Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh (chất hóa học sản sinh bởi các tế bào thần kinh) đóng nhiều vai trò quan trọng và đa dạng trong quá trình vận hành chức năng của bộ não.
Dopamine is a neurotransmitter (a chemical released by nerve cells) that plays an important and diverse role in how your brain functions.

Vai trò của Dopamine đối với não bộ. Dopamine’s Role in the Brain
Các neuron Dopamine có phần thân nằm ở não giữa với các bó sợ thần kinh (gọi là sợi trục) kéo dài đến nhiều khu vực khác nhau của não, cho phép dopamine được truyền đi từ bộ phận này đến bộ phận kia của não, những kết nối này được gọi là các đường truyền dopamine.
Dopamine neurons (nerve cells) have cell bodies in the midbrain with nerve fibers (called axons) that extend into a number of other sites in the brain. This allows for dopamine to be transmitted from one brain site to another, and these connections are called dopaminergic pathways.
Một đường truyền dopamine xuất phát từ một khu vực của não giữa gọi là vùng chất đen, đến hạch nền, nơi kiểm soát các chuyển động của cơ thể. Lượng neuron sản sinh dopamine trong vùng chất đen bị mất đi sẽ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh Parkinson – một căn bệnh thần kinh mà người bệnh sẽ có chuyển động chậm chạp, hình thể cứng nhắc và cơ thể run rẩy ngắt quãng.
One dopaminergic pathway projects from an area of the midbrain called the substantianigra to the basal ganglia, which coordinates movement in the body. When there is a loss of dopamine neurons in the substantianigra, Parkinson’s disease occurs — a neurological disease characterized by slowed movements, a rigid appearance, and a resting tremor.
Các khu vực nhận truyền tín hiệu dopamine bao gồm phần vỏ não trước trán, một khu vực quan trọng ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phức tạp, trí nhớ, trí thông minh và ngôn ngữ. Các đường truyền tín hiệu Dopamine có liên hệ với hạch hạnh nhân, hạch này đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý cảm xúc và khả năng kiểm soát trí nhớ của đồi hải mã.
Other sites of dopamine signaling include the prefrontal cortex, an area of the brain that is important for problem-solving, complex thinking, memory, intelligence, and language. Minor dopamine signaling pathways include the amygdala, which plays an important role in emotion processing, and the hippocampus, which is important for memory.
Ngoài ảnh hưởng đến các chuyển động cơ thể, cảm xúc và tư duy, neuron dopamine còn đóng vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát động lực và cảm giác “tưởng thưởng”. Đây chính là lý do vì sao việc lạm dụng một số loại chất/ma túy nhất định, đặc biệt là cocaine và nocotine, có thể gây nghiện – vì những chất này kích thích hệ thống tưởng thưởng trong não do dopamine quy định (làm bạn cảm thấy sảng khoái, vui vẻ – NT).
In addition to movement, emotion, memory, and thinking, dopamine neurons play a critical role in motivation and reward. This is why certain substances of abuse, especially cocaine and nicotine, are addictive — as these substances stimulate the dopamine-mediated reward system in the brain.
Dopamine và sức khỏe của bạn. Dopamine’s Link to Your Health
Bên cạnh bệnh Parkinson, nhiều loại bệnh tâm thần khác cũng có liên hệ với sự bất thường của dopamine trong não như các bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn giảm chú ý, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm.
Besides Parkinson’s disease, a number of psychiatric illnesses have been linked to dopamine dysregulation like schizophrenia, attention deficit disorder (ADD), bipolar disorder, and depression.
Ở mỗi bệnh này, dopamine lại có những tác động khác nhau.
The manner in which dopamine has affected these psychiatric illnesses is unique.
Ví dụ, ở bệnh giảm chú ý, sự suy giảm của hệ thống dopamine sẽ khiến người bệnh không thể tập trung được. Đây là lý do vì sao mà một số loại chất kích thích, như các chất methyphenidate và các chất dạng amphetamine giúp cải thiện sự tập trung và làm tỉnh táo đầu óc, do các chất này làm tăng nồng độ dopamine trong não.
For example, in ADD, impairment in the dopamine system causes poor attention. This is why stimulants, like Ritalin (methylphenidate) or Adderall (amphetamine), which increase dopamine levels in the brain, help improve attention and alertness.
Mặt khác, đối với người bị tâm thần phân liệt, hệ dopamine hoạt động quá mức bình thường. Đây là lí do tại sao các loại thuốc ức chế thụ thể dopamine trong não (gọi là thuốc chống loạn thần) thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh này.
On the other hand, in schizophrenia, the dopamine system is overactive. This is why medications that block dopamine receptors in the brain (called antipsychotics) are used in its treatment.
Dopamine có liên hệ gì với Rối loạn Nhân cách ranh giới? Does Dopamine Play a Role in Borderline Personality Disorder?
Một số nhà nghiên cứu tin rằng sự bất thường của dopamine có thể có liên hệ đến sự phát triển của Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD). Quan điểm này khởi nguồn từ những nghiên cứu ủng hộ vai trò của dopamine trong quá trình suy nghĩ, điều hòa cảm xúc và kiểm soát ham muốn – tất cả những người mắc chứng rối loạn này đều gặp vấn đề với các chức năng này. Ngoài ra, thuốc chống loạn thần cũng có thể làm giảm một số triệu chứng của rối loạn này, đặc biệt là triệu chứng giận dữ và các vấn đề về nhận thức (như lối suy nghĩ hoang tưởng).
Some researchers believe that dopamine dysfunction may be involved in the development of borderline personality disorder (BPD). This mainly stems from studies that support dopamine’s role in thinking, regulating emotions, and impulse control — all of which are impaired in people with BPD. Also, antipsychotic medications seem to reduce some BPD symptoms, especially those of anger and cognitive problems (like paranoid thinking).
Một số người khác lại cho rằng thuốc chống loạn thần điều trị bệnh mà không tác động vào các đường truyền dopamine.
That being said, other experts argue that the manner in which antipsychotics benefit patients with BPD is through non-dopamine pathways.
Nói chung, hiện tại vẫn chưa xác định rõ được tầm ảnh hưởng của dopamine trong quá trình phát triển chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Chúng ta cần nhiều hơn các nghiên cứu để làm rõ vấn đề này.
Overall, it’s hard to say at this time how critical dopamine is in the development or course of BPD. More research will be helpful in elucidating this connection.
Kết luận. Bottom Line
Dopamine tồn tại thành một hệ thống rất rắc rối những cũng đầy thú vị, hệ thống này tham gia vào rất nhiều các chức năng tâm thần và thần kinh của cơ thể. Thông qua việc đánh giá vai trò của dopamine trong não, các nhà khoa học sẽ có được những thông tin họ cần để dựa vào đó hướng đến phát triển một mô hình điều trị bằng thuốc đầy đủ để những người gặp các bệnh liên quan đến dopamine có thể hồi phục sớm và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
The dopamine system is an intricate, fascinating system that participates in a number of different neurological and mental functions. By further examining dopamine’s role in the brain, scientists will hopefully gain the information they need to develop more targeted dopamine medications — so people with dopamine-mediated illnesses, like schizophrenia, can get well and avoid undesirable side effects.
Nguồn: https://www.verywell.com/dopamine-medical-glossary-definition-425296
Như Trang.