Có vô vàn nguyên nhân khiến một mối quan hệ không thể đi xa. Những nguyên do chính khiến các mối quan hệ đổ vỡ bao gồm mất lòng tin, giao tiếp không tốt, thiếu tôn trọng, mỗi bên có những ưu tiên khác nhau và hạn chế tiếp xúc thân mật giữa hai người.

There are a variety of reasons why relationships don’t go the distance. The main reasons why relationships fail are loss of trust, poor communication, lack of respect, a difference in priorities, and little intimacy.

Bài viết này sẽ cùng thảo luận kỹ hơn tại sao mỗi nguyên nhân này lại đặt dấu chấm hết cho một mối quan hệ. This article discusses why each may cause a relationship to come to an end.

Nguồn: Tiny Buddha

Mất lòng tin. Loss of Trust

Một trong những cảm xúc mang tính nền tảng cần có trong một mối quan hệ là cảm giác an toàn. Nếu bạn không được hỗ trợ cảm xúc từ đối phương hoặc phát hiện đối phương không đáng tin, bạn sẽ mất đi lòng tin.

One of the foundational feelings necessary in a good relationship is a feeling of security. If you lack emotional support or find your partner unreliable, you might lose trust.

Nếu người kia mơ hồ khó đoán thì lo lắng là có nguyên nhân. Những mối quan hệ được tạo dựng trên sự bất tín thì nền móng thường chẳng mấy vững chắc.

If your partner is vague or hard to pin down, there is cause for concern. Relationships that are built on mistrust are on shaky ground.

Nói dối. Lying

Bây giờ giả dụ, bạn phát hiện người kia nói dối mình. Nói dối có thể đưa đến hệ quả cực kỳ lớn. Vậy đó là lời nói dối vô hại hay một lời dối nói ra để người nói bảo vệ bản thân? Những lời nói dối vô hại thường không đưa đến hệ quả hoặc hệ quả không nghiêm trọng, trong khi những lời nói dối “thực sự” lại tạo ra những tác động ghê ghớm hơn nhất nhiều.

Let’s say you found out your partner lied to you. Lies can have powerful consequences. Was it a white lie or a lie told to protect the person who lied? White lies are often minor or inconsequential while real lies have far-reaching effects.

Tính chiếm hữu. Possessiveness

Nếu bạn ở cùng một người có tính chiếm hữu cực kỳ cao, hãy tự hỏi bản thân, “Điều này liệu có ổn? Người kia có cô lập bạn khỏi bạn bè và liên tục kiểm tra bạn ở đâu, làm gì?”

If you’re with a partner who is overly possessive, ask yourself, “Does this seem healthy? Does your partner isolate you away from your friends or constantly check up on you?”

Đây không phải là những dấu hiệu thể hiện một người có niềm tin vào bạn. Hãy tự nhắc bản thân mình rằng đây không phải là một mối quan hệ lành mạnh.

These aren’t signs of someone who trusts you. Remind yourself that this is not what a healthy relationship is all about.

Ghen tuông. Jealousy

Ghen tuông liều lượng nhỏ có thể là tốt và là dấu hiệu cho thấy người ấy là đặc biệt với bạn. Nhưng nếu một người có tính chiếm hữu quá cao và cho thấy quá nhiều dấu hiệu ghen tuông bất thường, đã đến lúc bạn cần chuẩn bị tinh thần.

Jealousy in small doses can be healthy and a sign that you’re not taking one another for granted. But if someone is overly possessive and seems to exhibit signs of pathological jealousy, these are red flags.

Nguồn: Güzel Sözler

Không chung thủy. Infidelity

Nếu bạn nghi ngờ người kia không thành thật với mình, bạn có thể sẽ cảm thấy nền móng cả hai cùng xây dựng đã bị phá hủy. Bạn có thể không còn tin tưởng người này nữa. Họ có thực sự là người bạn từng biết?

If you suspect your partner is being unfaithful, you may feel like the cornerstone of what you built together has been destroyed. You might not trust this person anymore. Are they even who you thought they were?

Những mối quan hệ được xây dựng bởi sự thiếu tin tưởng, chất đầy dối trá, ghen tuông và không chung thủy, khả năng cao sẽ chẳng kéo dài.

Relationships centered on lack of trust, filled with lying, jealousy, and infidelity, will likely not endure.

Giao tiếp kém hiệu quả. Poor Communication

Nếu cả hai hạn chế nói chuyện ít đến mức chỉ trao đổi về lịch học của con hay những việc vặt cần làm cuối tuần, thì giao tiếp giữa hai bạn chỉ mang tính giao dịch – không hơn không kém. Giao tiếp tốt nên bao gồm đa dạng nhiều chủ đề khác nhau.

If you’re both reduced to only speaking about the kids’ schedules or the chore list for the weekend, your communication has become merely transactional. Healthy communications should be about lots of different topics.

Nguồn: Oprah.com

Thậm chí cả khi giao tiếp tốt, bất đồng ý kiến là chuyện hoàn toàn bình thường. Xung đột là không thể tránh khỏi và có nhiều cách để xử lý chúng thông qua những phương thức giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp nên có sự thấu cảm, thấu hiểu, và lắng nghe chủ động. Không may thay, nhiều cặp đôi cảm thấy khó giao tiếp với nhau theo cách này.

Even if you communicate well, it’s OK to disagree. Conflicts are inevitable and there are ways to manage conflicts with effective communication skills.  Communication should be filled with empathy, understanding, and active listening. Unfortunately, many couples find it hard to communicate this way.

Mặc dù nghe có vẻ hơi phản trực giác nhưng khi một cặp đôi khoe rằng mình chẳng bao giờ cãi nhau thì đó không phải là một điều tốt. Nó thường phản ánh sự thật rằng cả hai người đang né tránh xung đột. Cái họ cố làm là không “rung lắc” chiếc thuyền hay đúng hơn là không đề cập những vấn đề khó khăn.

Although it sounds counterintuitive, when a couple brags that they never argue at all, that’s not a good thing. It often reflects the fact that both people are conflict avoidant. They’d rather not rock the boat or bring up difficult issues.

Thực sự, việc bộc lộ sự tức giận và tìm cách để trao đổi về nó sẽ tốt cho cả hai hơn là không hề có tí cãi cọ nào.

It’s actually better for couples to express their frustrations and find a way to talk through them rather than not argue at all.

Trong một nghiên cứu thực hiện gần đây, các nhà khoa học đã phân tích phong cách giao tiếp đòi hỏi/rút lui ở các cặp đôi. Phong cách này mô tả những gì diễn ra khi một người thì hay đòi hỏi hoặc liên tục đay nghiến về một điều gì đó còn người kia tránh đối đầu và bỏ đi.

In one recent study,1 scientists analyzed a demand/withdraw style of communication among couples. This style describes what happens when one partner demands or nags about something and the other person avoids the confrontation and pulls away. 

Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi càng gặp khó khăn về tài chính, kiểu giao tiếp đòi hỏi/rút lui này lại xuất hiện với tần suất càng nhiều. Tuy nhiên, nó cũng có liên quan đến mức độ thỏa mãn thấp trong hôn nhân. Nhưng điều gây ngạc nhiên ở đây là: những cặp đôi thể hiện thái độ biết ơn và công nhận nhau có thể vượt qua được dạng giao tiếp có vấn đề này.

The study found that when under increased financial distress, this demand/withdraw style also increased. Moreover, it was correlated with lower marital satisfaction, too. But what was surprising was this interesting finding: couples who exhibited signs of gratitude and appreciation overcame this communication problem.

Thiếu tôn trọng. Lack of Respect

Các cặp đôi thường bất đồng về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng vấn đề tài chính thường là nguồn căn gây bất đồng nhất. Có thể một người tiết kiệm còn người kia quá hoang phí. Vấn đề này không quá nghiêm trọng nếu chỉ dừng lại ở cách họ nhìn nhận về chi tiêu và tiết kiệm khác nhau; vấn đề chính ở đây là cách họ xử lý những cuộc trao đổi về tiền.

Couples often disagree about various issues, but financial issues are often a source of disagreement. Maybe one is a spender and one is a saver. The problem isn’t so much that they view spending and saving in polar opposite ways; it’s more about how they handle discussions about money.

Vậy nên, xác định được cách thức đối xử của người này dành cho người kia trong một cuộc xung đột liên quan đến tiền bạc hay bất kỳ vấn đề nào khác là rất quan trọng. Đối phương có tôn trọng bạn? Họ có đùa giỡn với bạn về vấn đề đó? Hoặc người kia có chỉ trích bạn, đảo mắt liên tục và đối xử với bạn bằng thái độ coi thường tuyệt đối? Đây là những dấu hiệu cho thấy sự thiếu tôn trọng.

So, it’s important to identify how one treats the other during a conflict about money or any issue. Is your partner respectful? Do they joke with you about it? Or does your partner put you down, roll their eyes and treat you with utter contempt? These are signs of a lack of respect for one another.

TS. John Gottman, một nhà tâm lý học nổi tiếng và là một chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân bền vững và xác suất ly hôn, cho rằng coi thường là kẻ hủy diệt lớn nhất trong các mối quan hệ. Ông nói khinh thường cũng là dấu hiệu dự đoán khả năng ly hôn lớn nhất.

Dr. John Gottman, a renowned psychologist and expert on marriage stability and divorce probability, views contempt as the biggest destroyer of relationships. He says contempt is the biggest predictor of divorce, too.2

Nếu bạn đời chế nhạo, khinh bỉ bạn hay là đối xử với bạn bằng thái độ thù địch, đây là một dấu hiệu họ ghê tởm bạn. Sự thiếu tôn trọng và yêu thương này có thể gây ra một vết rạn không thể hàn gắn trong mối quan hệ.

If your partner mocks you, sneers, or is hostile, it’s a sign of disgust. This lack of fondness and respect can cause an irreparable rift in a relationship.

Những ưu tiên khác nhau. A Difference in Priorities

Nếu bạn thấy người mình đang hẹn hò hay một người bạn ở bên khá lâu có quá nhiều mong muốn khác nhau trong một mối quan hệ hay mục tiêu sống hơn bạn, thì mối quan hệ của cả hai bạn có thể bắt đầu rạn vỡ.

If you find that someone you’re dating or someone you’ve been with for a while has vastly different relationship desires or life goals than you do, your relationship may begin to fall apart.

Mục tiêu về mối quan hệ khác nhau. Different Relationship Goals

Đôi khi, bạn có những ưu tiên khác biệt cho chính mối quan hệ giữa hai người. Ví dụ, sau một tháng hẹn hò, một phụ nữ góa chồng có thể sẽ muốn đặt ngay một chuyến đi chơi vui vẻ với bạn và duy trì một mối quan hệ không ràng buộc. Tuy nhiên, bạn lại sẵn sàng giới thiệu đối phương cho gia đình mình trong suốt kỳ nghỉ sắp tới và hướng đến một ngã rẽ nghiêm túc hơn.

Sometimes you have different priorities for the relationship itself. For example, after a month of dating, a recently widowed person might want to book a fun getaway trip with you and keep a no-strings-attached relationship. You, however, may be ready to introduce your family to your love during the upcoming holidays and embark on a more serious path.

Mục tiêu sống khác nhau. Different Life Goals

Có thể cả hai bạn đều có những mục tiêu dài hạn khác nhau cho tương lai. Nếu bạn chưa từng dành thời gian thảo luận về chủ đề này, thì có lẽ bạn sẽ phiền lòng khi phát hiện ra những ước mơ và mục tiêu của người kia không hề giống với bạn.

Maybe you both have different long-term goals for the future. If you haven’t made time to discuss this, it can be upsetting to find out that your partner’s dreams and goals differ from yours.

Ví dụ, bạn có thể muốn tiếp tục theo đuổi đam mê sự nghiệp ở thành phố trong 5 năm tới. Nhưng người kia lại sẵn sàng ổn định luôn vào năm sau và lập gia đình ở một khu ngoại ô.

For instance, you may want to continue ambitiously pursuing a career in the city for another five years. Meanwhile, your partner is ready to settle down next year and start a family in the suburbs.

Khi bạn không thể thỏa hiệp hoặc vui vẻ thống nhất một con đường thì mối quan hệ sẽ trục trặc.

When you can’t compromise or happily pursue one path, your relationship will suffer.

Theo đuổi những mục tiêu khác nhau không phải lúc nào cũng khiến mối quan hệ trở nên bi đát. Ví dụ, có thể mục tiêu của bạn sẽ ảnh hưởng những mục tiêu của người bạn ở cùng.

Having differing goals doesn’t always mean your relationship is doomed. For example, it’s possible that your goals can influence those of the person you’re with.

Một nghiên cứu mới xuất bản gần đây trên Tập san Lão khoa đã đi sâu tìm hiểu sự phụ thuộc qua lại giữa mục tiêu của những cặp đôi. Nghiên cứu này thực hiện trên 450 cặp đôi, đã phát hiện ra những người trải qua một thời gian dài trong mối quan hệ thực sự có thể ảnh hưởng lên mục tiêu của người kia trong cuộc sống. Đây có thể là một cơ chế giúp giữ một mối quan hệ ổn định.

A recent study published in The Journals of Gerontology investigated the interdependence of goals within couples.3 The research, which included 450 couples, found that partners over the long term do influence one another when it comes to goals. This could be a mechanism that keeps the relationship more stable.

Tuy nhiên, đừng lấy việc dựa vào người khác làm giải pháp. Nếu một người muốn có con còn người kia hoàn toàn không muốn, hay một trong hai muốn sống nay đây mai đố và người kia lại chỉ muốn ở nơi mình lớn lên cho đến khi mình già và chết đi, thì điều này không hợp lý chút nào. Người phù hợp hơn với bạn biết đâu vẫn còn ở ngoài kia.

However, don’t rely on influencing the other as a solution. If one of you wants kids and the other absolutely does not, or one of you wants to live as a digital nomad and the other wants to remain in his childhood neighborhood until they are old and gray, this isn’t a fit. A better match might be out there for you.

Quan hệ tình dục không đủ và thiếu tiếp xúc thân mật. Not Enough Sex and Intimacy

Oxytocin đôi khi còn được gọi là “hormone tình yêu” hoặc “chất hóa học ôm ấp”. Cơ thể chúng ta sản sinh ra hormone oxytocin khi ta ôm, chạm, hôn và thể hiện sự yêu thương với người khác. Oxytocin gia tăng thường có liên đới với mức độ căng thẳng giảm và cảm giác hạnh phúc tăng .

Oxytocin is sometimes called the “love hormone” or “cuddle chemical”. Our bodies produce the hormone oxytocin when we hug, touch, kiss, and show affection toward another person. Increased oxytocin is also associated with reduced levels of stress and feelings of happiness.

Khi một cặp đôi không đụng chạm nhau nhiều và quá trình giao tiếp khô khan khiến việc tiếp xúc cơ thể không nhiều, mối quan hệ thường sẽ dần rạn vỡ.

When couples are not touching much, and the lack of touch is exacerbated by communicating in a style that is not intimate and close, relationships often deteriorate.

Khi đối phương không mặn mà với tình dục, đôi lúc mối quan hệ sẽ trở nên gượng ép. Sự bất đồng trong ham muốn tình dục có thể làm xói mòn một mối quan hệ cùng với những yếu tố khác và rồi cuối cùng gây đổ vỡ cả một mối quan hệ.

When your partner is uninterested in sex, sometimes relationships end up strained. The mismatch of sexual desires can erode a relationship along with other factors and ultimately contribute to a split.

Tình dục là vô cùng quan trọng trong các mối quan hệ. Theo một nghiên cứu được thực hiện gần đây, người trưởng thành trung bình quan hệ tình dục mỗi tuần một lần. Quan hệ tình dục thường xuyên có nhiều lợi ích, cả về cảm xúc, tâm lý và thể chất.

Sex is very important for relationships. According to a recent study, the average adult has sex once a week.4 There are many benefits to having sex more often. These include emotional, psychological, and physical benefits.

Nguồn: Counselling Directory

Điều gì giúp duy trì mối quan hệ? What Can Make a Relationship Last?

Brian Ogolsky, Giám đốc Nghiên cứu đại học, Phó giáo sư Khoa Nghiên cứu Gia đình và Phát triển con người, Đại học Illinois Urbana-Champaign, đã phân tích hơn 1,100 nghiên cứu tập trung vào những mối quan hệ tình cảm. Trong nghiên cứu này, ông đã xác định được các cách thức góp phần duy trì mối quan hệ.

Brian Ogolsky, Director of Graduate Studies, Associate Professor, Human Development and Family Studies at the University of Illinois Urbana-Champaign analyzed more than 1,100 studies on romantic relationships. In his research, he identified positive strategies that contributed to preserving partnerships.5

Ông phát hiện ra một điều giúp các cặp đôi không chia tay và có thể thấy được ở những mối quan hệ tuyệt vời: những người dành sự tôn trọng cao cho bạn đời của mình. Những người này đối phó hiệu quả với xung đột và cho người kia lợi ích của sự nghi ngờ. Nếu là mối quan hệ thiếu thỏa mãn thì ngược lại.

He found one thing that prevented couples from breaking up and could be found in great relationships: partners that held their partners in high esteem to begin with. The partners in these relationships dealt effectively with conflict and gave their partners the benefit of the doubt. In unsatisfactory relationships, the opposite is true.

Kết. Bottom lines

Mối quan hệ không kéo dài vì nhiều lý do. Nhưng những yếu tố then chốt gây ra viễn cảnh này bao gồm những vấn đề về lòng tin, giao tiếp, sự tôn trọng, ưu tiên và mức độ thân mật. Đương nhiên, không có mối quan hệ nào hoàn hảo hết, nhưng nếu bạn thấy khoảng thời gian khó khăn xuất hiện tần suất dày hơn những khoảnh khắc vui vẻ thì có lẽ đã đến lúc bạn nên đánh giá lại mối quan hệ của mình. Nếu bạn và đối phương muốn duy trì mối quan hệ, bạn có thể thử liên hệ với trị liệu viên để được hỗ trợ thêm.

Relationships don’t endure for many reasons. But key contributors to their demise involve issues of trust, communication, respect, priorities, and intimacy. Of course, no relationship is perfect, but if you’re finding that the difficult moments outweigh the good ones, it may be time to reevaluate your relationship. If you and your partner want to make the relationship work, you can try reaching out to a couples’ therapist for additional support.

Tham khảo. Sources

Barton AW, Futris TG, Nielsen RB. Linking financial distress to marital quality: The intermediary roles of demand/withdraw and spousal gratitude expressions. Personal Relationships. 2015;22(3):536-549.

Prooyen EV. This one thing is the biggest predictor of divorce. The Gottman Institute. Published August 25, 2017.

Nikitin J, Wünsche J, Bühler JL, Weidmann R, Burriss RP, Grob A. Interdependence of approach and avoidance goals in romantic couples over days and months. The Journals of Gerontology: Series B. 2021;76(7):1251-1263.

Liu H, Waite LJ, Shen S, Wang DH. Is sex good for your health? A national study on partnered sexuality and cardiovascular risk among older men and women. J Health Soc Behav. 2016;57(3):276-296.

Ogolsky BG, Monk JK, Rice TM, Theisen JC, Maniotes CR. Relationship maintenance: a review of research on romantic relationships. J Fam Theory Rev. 2017;9(3):275-306.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/why-relationships-fail-5206956

Như Trang