Chối bỏ là một cơ chế tự vệ của tâm lý, thể hiện việc con người ta ngó lơ tình huống thực tế để né tránh lo âu. Cơ chế tự vệ của tâm lý là những cách thức mà ta sử dụng để đối phó với cảm giác khó chịu. Đối với cơ chế chối bỏ, chúng ta không thừa nhận thực tế hoặc phủ nhận hệ quả do thực tế đó gây ra.

Denial is a type of defense mechanism that involves ignoring the reality of a situation to avoid anxiety. Defense mechanisms are strategies that people use to cope with distressing feelings. In the case of denial, it can involve not acknowledging reality or denying the consequences of that reality.

Nếu bạn đang chối bỏ, thường là bạn đang gặp khó khăn trong việc chấp nhận một điều gì đó quá mức chịu đựng hoặc gây quá nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, về ngắn hạn, cơ chế tự vệ này cũng có thể được sử dụng với mục đích hữu ích. Nó cho phép bạn có thời gian để điều chỉnh với một thay đổi đột ngột trong thực tế. Bằng cách cho bản thân thời gian, bạn có thể chấp nhận, thích nghi và từ đó bước tiếp.

If you are in denial, it often means that you are struggling to accept something that seems overwhelming or stressful. However, in the short term, this defense mechanism can have a useful purpose. It can allow you to have time to adjust to a sudden change in your reality. By giving yourself time, you might be able to accept, adapt, and eventually move on.

Nhưng chối bỏ cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cuộc sống, cụ thể, nó khiến bạn khó mà giải quyết vấn đề hoặc cản trở bạn thay đổi. Có khi, nó còn có thể ngăn không cho bạn tiếp nhận giúp đỡ hoặc các hình thức điều trị cần thiết.

But denial can also cause problems in your life, particularly if it keeps you from addressing a problem or making a needed change. In some cases, it can prevent you from accepting help or getting the treatment that they need.

Chối bỏ được mô tả lần đầu bởi nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud, ông cho rằng chối bỏ là từ chối thừa nhận những sự thật khó chịu về một sự kiện nào đó diễn ra cả bên trong nội tâm lẫn bên ngoài xã hội, bao gồm những ký ức, suy nghĩ và cảm nhận.

Denial was first described by the famed psychoanalyst Sigmund Freud, who described it as refusing to acknowledge upsetting facts about external events and internal ones, including memories, thoughts, and feelings.1

Các dấu hiệu của chối bỏ. Signs of Denial

Có một số dấu hiệu mà bạn hoặc một ai đó bạn biết có thể đang sử dụng chối bỏ để làm lá chắn tự vệ. Một số dấu hiệu phổ biến:

There are a few signs that you or someone you know might be using denial as a defense mechanism. Some common signs:

– Bạn tránh né nói về vấn đề. You refuse to talk about the problem.

– Bạn luôn tìm cách biện hộ cho hành vi của mình. You find ways to justify your behavior.

– Bạn đổ lỗi cho người khác hoặc các yếu tố bên ngoài đã gây ra vấn đề. You blame other people or outside forces for causing the problem.

– Bạn cố chấp thực hiện hành vi mặc cho những hệ quả từ hành vi đó. You persist in a behavior despite negative consequences.

– Bạn hứa sẽ giải quyết vấn đề trong tương lai. You promise to address the problem in the future.

– Bạn tránh né nghĩ về vấn đề.You avoid thinking about the problem.

Ngoài những dấu hiệu này, bạn có thể sẽ thấy mình hay cảm thấy vô vọng và bất lực. Ở một mức độ nhất định, bạn vẫn biết mình có một vấn đề cần giải quyết, nhưng bạn cảm thấy những gì mình nói hay làm sẽ chẳng tạo nên khác biệt gì. Khi người khác cố đưa ra lời khuyên hoặc giúp đỡ, bạn có thể gạt đi nối quan ngại của họ bằng cách giả vời đồng ý hoặc nói họ không cần nhúng mũi vào chuyện này.

In addition to these signs, you might find yourself feeling hopeless or helpless. On some level, you know there is a problem that needs to be addressed, but you feel that nothing you do or say will make a difference. When other people try to offer advice or help, you might brush off their concern by pretending to agree or telling them to mind their own business.

Nguyên do xuất hiện. Why Denial Happens

Cũng như các cơ chế tự vệ khác, chối bỏ là một cách ta sử dụng để bảo vệ bản thân khỏi những lo âu. Trong một số trường hợp, nó có thể là một cách để ta tránh phải đối phó với căng thẳng hoặc những cảm xúc đau buồn. Bằng cách từ chối xử lý hoặc thậm chí là thừa nhận là có điều gì đó không ổn đang diễn ra, bạn cố ngăn bản thân đối mặt với căng thẳng, xung đột, đe dọa, sợ hãi hoặc những nỗi lo âu.

Like other defense mechanisms, denial functions as a way to protect you from experiencing anxiety. In some cases, it might be a way to avoid dealing with stress or painful emotions. By refusing to deal with or even admit that there is something wrong, you are trying to prevent facing stress, conflict, threats, fears, and anxieties.

Chối bỏ phục vụ một số mục đích khác nhau, Đầu tiên, sử dụng cơ chế tự vệ này, bạn không phải thừa nhận vấn đề. Thứ hai, nó cũng cho phép bạn giảm thiểu những hệ quả tiềm tàng mà vấn đề có thể gây ra.

Denial serves a few different purposes. First, using this defense mechanism means you don’t have to acknowledge the problem. Second, it also allows you to minimize the potential consequences that might result.

Chối bỏ đôi khi xuất hiện thường xuyên trong một số bệnh lý tâm thần nhất định. Người có rối loạn sử dụng chất, rối loạn sử dụng rượu bia và rối loạn nhân cách ái kỷ chẳng hạn, có thể sử dụng cơ chế tự vệ này thường xuyên hơn để tránh phải đối mặt với thực tế bệnh tình của mình.

Denial is sometimes seen more often with certain types of mental health conditions. People who have substance abuse disorder, alcohol use disorder, and narcissistic personality disorder, for example, may use this defense mechanism more often to avoid facing the reality of their condition.

Chối bỏ một vấn đề đang tồn tại cho phép chủ thể tiếp tục duy trì những hành vi không tốt thay vì đi giải quyết vấn đề.

Denying a problem exists allows the individual to continue engaging in destructive behavior without addressing the problem.

Ví dụ. Examples of Denial

Chối bỏ là một cách né tránh xử lý những cảm xúc khó chịu ở nhiều người. Một số ví dụ:

Denial is a common way for people to avoid dealing with troubling feelings. Some examples:

– Một người phủ nhận mình mắc rối loạn sử dụng chất hoặc rượu bia vì họ vẫn có cuộc sống khá ổn và vẫn có thể đi làm mỗi ngày.

Someone denies that they have an alcohol or substance use disorder because they can still function and go to work each day.

– Sau sự ra đi đột ngột của một người thân, một người có thể sẽ không chấp nhận sự thật về cái chết này và phủ nhận những gì đã xảy ra. Đây là một phần quan trọng trong các giai đoạn mất mát đau buồn.

After the unexpected death of a loved one, a person might refuse to accept the reality of the death and deny that anything has happened. This is a common part of the stages of grief.

– Sau khi làm tổn thương cảm xúc của ai đó, bạn có thể sẽ từ chối nghĩ về nó hoặc cố tìm cách đổ lỗi cho họ vì đã khiến bạn hành xử như vậy. Ví dụ, bạn nói “Tôi sẽ chẳng nói thế nếu cô ta đừng hành xử như vậy!”. Bằng cách chối bỏ hành vi của mình, bạn chuyển giao lỗi lầm lên người đã bị bạn làm tổn thương.

After hurting someone’s feelings, you might refuse to think about it or try to find a way to blame them for your behavior. For example, you might say, “I wouldn’t have said that if she hadn’t been acting that way!” By denying your actions, you shift the blame to the person who has been hurt.

– Một người xuất hiện các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần né tránh suy nghĩ về nó và không tiếp nhận giúp đỡ vì họ không muốn đối mặt với vấn đề. Vì không tiếp nhận hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết từ người khác nên bệnh tình của họ có thể sẽ trở nặng theo thời gian.

Someone experiencing symptoms of a mental health condition might avoid thinking about it and not get help because they don’t want to face the problem. Because they don’t get the help and support that they need, their condition may worsen over time.

– Sau khi bị chẩn đoán mắc một bệnh mãn tính hoặc một căn bệnh nào đó giai đoạn cuối, một người có thể không tin rằng vấn đề này nghiêm trọng trong khi thực tế thì ngược lại. Họ có thể nghĩ, “Mình sẽ vượt qua nó; đâu có tệ đến vậy.” Không may thay, chối bỏ có thể, ở một mức độ nào đó, gây ảnh hưởng lên quá trình điều trị.

After being diagnosed with a chronic illness or terminal condition, a person might refuse to believe that the problem is as serious as it really is. They might instead think, “I’ll get over it; it can’t be that bad.” Unfortunately, this denial can potentially interfere with treatment.

Ảnh hưởng. Impact of Denial

Chối bỏ không phải lúc nào cũng xấu. Khi đối phó với một thứ gì đó làm bạn sốc hay khó chịu thì chối bỏ có thể giúp bạn có một chút thời gian và không gian để dần dần bắt được sự thay đổi, thường là trong vô thức.

Denial isn’t always a bad thing. When dealing with something shocking or distressing, being in denial can give you a little time and space to gradually, often unconsciously, come to grips with the change.

Ví dụ, bạn có thể giữ bản thân trong trạng thái chối bỏ ở một mức độ nhất định về mối lo ngại liên quan đến sức khỏe vì bạn không muốn đối mặt với khả năng mình có thể bị bệnh nặng. Thay vì lo lắng, chối bỏ có thể cho bạn một chút thời gian để chấp nhận sự thật và giữ được bình tĩnh trong lúc tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

For example, you might stay in denial to some degree about a health concern because you don’t want to face the possibility of being seriously ill. Rather than needlessly worrying, being in denial can give you a little time to come to terms and remain calm while you seek the advice of a health professional.

Tuy nhiên cũng có lúc chối bỏ có thể gây ra vấn đề và gây hại. Ví dụ, nếu bạn giữ thái độ này về một bệnh lý nào đó và không bao giờ đi khám bác sĩ thì vấn đề sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tương tự, nếu bạn chối bỏ các triệu chứng về một bệnh lý tâm thần như lo âu hay trầm cảm, bạn có thể sẽ trì hoãn đi thăm khám.

In other cases, however, denial can be problematic and even harmful. For example, if you stay in denial about a health condition and never see a doctor about it, the problem might worsen. Likewise, if you are in denial about symptoms of a mental illness such as anxiety or depression, you might delay seeking help from your doctor or mental health professional.

Xử lý. Treating Denial

Vượt qua tình trạng chối bỏ thường tùy thuộc vào bản chất của vấn đề. Con người ta thường chấp nhận sự thật theo thời gian và hỗ trợ đặc trưng cho mỗi người. Tâm lý trị liệu hoặc các nhóm hỗ trợ cũng có thể có hiệu quả.

Overcoming denial often depends on the nature of the problem. People often come to terms with the reality of a situation on their own given time and support. Psychotherapy or support groups can also be helpful.

Trong trị liệu tâm động học, học cách nhận ra và xác định các cơ chế tự vệ của tâm lý như chối bỏ có thể giúp cải thiện cách một người tự nhìn nhận bản thân để hiểu rõ hành vi của mình hơn.

In psychodynamic therapy, learning to recognize and identify defense mechanisms such as denial helps improve an individual’s self-awareness to understand their own behavior.2

Nếu bạn nghi ngờ chối bỏ có thể đang là một cơ chế tự vệ cản trở bạn đối mặt với vấn đề thì dưới đây là một số thứ bạn có thể làm để vượt qua nó.

If you suspect that denial might be a coping mechanism that is preventing you from facing a problem, there are some things that you can do to help overcome it.

– Nghĩ về lý do tại sao bạn sợ đối mặt với vấn đề. Think about why you are afraid to face the problem.

– Cân nhắc những hậu quả từ việc không xử lý vấn đề. Consider the consequences of not dealing with the problem.

– Thử trò chuyện với một người bạn hoặc người thân – những người có thể đưa ra những góc nhìn chân thành và khách quan hơn. Try talking to a close friend or loved one who may be able to offer some honest, more objective perspective.

– Tập trung xác định các suy nghĩ sai lệch có thể góp phần gây lo âu. Work on identifying the distorted thoughts that might be contributing to your anxiety.

Lời kết. Final words

Chối bỏ là một cách thức phổ biến giúp con người ta đối phó với những tình huống gây lo âu. Hình thành các kỹ năng ứng phó sẽ giúp bạn đối mặt với nỗi sợ theo những cách thức lành mạnh và hiệu quả hơn. Nếu chối bỏ đang gây ra những vấn đề hoặc gây cản trở bạn điều trị một bệnh lý thể chất hay tâm thần nào đó, hãy cân nhắc trao đổi với chuyên gia hoặc tham gia nhóm hỗ trợ.

Denial is a common way for people to deal with anxiety-provoking situations. Developing coping skills will allow you to face your fears in healthy and productive ways. If denial is causing problems or preventing you from dealing with a physical or mental health condition, consider talking to a professional or joining a support group.

Nếu người thân bạn đang trong trạng thái chối bỏ một vấn đề, hãy tập trung hỗ trợ thay vì có ép họ đi điều trị. Sẵn lòng lắng nghe hoặc có thể đề xuất đi cùng họ đến gặp chuyên gia.

If someone you love is in denial about a problem, focus on being supportive instead of trying to force them to get treatment. Being willing to listen or offering to go with them to talk to a professional may be more helpful.

Tham khảo. Sources

Costa RM. Denial (Defense mechanism). In: Zeigler-Hill V, Shackelford TK, eds. Encyclopedia of Personality and Individual Differences. Springer International Publishing; 2017:1-3. doi:10.1007/978-3-319-28099-8_1373-1

Bailey R, Pico J. Defense Mechanisms. In: StatPearls [Internet]. StatPearls Publishing.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/denial-as-a-defense-mechanism-5114461

Như Trang