trading_is_methodical_markets_are_emotional_body_picture_1

Cảm xúc dường như đã và đang thống trị cuộc sống chúng ta. Chúng ta đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc – vui, buồn, giận, chán, nản. Chúng ta lựa chọn những hoạt động và sở thích dựa trên cảm xúc mà chúng mang lại.

Emotions seem to rule our daily lives. We make decisions based on whether we are happy, angry, sad, bored, or frustrated. We choose activities and hobbies based on the emotions they incite.

Cảm xúc là gì? What Exactly Is an Emotion?

“Cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm 3 thành tố riêng biệt: Một trải nghiệm chủ quan, một phản ứng sinh lý và một phản hồi hành vi rõ ràng.”

“An emotion is a complex psychological state that involves three distinct components: a subjective experience, a physiological response, and a behavioral or expressive response.”

(Hockenbury & Hockenbury, 2007)

Ngoài việc định nghĩa chính xác cảm xúc, các nhà nghiên cứu cũng đã nỗ lực xác định và phân loại các loại cảm xúc khác nhau. Trong năm 1972, nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng có tất cả 6 trạng thái cảm xúc cơ bản tương tự nhau ở tất cả các nền văn hóa: Sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, ngạc nhiên, hạnh phúc và buồn bã. Năm 1990, danh sách này được mở rộng thêm với các cảm xúc: ngượng ngùng, phấn khích, hài lòng, nhục nhã, tự hào, thỏa mãn và thích thú.

In addition to understanding exactly what emotions are, researchers have also tried to identify and classify the different types of emotions. In 1972, psychologist Paul Eckman suggested that there are six basic emotions that are universal throughout human cultures: fear, disgust, anger, surprise, happiness, and sadness. In 1999, he expanded this list to include a number of other basic emotions including embarrassment, excitement, contempt, shame, pride, satisfaction, and amusement.

Trong suốt những năm 1980, Robert Plutchick đã giới thiệu một hệ thống phân loại cảm xúc khác có tên “Bánh xe cảm xúc”. Mô hình này thể hiện quá trình kết hợp và pha trộn các cảm xúc khác nhau, cũng giống như họa sĩ pha các màu cơ bản để tạo ra các màu khác. Theo Plutchick, có 8 chiều hướng cảm xúc chính: Vui – Buồn, Giận dữ – Sợ hãi, Tin tưởng – Ghê tởm, Ngạc nhiên – Mong đợi.

During the 1980s, Robert Plutchik introduced another emotion classification system known as the “wheel of emotions.” This model demonstrated how different emotions can be combined or mixed together, much the way an artist mixes primary colors to create other colors. Plutchik suggested that there are 8 primary emotional dimensions: happiness vs. sadness, anger vs. fear, trust vs. disgust, and surprise vs. anticipation.

Các cảm xúc này có thể kết hợp với nhau theo nhiều cách. Ví dụ, niềm vui và sự mong đợi có thể kết hợp với nhau để tạo nên sự phấn khích.

These emotions can then be combined in a variety of ways. For example, happiness and anticipation might combine to create excitement.

Để hiểu rõ hơn về cảm xúc, ta hãy cũng tập trung vào 3 yếu tố cốt lõi.

In order to better understand what emotions are, let’s focus on their three key elements.

Trải nghiệm chủ quan. The Subjective Experience

Dù có nhiều loại cảm xúc mang tính phổ thông, có ở khắp nơi trên thế giới không kể các khác biệt về văn hóa, các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng việc trải qua một cảm xúc nào đó vẫn mang tính chủ quan cao.

While experts believe that there are a number of basic universal emotions that are experienced by people all over the world regardless of background or culture, researchers also believe that experiencing emotion can be highly subjective.

Ta có thể xác định và gắn mác rõ ràng cho các cảm xúc như “giận”, “buồn” hoặc “vui vẻ”, tuy nhiên, trải nghiệm riêng của từng người đối với mỗi cảm xúc này lại mang tính đa chiều. Lấy ví dụ với cơn giận dữ, có phải lúc nào người ta cũng giận như nhau? Trải nghiệm của mỗi người sẽ dao động từ trạng thái chỉ hơi phật ý đến nổi cơ tam bành.

While we might have broad labels for certain emotions such as ‘angry,’ ‘sad,’ or ‘happy,’ your own unique experience of these emotions is probably much more multi-dimensional. Consider anger. Is all anger the same? Your own experience might range from mild annoyance to blinding rage.

Thêm vào đó, chúng ta không phải lúc nào cũng chỉ có đơn thuần 1 cảm xúc. Ta vẫn thấy hiện tượng nhiều cảm xúc đan xem tùy vào mỗi sự kiện hoặc tình huống. Kết hôn hoặc có con là những trải nghiệm có thể làm con người ta trả nghiệm một loạt các cảm xúc từ vui mừng đến lo lắng. Các cảm xúc này có thể xuất hiện cùng lúc hoặc theo thứ tự lần lượt.

Plus, we don’t always experience ‘pure’ forms of each emotion. Mixed emotions over different events or situations in our lives are common. When faced with starting a new job, you might feel both excited and nervous. Getting married or having a child might be marked by a wide variety of emotions ranging from joy to anxiety. These emotions might occur simultaneously, or you might feel them one after another.

 Phản ứng sinh lý. The Physiological Response

Nếu bạn đã từng cảm thấy dạ dày chộn rộn khi lo lắng hoặc đánh trống ngực vì sợ, bạn sẽ thấy cảm xúc có thể gây ra các phản ứng mạnh mẽ thế nào. Nhiều phản ứng của cơ thể khi bạn có một cảm xúc nào đó, ví dụ như mồ hôi bàn tay, tim đập thình thịch, hoặc thở dốc được điểu khiển bởi hệ thần kinh giao cảm, một phân nhánh của hệ thần kinh tự chủ.

If you’ve ever felt your stomach lurch from anxiety or your heart palpate with fear, then you realize that emotions also cause strong physiological reactions. Many of the physical reactions you experience during an emotion such as sweating palms, racing heartbeat, or rapid breathing are controlled by the sympathetic nervous system, a branch of the autonomic nervous system.

Hệ thần kinh tự chủ là cơ quan điều khiển các phản ứng không tự chủ như lưu lượng máu và sự tiêu hóa. Hệ thần kinh giao cảm đảm trách điều khiển các phản ứng chống trả-hay-bỏ chạy của cơ thể. Khi đối diện với một mối nguy cơ, các phản ứng này sẽ tự động giúp cơ thể chuẩn bị bỏ chạy khỏi mối nguy hiểm đó hoặc đối đầu với nó.

The autonomic nervous system controls involuntary body responses such as blood flow and digestion. The sympathetic nervous system is charged with controlling the body’s fight-or-flight reactions. When facing a threat, these responses automatically prepare your body to flee from danger or face the threat head-on.

Các nghiên cứu trước đây về mặt sinh lý học của cảm xúc chỉ hướng đến các phản ứng tự chủ này, nhưng các nghiên cứu gần đây đã tập trung vào cả vai trò của não bộ lên những cảm xúc ấy. Kết quả chụp quét não đã chỉ ra rằng hạch hạnh nhân, một bộ phận của hệ viền, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các cảm xúc nói chung và sự sợ hãi nói riêng. Hạch hạnh nhân là một cấu trúc nhỏ hình hạnh nhân có liên quan đến các trạng thái mang tính động lực (như đói, khát) cũng như trí nhớ và cảm xúc. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chụp não và xác nhận rằng khi cho một người xem một hình ảnh đáng sợ, hạch hạnh nhân này sẽ được kích hoạt. Hạch hạnh nhân tổn thương sẽ làm suy yếu các phản ứng sợ hãi ở chủ thể.

While early studies of the physiology of emotion tended to focus on these autonomic responses, more recent research has targeted the brain’s role in emotions. Brain scans have shown that the amygdala, part of the limbic system, plays an important role in emotion and fear in particular. The amygdala itself is a tiny, almond-shaped structure that has been linked to motivational states such as hunger and thirst as well as memory and emotion. Researchers have used brain imaging to show that when people are shown threatening images, the amygdala becomes activated. Damage to the amygdala has also been shown to impair the fear response.

Phản ứng hành vi. The Behavioral Response

Thành tố cuối cùng cõ lẽ là thứ quen thuộc với bạn nhất – hình thức thể hiện thực sự của cảm xúc. Chúng ta dành ra một khoảng thời gian đáng kể để lý giải biểu hiện cảm xúc của những người xung quanh. Khả năng nắm bắt chính xác biểu hiện cảm xúc được các nhà tâm lý học gọi là “Trí thông minh cảm xúc” và các biểu hiện này đóng vai trò quan trọng trong tổng thể ngôn ngữ cơ thể của con người. Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta có nhiều biểu hiện chung giống nhau, ví dụ nụ cười thể hiện niềm vui/sự hài lòng, hay một cái nhăn mặt thể hiện sự buồn bực hoặc khó chịu. Các qui luật văn hóa cũng đóng vai trò lớn trong cách ta thể hiện và nắm bắt cảm xúc của con người. Ví dụ như ở Nhật Bản, người ta thường trưng ra khuôn mặt sợ hãi hoặc chán ghét khi có một quan chức chính quyền xuất hiện.

The final component is perhaps one that you are most familiar with – the actual expression of emotion. We spend a significant amount of time interpreting the emotional expressions of the people around us. Our ability to accurately understand these expressions is tied to what psychologists call emotional intelligence and these expressions play a major part in our overall body language. Researchers believe that many expressions are universal, such as a smile indicating happiness or pleasure or a frown indicating sadness or displeasure. Cultural rules also play an important role in how we express and interpret emotions. In Japan, for example, people tend to mask displays of fear or disgust when the authority figure is present.

 Cảm xúc và Khí sắc. Emotions Vs. Moods

Trong ngôn ngữ hằng ngày, người ta thường sử dụng từ “cảm xúc” và “khí sắc” (tâm trạng) hoán đổi lẫn nhau, nhưng trong thực tế các nhà tâm lý học đã phân loại sự khác biệt của 2 từ này. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào? Cảm xúc thường tổn tại trong thời gian ngắn, nhưng mãnh liệt. Lý do tạo ra cảm xúc manh tính rõ ràng và dễ xác định. Ví dụ sau khi bất đồng ý kiến về chính trị với một người, bạn có thể cảm thấy giận dữ trong một khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó, tâm trạng thì thường nhẹ hơn, nhưng lại kéo dài. Trong nhiều trường hợp, tâm trạng không có lý do cụ thể. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy u ám trong nhiều ngày liền không vì bất cứ lí do gì.

In everyday language, people often use the terms ’emotions’ and ‘moods’ interchangeably, but psychologists actually make distinctions between the two. How do they differ? An emotion is normally quite short-lived, but intense. Emotions are also likely to have a definite and identifiable cause. For example, after disagreeing with a friend over politics, you might feel angry for a short period of time. A mood, on the other hand, is usually much milder than an emotion, but longer-lasting. In many cases, it can be difficult to identify the specific cause of a mood. For example, you might find yourself feeling gloomy for several days without any clearly identifiable reason.

Nguồn: https://www.verywell.com/what-are-emotions-2795178

Như Trang.