Tính cách dễ nhận biết, và tất cả chúng ta đều là chuyên gia đọc hiểu tính cách. Chúng ta có thể kết luận một người là vui tính, hướng ngoại, tràn đầy sức sống, lạc quan, tự tin – cũng như một ai đó là quá nghiêm túc, lười biếng, tiêu cực, và hay ngượng – dù là mới gặp hay đã tiếp xúc nhiều lần. Và mặc dù ta cần tương tác, tiếp xúc nhiều hơn để khẳng định sự tồn tại thực sự của các đặc tính này nhưng ngay tại thời điểm hiện tại ta thường đã có đủ dữ liệu để đưa ra kết luận của mình.

Personality is easy to read, and we’re all experts at it. We judge people funny, extroverted, energetic, optimistic, confident—as well as overly serious, lazy, negative, and shy—if not upon first meeting them, then shortly thereafter. And though we may need more than one interaction to confirm the presence of these sorts of traits, by the time we decide they are, in fact, present we’ve usually amassed enough data to justify our conclusions.

2886

Bản chất, mặt khác, lại tốn nhiều thời gian để giải đáp hơn. Nó bao gồm nhiều đặc tính mà chỉ trong những hoàn cảnh cụ thể – thường là bất thường – mới được bộc lộ rõ ra, ví dụ như sự chân thành, đức hạnh, lòng tốt. Trớ trêu thay, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc điểm tính cách được qui định phần lớn bởi di truyền và mang tính bất biến. Mặt khác, những đặc tính được cho là quan trọng của bản chất thường do luyện tập mà thành – chính xác là luyện tập cộng với nỗ lực mạnh mẽ của bản thân. Đặc tính bản chất, thường ngược lại với tính cách, được dựa trên các niềm tin (ví dụ, tin rằng sự chân thành và tử tế với người khác là quan trọng, nên làm – hoặc ngược lại), và mặc dù niềm tin có thể thay đổi nhưng quá trình thay đổi khó diễn ra hơn ta tưởng.

Character, on the other hand, takes far longer to puzzle out. It includes traits that reveal themselves only in specific—and often uncommon—circumstances, traits like honesty, virtue, and kindliness. Ironically, research has shown that personality traits are determined largely by heredity and are mostly immutable. The arguably more important traits of character, on the other hand, are more malleable—though, we should note, not without great effort. Character traits, as opposed to personality traits, are based on beliefs (e.g., that honesty and treating others well is important—or not), and though beliefs can be changed, it’s far harder than most realize.

Tại sao ta cần phân biệt chúng? Why does it matter?

Vấn đề trong việc xác định tính phù hợp của những người đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời chúng ta (đồng nghiệp, bạn bè, người yêu, bạn đời) là ở chỗ ta có xu hướng thích quan sát và nhìn nhận những đặc điểm tính cách tích cực từ một ai đó và mặc định qui kết chúng là những đặc tính tốt đẹp về bản chất (tức có nghĩa khi bạn thấy một ai đó cởi mở, tự tin và hài hước thì bạn lập tức cho rằng họ là người rất chân thành, có đạo đức tốt và tử tế). Đúng là chúng có nhiều điểm tương đồng nhưng cách nhìn nhận như vậy thường sẽ dẫn chúng ta đến nhiều rắc rối.

The problem in forming judgments about a person’s suitability for important roles in our lives (employee, friend, lover, spouse) is that we all have an uncanny predilection for observing attractive personality traits and manufacturing out of them the presence of positive character traits (that is, if someone is outgoing, confident, and fun we’re more likely to think they’re honest, moral, and kind). But it’s far from clear that the one kind tracks with the other. In fact, as I recounted in Listening To Your Inner Voice, that assumption often gets us into trouble.

Ta có xu hướng gắn kết tính cách và bản chất lại với nhau một cách vô thức vì 2 lý do: ta muốn tiếp tục thích một ai đó ta đã đang thích, và việc đánh giá bản chất của một người lúc nào cũng tốn thời gian và đòi hỏi sự nhẫn nại. (Chúng ta thực sự cần quan sát mọi người trong những tình huống mang tính thử thách bản chất của họ để có được nhận xét khách quan nhất về bản chất con người của họ. Ví dụ, nếu ta quan sát một ai đó nói dối một cách dễ dàng, ta có thể ngay lập tức cho rằng họ đã làm như vậy trong quá khứ và có thể sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai, vì cách tốt nhất để dự đoán tương lai là dựa vào các hành vi trong quá khứ.)

We unconsciously tend to connect personality to character for two main reasons: we want to like people we already like, and the most reliable way to assess a person’s character is laborious and time consuming. (We actually need to observe people in character-challenging situations in order to make reliable deductions about their character. For example, if we observe someone lie easily, we can be reasonably certain from even just one instance that they’ve done so in the past and will do so again in the future, as the best predictor of future behavior is past behavior.)

Các niềm tin thúc đẩy ta nói dối hoặc nói thật luôn thường trực trong cuộc sống của chúng ta. Chúng có thể “ẩn sâu” chờ đến khi hoàn cảnh đến và khơi dậy chúng, chúng tạo ra động lực giúp ta thể hiện các hành vi cụ thể, nhưng ta hiếm khi điều khiển được sự “ẩn ngầm” của chúng. Câu hỏi ở đây sẽ là: Liệu có cách nào ta nhìn ra được các niềm tin này trước khi chúng bị hoàn cảnh tác động không?

This is because the beliefs that drive us to do things like lie easily, or tell the truth, are present in us at all times. They may remain “dormant” until circumstances stir them up in such a way that they motivate observable action, but they’re rarely hidden away deliberately. Which begs the question: might there be a way to glimpse such beliefs without waiting for circumstances to put them on full display?

Câu trả lời là “Có’. Không phải bằng cách nói chuyện trực tiếp với những người bạn cần khai thác mà nói chuyện với những người hiểu rõ bản chất của những người này. Đây cũng là lí do tại sao những công ty hay tổ chức đều đòi người ứng tuyển phải có người/thư giới thiệu.

In a word—yes. Not so much by speaking directly with people whose character you’re trying to uncover, but by speaking with people who know the people whose character you’re trying to uncover. This is why, for example, wise prospective employers always call references.

Vấn đề ở đây là các ứng viên sẽ đưa ra một số người giới thiệu có lợi cho họ. Bí quyết là ta phải làm sao đặt ra được các câu hỏi để họ tiết lộ các thông tin cũng như đưa ra các nhận xét chính xác và chân thật nhất.

The challenge, though, once we do is that prospective employees provide references they expect will speak well of them. The trick, then, is to ask questions of a person’s references designed to get them to reveal their most accurate judgments honestly.

Các câu hỏi dạng như “Bạn có bao giờ thấy anh X nói dối?” sẽ không có hiệu quả bởi câu trả lời sẽ phụ thuộc vào bản chất của người bạn đang hỏi. Bạn sẽ không biết liệu bản thân người bạn đang tham khảo ý kiến liệu có phải là một người hay nói dối hay không, vậy nên tính xác thực của câu trả lời không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Vì lẽ đó, bạn nên hỏi các câu hỏi  khiến người kia phải đưa ra chính kiến của mình. Các câu hỏi dạng này sẽ giúp đưa ra các câu trả lời chân thật nhất (mặc dù xác suất không phải là 100%). Ví dụ như câu “Điểm yếu lớn nhất của X là gì?”. Ta đều hiểu bất kỳ ai cũng sẽ có những điểm yếu, vậy nên câu trả lời sẽ không thể nào là “không có gì” được. Bạn có thể sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi bịa ra một điểm yếu của một ai thay vì nói về một thứ điểm yếu đang thực sự tồn tại, như vậy khả năng cao là bạn sẽ nhận được một câu trả lời chân thật. Người bạn tham khảo ý kiến có thể làm giảm bớt độ nghiêm trọng của điểm yếu đó nhưng ít nhất bạn sẽ vẫn đoán ra và nghiệm ra được một phần nào đó.

Questions like “Have you ever known X to lie?” aren’t useful because the answer you get will depend on the character of the person you’re asking. You won’t know if a reference is comfortable lying themselves, so the veracity of any answer you get will remain questionable at best. For this reason, it’s better to ask questions that push people to apply their own judgment. These kind of questions are more likely (though certainly not in all circumstances) to return honest answers. Therefore, instead ask things like, “What in your judgment is X’s greatest weakness?” The implication here is that everyone has weaknesses, so it’s unreasonable to expect the answer to be “none.” It’s harder to make up a weakness on the spot than to tell the truth about a weakness that a reference actually perceives, so you’re more likely to get an honest assessment. Your reference may try to play down the weakness they reveal, but you can read between the lines.

Hạn chế của kỹ thuật này là nó chỉ dựa trên quan điểm của một cá nhân đơn lẻ, mà các quan điểm này thường nhiều định kiến và không toàn diện. Tuy vậy, ta vẫn có thể khắc phục hạn chế này bằng  cách hỏi cùng 1 câu hỏi với nhiều người, những người biết về người bạn đang muốn tìm hiểu. Nếu câu trả lời được lặp đi lặp lại bởi nhiều người khác nhau thì có nhận định đó có khả năng chính xác cao.

The drawback to this technique is that it relies on the judgment of individuals, which we know is biased and often flawed. This drawback can be overcome, however, by asking the same questions of many people who know the person in whose character you’re interested. As I wrote in a previous post, The Wisdom Of Crowds, if multiple people independently return similar answers, the likelihood that their collective judgment will be accurate is high.

Mặc dù nghe có vẻ hơi xảo quyệt nhưng bạn có thể áp dụng kỹ thuật này đối với bạn bè và bạn đời tương lai của mình. Độ dài trung bình để các cặp đôi hẹn hò với nhau trước khi tới hôn nhân ở Anh trung bình là 3 năm (số liệu này biến động theo từng nền văn hóa). Rất khó để quyết định kết hôn với một người chỉ sau 3 năm, vì những đặc tính thuộc về bản chất con người, như tốt – xấu, có thể không được bộc lộ bởi chính đối tượng. Đương nhiên là cũng không hay lắm khi tiếp cận bạn bè và gia đình của đối tượng để điều tra. Tôi không khuyến khích bạn làm điều đó nhưng bạn vẫn có thể để ý đến những dữ liệu, thông tin bày ra trước mắt bạn bởi những người xung quanh, những người hiểu rõ đối tượng hơn chúng ta. Con người nói chung thường rất khó che giấu suy nghĩ thật của mình về người khác hết lần này tới lần khác, vì vậy nếu bạn nghe thấy những người thân của đối tượng cùng có chung một quan điểm về một vấn đề nào đó thì hãy chú ý. Đó có thể là sự thật.

Though it may seem Machiavellian, you can apply this process to friends and potential mates as well. The average length of time, for instance, people date before deciding to marry is approximately three years in the United Kingdom (a figure, I should note, that varies widely by culture). The challenge with deciding to marry someone after knowing them only three years, for example, is that some important character traits, good and bad, may not have revealed themselves by then. Of course, it’s socially awkward bordering on inappropriate to interrogate a potential mate’s friends and family about them directly. And though I’m not suggesting anyone do this, I am suggesting we can and should pay attention to data as it’s presented to us by others as they may be in possession of better data than we are. People generally have a hard time hiding their true feelings about others over time, so if you hear common themes from people close to the person in whose character you’re interested, pay attention. You’re almost certainly hearing the truth.

Tôi hoàn toàn không nói rằng tính cách không quan trọng. Nhưng khi ta phải đưa ra một quyết định nào đó, đặc biệt là đối với những vấn đề quan trọng trong cuộc sống thì bản chất cần được xem xét một cách cẩn thận, thậm chí còn quan trọng hơn cả tính cách, mặc dù trong thực tế người ta thường bỏ qua nó. Tôi khá may mắn khi hầu hết những đối tượng tôi tham khảo đều đưa ra những ý kiến không chỉ rõ ràng, mạnh mẽ mà còn khá thống nhất.

I don’t mean by any of the above to imply that personality isn’t important. But when we’re making decisions about who to let into our lives in critical roles, character must be considered equally important, if not more so, but is often readily overlooked. Luckily for me, the references of the person I interviewed all that time ago not only provided strong endorsements but endorsements whose content was consistent. 

quote-when-you-choose-your_11560-1

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201104/personality-vs-character

Như Trang.