Rối loạn nhân cách hoang tưởng (RLNCHT) là một bệnh lý mạn tính, mang tính lan tỏa, được xác định bởi các dạng suy nghĩ, hành vi và các chức năng vận hành sai lệch. Rối loạn này ước tính đang ảnh hưởng đến 1-2% dân số Hoa Kỳ trưởng thành. Các triệu chứng có thể khá tương đồng với chứng tâm thần phân liệt và một số nghiên cứu chỉ ra rằng có thể gen di truyền có liên hệ nhất định đến hai rối loạn này. Những người bị RLNCHT sẽ có nguy cơ bị trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện và mắc chứng sợ nơi đông người cao hơn người bình thường.
Paranoid personality disorder is a chronic and pervasive condition characterized by disruptive patterns of thought, behavior, and functioning. This disorder is thought to affect between 1 to 2 percent of U.S. adults. Symptoms may often resemble schizophrenia and some research indicates that there may be a genetic link between the two disorders. Individuals with paranoid personality disorder are at a greater risk for experiencing depression, substance abuse, and agoraphobia.

Các triệu chứng. Symptoms of Paranoid Personality Disorder
Những bệnh nhân mắc RLNCHT sẽ có các triệu chứng sau:
Individuals with paranoid personality disorder typically experience:
– Luôn có cảm giác nghi ngờ và cảnh giác với người khác mọi lúc mọi nơi trong thời gian dài.
Chronic and pervasive distrust and suspicion of others.
– Cảm thấy mình bị lừa dối, lừa gạt hoặc bóc lột bởi người khác.
Feelings that they are being lied to, deceived, or exploited by other people.
– Cảm thấy bạn bè, gia đình và bạn đời đều là những người không đáng tin và không trung thành.
May believe that friends, family, and romantic partners are untrustworthy and unfaithful.
– Giận dữ bùng phát khi biết mình bị lừa dối.
Outbursts of anger in response to perceived deception.
– Thường bị người khác mô tả là lạnh lùng, hay ghen ghét, lúc nào cũng giấu giếm và quá nghiêm túc.
Often described as cold, jealous, secretive, and serious.
– Luôn tìm kiếm ý nghĩa ẩn sau các cử chỉ và các cuộc trò chuyện.
Look for hidden meanings in gestures and conversations.
Điều trị. Treatments for Paranoid Personality Disorder
RLNCHT thường được điều trị bằng tâm lý trị liệu. Liệu pháp nhận thức – hành vi là biện pháp khá hiệu quả trong việc giúp người bệnh điều chỉnh các suy nghĩ lệch lạc, các hành vi không tốt và không mang tính thích nghi.
Paranoid personality disorder is generally treated with psychotherapy. Cognitive-behavioral therapy is often effective in helping individuals adjust distorted thought patterns and maladaptive behaviors.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là một hình thức điều trị tâm lý giúp bệnh nhân hiểu quá trình các suy nghĩ và cảm xúc ảnh hưởng lên hành vi. CBT thường được sử dụng để điều trị nhiều chứng rối loạn bao gồm chứng sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu.
Cognitive behavior therapy (CBT) is a type of psychotherapeutic treatment that helps patients understand the thoughts and feelings that influence behaviors. CBT is commonly used to treat a wide range of disorders including phobias, addictions, depression and anxiety.
CBT thường được tiến hành trong thời gian ngắn và tập trung vào việc giúp khách hàng ứng phó với một vấn đề cụ thể nào đó. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ học cách xác định và thay đổi các dạng suy nghĩ có hại gây ảnh hưởng tiêu cực lên hành vi.
Cognitive behavior therapy is generally short-term and focused on helping clients deal with a very specific problem. During the course of treatment, people learn how to identify and change destructive or disturbing thought patterns that have a negative influence on behavior.
Những nội dung cơ bản trong CBT. Cognitive Behavior Therapy Basics
Nội dung cốt lõi của CBT là: suy nghĩ và cảm xúc đóng một vai trò mang tính nền tảng quyết định hành vi của chúng ta.
The underlying concept behind CBT is that our thoughts and feelings play a fundamental role in our behavior.
Ví dụ, một người dành nhiều thời gian suy nghĩ về máy bay rơi, tai nạn lúc máy bay lăn trên đường băng hay các tai nạn hàng không khác có thể có hành vi tránh né di chuyển bằng loại phương tiện này.
For example, a person who spends a lot of time thinking about plane crashes, runway accidents and other air disasters may find themselves avoiding air travel.
Mục tiêu của CBT là cho bệnh nhân biết rằng mặc dù họ không thể kiểm soát được tất cả mọi việc xảy ra trong cuộc sống xung quanh nhưng họ có thể kiểm soát được cách bản thân nắm bắt và đương đầu với những thứ trong môi trường sống của mình.
The goal of cognitive behavior therapy is to teach patients that while they cannot control every aspect of the world around them, they can take control of how they interpret and deal with things in their environment.
Theo Hiệp Hội về Tâm Lý Trị Liệu Nhận Thức và Hành Vi của Anh Quốc, “các hình thức trị liệu tâm lý can thiệp vào nhận thức và hành vi là một loạt các liệu pháp dựa trên các khái niệm và nguyên lý khởi nguồn từ các hình mẫu tâm lý về cảm xúc và hành vi của con người. Chúng bao gồm rất nhiều các hình thức tiếp cận điều trị cho các rối loạn cảm xúc, cùng với một chuỗi các can thiệp liên tục từ tâm lý trị liệu cho cá nhân kết cấu bài bản đến các tài liệu tự lực.”
According to the British Association of Behavioural and Cognitive Psychotherapies, “Cognitive and behavioural psychotherapies are a range of therapies based on concepts and principles derived from psychological models of human emotion and behaviour. They include a wide range of treatment approaches for emotional disorders, along a continuum from structured individual psychotherapy to self-help material.”
Có nhiều cách tiếp cận CBT khác nhau được sử dụng rộng rãi trong giới chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bao gồm:
There are a number of different approaches to CBT that are regularly used by mental health professionals. These types include:
– Liệu pháp Hành Vi Cảm Xúc hợp lý. Rational Emotive Behavior Therapy (REBT)
– Liệu pháp nhận thức. Cognitive Therapy
– Liệu pháp kết hợp. Multimodal Therapy
Ngay từ lúc bắt đầu, một số bệnh nhân cho rằng mặc dù bản thân biết được một số suy nghĩ của mình là không hợp lý hoặc lành mạnh, họ cho rằng việc đơn thuần biết về sự tồn tại của các suy nghĩ này cũng không khiến việc ngăn cản chúng trở nên dễ dàng hơn.
Initially, some patients suggest that while they recognize that certain thoughts are not rational or healthy, simply becoming aware of these thoughts does not make it easy to stop having them.
Cần lưu ý rằng CBT không chỉ là xác định được các dạng suy nghĩ tiêu cực mà nó còn tập trung vào các chiến lược can thiệp đa dạng giúp bệnh nhân vượt qua được các suy nghĩ này. Những chiến lược này có thể bao gồm ghi chép suy nghĩ, sắm vai, kỹ thuật thư giãn và phân tán tâm trí.
It is important to note that CBT does not just involve identifying these thought patterns; it is focused on using a wide range of strategies to help clients overcome these thoughts. Such strategies may include journaling, role-playing, relaxation techniques and mental distractions.
Các hình thức điều trị khác. Additional Treatments for Paranoid Personality Disorder
Các hướng tiếp cận trị liệu khác bao gồm tư vấn nhóm và liệu pháp tâm động học.
Other therapy approaches includes group therapy and psychodynamic therapy.
Ở một số trường hợp, điều trị bằng thuốc có thể được sử dụng kết hợp với tâm lý trị liệu. Các thuốc thường được kê toa bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và các thuốc điều trị lo âu. Không có hình thức điều trị chuẩn nào chỉ dựa trên thuốc, mà điều trị bằng thuốc chỉ mang lại hiệu quả tối ưu khi kết hợp với tâm lý trị liệu.
In some cases, medication is used in combination with psychotherapy. Commonly prescribed drugs included antidepressants, antipsychotics, and anti-anxiety medications. Medications alone are not a recommended treatment for personality disorders and are best used in combination with psychotherapy.
Nguồn: https://www.verywell.com/paranoid-personality-disorder-2795448
Như Trang.