a police officer), they usually do not plan the thefts or fully take into account the chances of apprehension. People with kleptomania commonly feel depressed or guilty about the thefts after they occur.

kleptomania-and-ocd-3
Nguồn: seeking health advice online

Chứng ăn cắp vặt khá hiếm gặp trong dân số nói chung, chỉ khoảng 0.3 đến 0.6% người mắc dạng bệnh lý này. (số liệu của Hoa Kỳ – ND)

Kleptomania is relatively rare in the general population, with about 0.3 to 0.6 percent of people experiencing this condition.

Triệu chứng. Symptoms

Người mắc chứng ăn cắp vặt luôn bị thôi thúc phải trộm cắp cái gì đó. Thôi thúc xuất hiện theo giai đoạn ngẫu nhiên, không có kế hoạch trước. Thường thì họ sẽ ném bỏ những thứ đã đánh cắp, vì căn bản cái họ hứng thú là hành động lấy trộm, chứ không phải món đồ. Chứng ăn cắp vặt không giống như kiểu “chỉa đồ” ở các cửa hàng vì người chôm chỉa dạng này thường lên kế hoạch cho hành vi của mình và thường trộm là vì họ không có tiền để mua món hàng đó. Các dấu hiệu của chứng ăn cắp vặt bao gồm:

People with kleptomania have an irresistible impulse to steal. These episodes of stealing occur unexpectedly, without planning. Often they throw away the stolen goods, as they are mostly interested in the act of stealing itself. Kleptomania is distinguished from shoplifting because shoplifters plan the stealing of objects and usually steal because they do not have money to purchase the items. Signs of kleptomania include:

– Liên tục bị thôi thúc trộm cắp đồ không phải để sử dụng cho mình hay do nhu cầu tài chính. Recurrent failure to resist stealing impulses unrelated to personal use or financial need

– Cảm thấy căng thẳng dâng cao ngay trước khi thực hiện hành vi trộm cắp. Feeling increased tension right before the theft

– Cảm thấy thỏa mãn, hài lòng hoặc nhẹ nhõm khi thực hiện hành vi. Feeling pleasure, gratification, or relief at the time of the theft

– Hành vi thực hiện không do ảo giác, hoang tưởng hay để trả thù hoặc do một phút nóng giận nhất thời. Thefts are not committed in response to delusions, hallucinations or as expressions of revenge or anger

– Hành vi trộm cắp không thể được giải thích hay quy kết cho Rối loạn nhân cách phản xã hội, Rối loạn cư xử hay bất kỳ giai đoạn hưng trầm cảm nào. Thefts cannot be better explained by Antisocial Personality Disorder, Conduct Disorder or a Manic Episode

Độ tuổi khởi phát chứng bệnh này khá linh động, có thể bắt đầu từ thời thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc thời kỳ trưởng thành và thậm chí là cả trong giai đoạn trung cao niên.

The age of onset for kleptomania is variable. It can begin in childhood, adolescence, or adulthood and in rare cases, late adulthood.

Nguyên nhân. Causes

Chứng ăn cắp vặt nói chung khá hiếm gặp, nhưng thường có ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Người mắc bệnh thường có thêm các rối loạn tâm thần khác, như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, rối loạn sử dụng chất, và những rối loạn kiểm soát ham muốn khác. Đã có chứng cứ chỉ ra mối liên quan giữa chứng ăn cắp vặt và hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ tác động vào các thói nghiện về hành vi, bao gồm serotonin, dopamine và hệ thống giảm đau.

Kleptomania is rare overall, but more common in females than in males. People with kleptomania often have another psychiatric disorder, such as depressive and bipolar disorders, anxiety disorders, eating disorders, personality disorders, substance abuse disorders, and other impulse-control disorders. There is evidence linking kleptomania with the neurotransmitter pathways in the brain associated with behavioral addictions, including those associated with the serotonin, dopamine, and opioid systems.

Một số bác sĩ xem chứng ăn cắp vặt là một phần trong các Rối loạn phổ ám ảnh cưỡng chế, lý do là nhiều người trải nghiệm sự thôi thúc phải trộm cắp, sự thôi thúc này xuất hiện như một tác động ngoại lai, xâm chiếm “trái phép” vào tâm trí con người. Ngoài ra, bằng chứng khác cũng chỉ ra rằng chứng ăn cắp vặt có thể có liên quan, hoặc là một dạng biến thể của một rối loạn khí sắc như trầm cảm.

Some clinicians view kleptomania as part of the obsessive-compulsive spectrum of disorders, reasoning that many individuals experience the impulse to steal as an alien, unwanted intrusion into their mental state. Also, other evidence indicates that kleptomania may be related to, or a variant of, mood disorders such as depression.

Điều trị. Treatments

Điều trị chứng ăn cắp vặt có thể bao gồm sự kết hợp của dược học tâm thần và tâm lý trị liệu.

The treatment for kleptomania may include a combination of psychopharmacology and psychotherapy.

Trị liệu hoặc tư vấn tâm lý. Psychological counseling or therapy

Tâm lý trị liệu hay tư vấn có thể được thực hiện một-một hoặc theo nhóm. Phương pháp này thường hướng đến giải quyết những vấn đề tâm lý ẩn sâu góp phần hình thành chứng ăn căp vặt. Các hình thức điều trị có thể được áp dụng:

Counseling or therapy may be in a group or one-on-one setting. It is usually aimed at dealing with underlying psychological problems that may be contributing to kleptomania. Possible treatments include:

– Liệu pháp điều chỉnh hành vi. Behavior modification therapy

– Liệu pháp gia đình. Family therapy

– Liệu pháp nhận thức – hành vi. Cognitive behavioral therapy

– Liệu pháp tâm động học. Psychodynamic therapy

Điều trị bằng thuốc. Medications used for treatment

– Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs), which raise serotonin levels in the brain:

Fluoxetine (Prozac), most commonly used. Được sử dụng phổ biến nhất.

Fluvoxamine (Luvox)

Paroxetine (Paxil)

Sertraline (Zoloft)

 

Tham khảo. References

American Psychiatric Association. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition

U.S. Department of Health and Human Services

National Health Information Center

Christianini, A. R., Conti, M. A., Hearst, N., Cordás, T. A., de Abreu, C. N., & Tavares, H. (2015). Treating kleptomania: cross-cultural adaptation of the Kleptomania Symptom Assessment Scale and assessment of an outpatient program. Comprehensive psychiatry, 56, 289-294. 

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/conditions/kleptomania

Như Trang.