Bạn đã từng bao giờ nghĩ “Mình không muốn sống thế này, nhưng mình cũng không muốn chết” chưa – bạn không hề đơn độc. Những điều gây căng thẳng lớn trong cuộc sống, sang chấn thời thơ ấu, hoặc trầm cảm chưa được điều trị đều là những lý do khiến một người có cảm giác này.

If you’ve ever thought “I don’t want to live like this, but I don’t want to die”—you’re not alone. Major life stressors, childhood trauma, or untreated depression are all reasons that someone might feel this way.

Đây có thể được coi là ý định tự sát, nghĩa là ta có nghĩ về việc chấm dứt cuộc sống. Có 9% chúng ta có ý định tự sát trong đời, nhưng chỉ có 14% trong số này là thực sự cố gắng kết liễu bản thân. Tỷ lệ tự sát thành công thậm chí còn thấp hơn – cứ 31 nỗ lực tự kết liễu, chỉ có 1 nỗ lực là thành công.

This can be considered suicidal ideation, which means thinking about taking your own life. Nine percent of people experience suicidal ideation in their lifetimes,1 but only 14% of those make attempts.2 The rate of completed suicides is even lower—for every 31 attempts, there is only one completed attempt.2

Sự khác biệt giữa ý định tự sát chủ động và bị động. The Difference Between Active Suicidal Ideation & Passive Suicidal Ideation

Nếu bạn đã quyết định mình không muốn sống như thế này nữa, nhưng bạn lại không muốn chết, khả năng cao là bạn đang có ý định tự sát bị động. Có nghĩa là bạn có suy nghĩ về việc không muốn sống nữa, nhưng lại không chủ động lên kế hoạch tự sát.

If you’ve decided you don’t want to live like this anymore, but you don’t want to die, it’s likely that you’re feeling passive suicidal ideation. This means that you’ve thought about not living anymore, but you don’t have any active plan to die by suicide.

Tuy nhiên, ý định tự sát bị động có thể nhanh chóng chuyển thành chủ động (tức là, chủ động lên kế hoạch, phương thức và có ý định rõ ràng.)

However, passive suicidal ideation can quickly turn active3 (i.e., having a plan, means, and intent).

Bạn cần nhớ rằng cảm thấy muốn tự sát là một trạng thái có trạng thái có thể thay đổi rất nhanh.

It’s important to remember that feeling suicidal is a state that can change rapidly.

— JANEL CUBBAGE, LCPC, LICENSED THERAPIST AND SUICIDOLOGIST

Tức là những cảm giác này có thể nhanh chóng giảm đi, có thể là bằng những hình thức can thiệp tiềm năng mới như liệu pháp truyền ketamin và kích thích từ trường xuyên sọ.

This means the feelings can also be reduced quickly, including through promising new interventions such as ketamine infusion therapy and transcranial magnetic stimulation (TMS).4

Tại sao tôi lại cảm thấy như vậy? Why Do I Feel Like This?

Nguồn: LinkedIn

Cảm thấy mình không muốn sống nữa nhưng cũng không muốn chết nói lên rằng bạn đang bị tổn thương bởi một điều gì đó. “Tình trạng này có thể đang nói lên nỗi đau cảm xúc và một khao khát muốn thay đổi,” Theo Cubbage.

Feeling like you don’t want to live but you don’t want to die means that something hurts. “It can convey emotional pain and a desire for change,” says Cubbage.

Có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang dần nằm ngoài điểm kiểm soát tâm lý, và những cảm giác bất lực này có thể đưa đến tình trạng vô vọng khiến đời sống của bạn chẳng còn ý nghĩa. Hoặc có lẽ bạn hơi cảm thấy một chút khủng hoảng hiện sinh – là tự hỏi mọi thứ trên đời này là để làm gì. Bạn tự hỏi tại sao từng chi tiết trong đời lại quan trọng, tại sao bạn lại quan trọng.

It may signify that you feel like much is outside of your locus of control, and those feelings of powerlessness can also lead to the hopelessness5 that makes it feel pointless to live. Or perhaps you are feeling a bit of an existential crisis—wondering what the point of all this is. You might be wondering why the minutiae of your life matter and why you matter.

Vật lộn với những câu hỏi lớn của cuộc sống như thế này thực sự rất khó khăn và bạn có thể cảm thấy cực kỳ bị cô lập, từ đây bạn cứ mãi bị xoáy vào nó và tin rằng chẳng có gì là quan trọng cả. Tuy nhiên, tự vấn về hiện sinh có thể đưa đến cơ hội để bạn tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống hơn khi bạn nghĩ về những điều quan trọng với mình.

Grappling with these big life questions can be really hard and may feel incredibly isolating, making it easy for you to spiral and believe that nothing matters. However, existential questioning can also open up space for more meaning in your life as you think about what does matter to you.

Tôi nên làm gì khi cảm thấy muốn chết? What Do I Do When I Feel Like I Want to Die?

Nguồn: Grieving.com

Bạn có thể cảm thấy thất vọng ngay lúc này, nhưng có nhiều thứ bạn có thể làm, như tham gia trị liệu, tìm đến hệ thống hỗ trợ xã hội và lên kế hoạch an toàn.

You may be feeling desperate right now, but there are a number of things you can do, such as therapy, reaching out to your social support network, and safety planning.

Trị liệu. Therapy

Nếu bạn chưa sẵn sàng tham gia trị liệu sức khỏe tinh thần, hãy cân nhắc tìm đến một trị liệu viên, họ có thể giúp bạn vượt qua những cảm giác này và tìm ra lý do tại sao bạn lại cảm thấy mình không thể sống tiếp như vậy.

If you are not already in some kind of mental health treatment, consider seeing a therapist who can help you work through these feelings and find out why it is that you feel like you can’t live like this.

Họ cũng có thể giúp bạn xác định các công cụ ứng phó bạn có thể sử dụng để giữ bản thân an toàn và giảm bớt các cảm giác này.

They can also help you identify coping tools you can use to keep yourself safe and reduce these feelings.

Kế hoạch an toàn. Safety Planning

“Kế hoạch an toàn là một hình thức dựa trên bằng chứng giúp dự phòng tình trạng nhập viện và nỗ lực tự sát,” theo Cubbage.

“Safety planning is an evidenced-based way to help prevent hospitalization and attempts,” says Cubbage.

Trong nghiên cứu về các bệnh nhân tự sát trong phòng cấp cứu, kế hoạch an toàn có thể giúp bệnh nhân giảm bớt một nửa hành vi tự sát trong tương lai và giảm gấp đôi tỷ lệ tham gia điều trị sức khỏe tâm thần.

In research with suicidal patients6 in the emergency room, safety planning was associated with the patients being half as likely to exhibit future suicidal behavior and twice as likely to attend mental health treatment.

Một số yếu tố then chốt cần có trong một kế hoạch an toàn là một danh sách các chiến lược ứng phó phù hợp với bạn và các nguồn lực hỗ trợ. Các nguồn lực hỗ trợ có thể là bạn bè, gia đình cũng như các chuyên gia sức khỏe tâm thần – có thể là trị liệu viên hoặc một cơ quan hỗ trợ sức khỏe tâm thần tại địa phương nơi bạn có thể liên hệ.

Some key things to include on a safety plan include a list of coping strategies that have worked for you and sources of support. Sources of support can be friends and family as well as mental health professionals—either your therapist or a local mental health agency that you can contact.

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần đôi khi sử dụng một công cụ có tên gọi là “Danh mục những lý do để sống” nhằm đánh giá mức độ tự sát, nhưng bạn cũng có thể tự tìm hiểu nó để bắt đầu nhắc nhở bản thân về những lý do khiến đời sống này là đáng sống. Hoặc bạn cũng có thể tự lên một danh sách – và không gì là quá nhỏ nhặt hay không đáng cả. Nếu bạn muốn sống vì bạn thích ly cà phê mỗi sáng của mình cũng được!

Mental health professionals sometimes use a tool called the “Reasons for Living Inventory”7 to assess for suicidality, but you might also want to look at it on your own to begin to jog your memory of reasons you want to live. Or you can make a list on your own—and nothing is too small to include. If you want to live because you love your morning coffee, that counts!

Vô vọng có thể đưa đến cảm giác bạn không muốn sống nữa – nhưng bạn không nhất thiết phải muốn chết – cảm giác có hy vọng nghĩa là ngoài kia vẫn tồn tại dù chỉ một tia sáng. Trong một nghiên cứu, những người xác định được nhiều lý do để sống hơn sẽ có thể tiếp cận tốt hơn những lý do này, ngay cả khi họ đang trong giai đoạn trầm cảm.

Just as hopelessness can lead to feeling like you don’t want to live—but you don’t necessarily want to die—feelings of hope mean that there is a glimmer of light out there. In a study, those who identified more reasons for living were better able to access those reasons, even in periods of depression.8

Tìm kiếm hỗ trợ xã hội. Seek Social Support

Trầm cảm hoặc có ý nghĩ tự sát có thể đang lừa dối bạn và nói với bạn rằng bản thân bạn là gánh nặng – nhưng mọi thứ là dối trá. Người thân của bạn quan tâm đến bạn và muốn giúp bạn – và hỗ trợ xã hội chính là yếu tố bảo vệ hàng đầu trước tình trạng tự sát.

Depression or suicidal thoughts may lie to you and tell you you’re a burden—but they’re lying. Your loved ones care about you and want to help you—and social support is one of the leading protective factors against suicide.9

Một số lợi ích của hỗ trợ xã hội: Some benefits that social support provides:10

– Nguồn lực hữu hình như cung cấp số điện thoại đường dây nóng hoặc trung tâm tư vấn. Tangible resources such as providing the number for a hotline or counseling center

– Trực tiếp ngăn chặn một nỗ lực tự sát. Physically interrupting a suicide attempt

– Làm tăng cảm giác thuộc về. Increased feelings of belongingness

– Gia tăng các yếu tố bảo vệ như lòng tự trọng. Increase of protective factors such as self-esteem

– Phản hồi từ mọi người. Feedback from others

– Các nguồn hỗ trợ giúp giải quyết vấn đề. Resources for problem-solving

– Tiếp cận với các sự kiện tích cực. Exposure to positive events

– Cảm giác được thuộc về – nhờ có hỗ trợ xã hội – làm tăng lòng tự trọng và giảm bớt cảm giác mình là gánh nặng. Cảm giác được thuộc về có thể góp phần giảm bớt tình trạng tự sát. Feeling like you belong—because of social support—increases self-esteem and reduces feelings of burdensomeness. A feeling of belonging may contribute to reduced suicidality.9

Nguồn: Good Good Good

Tìm ra kết nối. Find Connection

Nghiên cứu cho thấy một số hình thức thực hành tôn giáo giúp giảm bớt nguy cơ trầm cảm và tự sát, nhờ vào cảm giác ý nghĩa, mục đích và sự biết ơn thường xuất hiện khi được kết nối và tham gia vào thực hành tôn giáo.

Research shows11 that having some kind of religious practice reduces the risk of depression and suicide, due to feelings of meaning, purpose and gratitude often felt in connection with religious involvement.

Nếu bạn không theo tôn giáo nào, nhưng có đời sống tâm linh, thì điều tương tự cũng áp dụng cho đời sống tâm linh có thể giúp bạn tìm ra ý nghĩa của cuộc sống.

If you’re not religious, but you’re spiritual, the same applies to spirituality in its ability to help you find meaning in life.12

Làm sao để giúp một người khác. How to Help Someone Else

Nếu bạn là người thân của một người cho bạn biết là họ không muốn sống nữa nhưng cũng không muốn chết, thì bạn cảm thấy lo sợ là chuyện dễ hiểu.

If you’re a loved one worried about someone who has said they don’t want to live anymore but they don’t want to die either, we know this can be scary for you, too.

Bản năng tự nhiên trong bạn có thể sẽ là nhắc nhở họ những lý do để sống hoặc nói họ nghĩ về bạn bè và gia đình và cái chết sẽ ảnh hưởng đến những người đó như thế nào. Hãy gạt những bản năng này sang một bên và hãy thực sự lắng nghe họ trước. Hãy nghe họ nói. Để họ cho bạn biết những gì đã góp phần tạo nên nỗi đau tinh thần của họ.

Your natural instinct may be to remind them of the reasons they have for living or to tell them to think about their friends and family and how their death would affect them. Push those instincts to the side and listen to them. Hear them. Let them tell you what’s contributing to their emotional pain.

— Janel Cubbage

Đương nhiên là nếu ai đó đang gặp nguy hiểm cận kề, hãy liên lạc các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp hoặc mang họ đến các cơ quan cấp cứu gần nhất.

Of course, if someone is in imminent danger, contact emergency services or bring them to the nearest emergency department.

Điều này có ý nghĩa thế nào với bạn? What This Means For You

Mọi người đều công nhận sự can đảm của bạn khi dám nhận ra rằng mình không muốn sống thế này nữa – và bạn không muốn chết. Một kế hoạch an toàn và mạng lưới hỗ trợ có thể giúp bạn vượt qua cơn khủng hoảng này.

We acknowledge how brave it is for you to realize that you don’t want to live like this anymore—and that you don’t want to die. A safety plan and a support network can help you through this crisis.

Tham khảo. Sources

Nock MK, Borges G, Bromet EJ, et al. Cross-national prevalence and risk factors for suicidal ideation, plans and attempts. Br J Psychiatry. 2008;192(2):98-105. doi:10.1192/bjp.bp.107.040113

Han B, Kott PS, Hughes A, McKeon R, Blanco C, Compton WM. Estimating the rates of deaths by suicide among adults who attempt suicide in the United States. Journal of Psychiatric Research. 2016;77:125-133. doi:10.1016/j.jpsychires.2016.03.002

Jyunn Lai Y, Chi Tan H, Ting Wang C, Chi Wu W, Yi Wang L, Chih Shen Y. Difference in cognitive flexibility between passive and active suicidal ideation in patients with depression. Neuropsychiatry. 2018;08(04). doi:10.4172/Neuropsychiatry.1000446

Ballard ED, Gilbert JR, Wusinich C, Zarate CAJ. New methods for assessing rapid changes in suicide risk. Front Psychiatry. 2021;0. doi:10.3389/fpsyt.2021.598434

Ribeiro JD, Huang X, Fox KR, Franklin JC. Depression and hopelessness as risk factors for suicide ideation, attempts and death: meta-analysis of longitudinal studies. Br J Psychiatry. 2018;212(5):279-286. doi:10.1192/bjp.2018.27

Stanley B, Brown GK. Safety planning intervention: a brief intervention to mitigate suicide risk. Cognitive and Behavioral Practice. 2012;19(2):256-264. doi:10.1016/j.cbpra.2011.01.001

Linehan MM, Goodstein JL, Nielsen SL, Chiles JA. Reasons for staying alive when you are thinking of killing yourself: The Reasons for Living Inventory. Journal of Consulting and Clinical Psychology. 1983;51(2):276-286. doi:10.1037/0022-006X.51.2.276

Luo X, Wang Q, Wang X, Cai T. Reasons for living and hope as the protective factors against suicidality in Chinese patients with depression: a cross sectional study. BMC Psychiatry. 2016;16(1):252. doi:10.1186/s12888-016-0960-0

Kleiman EM, Liu RT. Social support as a protective factor in suicide: Findings from two nationally representative samples. Journal of Affective Disorders. 2013;150(2):540-545. doi:10.1016/j.jad.2013.01.033

Kleiman EM, Riskind JH. Utilized social support and self-esteem mediate the relationship between perceived social support and suicide ideation. A test of a multiple mediator model. Crisis. 2013;34(1):42-49. doi:10.1027/0227-5910/a000159

Koenig HG. Association of religious involvement and suicide. JAMA Psychiatry. 2016;73(8):775. doi:10.1001/jamapsychiatry.2016.1214

McClintock CH, Worhunsky PD, Xu J, et al. Spiritual experiences are related to engagement of a ventral frontotemporal functional brain network: Implications for prevention and treatment of behavioral and substance addictions. J Behav Addict. 2019;8(4):678-691. doi:10.1556/2006.8.2019.71

Nguồn: https://www.verywellmind.com/i-dont-want-to-live-but-i-dont-want-to-die-5220698

Như Trang.