Có khá nhiều những thí nghiệm tâm lý nổi tiếng bị coi là gây tranh cãi, vô nhân tính, vô đạo đức và thậm chí là hết sức độc ác – sau đây là 5 ví dụ. Nhờ vào những Đạo luật về đạo đức và những hội đồng xét duyệt đạo đức mà hầu hết những thí nghiệm này sẽ chẳng thể nào được thực hiện ngày nay.

There have been a number of famous psychology experiments that are considered controversial, inhumane, unethical, and even downright cruelhere are five examples. Thanks to ethical codes and institutional review boards, most of these experiments could never be performed today.

Chris Nickels for NPR

Những thí nghiệm dưới đây và những thí nghiệm gây tranh cãi khác đã làm đưa đến sự hình thành của những quy tắc và những hướng dẫn trong thực hiện những nghiên cứu liên quan đến đạo đức và tính nhân văn khi thực hiện nghiên cứu.

These and other controversial experiments led to the formation of rules and guidelines for performing ethical and humane research studies.

1. Thí nghiệm Hố Sâu Tuyệt Vọng của Harlow. Harlow’s Pit of Despair

Nhà tâm lý học Harry Harlow đã thực hiện một chuỗi các thí nghiệm vào những năm 1960 nhằm tìm hiểu tác động mạnh mẽ của tình yêu thương và sự gắn bó lên quá trình phát triển bình thường của chủ thể. Trong những thí nghiệm này, Harlow đã cô lập những chú khỉ nâu con, tách chúng khỏi mẹ và ngăn không cho chúng tương tác với những con khỉ khác. Chuỗi thí nghiệm gây sốc cho công chúng bởi sự tàn độc, và kết quả cũng mang tính hủy diệt không kém.

Psychologist Harry Harlow performed a series of experiments in the 1960s designed to explore the powerful effects that love and attachment have on normal development. In these experiments, Harlow isolated young rhesus monkeys, depriving them of their mothers and keeping them from interacting with other monkeys. The experiments were often shockingly cruel, and the results were just as devastating.1

Khỉ nâu con trong một số thí nghiệm bị tách khỏi khỉ mẹ thật và sau đó cho ở cùng với những “khỉ mẹ” dây thép (một mô hình người quấn bằng dây thép – ND). Một trong những khỉ mẹ thay thế này được làm hoàn toàn chỉ bằng dây thép. Mặc dù có cho khỉ con ăn đồ ăn, nhưng lại không có bất kỳ sự mềm mại hay vỗ về yêu thương nào. Khỉ mẹ thay thế khác được làm từ dây thép có quấn vải, mang lại một mức độ êm ái nhất định với khỉ con. Harlow phát hiện ra rằng mặc dù khỉ con sẽ tìm đến khỉ mẹ chỉ quấn dây thép để kiếm thức ăn nhưng chúng thích ở với khỉ mẹ dây thép có quấn vải để tìm kiếm sự êm ái.

Nguồn: Fine Art America

The infant monkeys in some experiments were separated from their real mothers and then raised by “wire” mothers. One of the surrogate mothers was made purely of wire. While it provided food, it offered no softness or comfort. The other surrogate mother was made of wire and cloth, offering some degree of comfort to the infant monkeys. Harlow found that while the monkeys would go to the wire mother for nourishment, they preferred the soft, cloth mother for comfort.

Một số thí nghiệm của Harlow còn cho cô lập khỉ con trong cái mà ông đặt tên là “Hố sâu tuyệt vọng”. Đây về cơ bản là một cái chuồng cô lập. Khỉ con bị nhốt trong những cái chuồng cô lập này khoảng 10 tuần. Có những con khác bị cô lập trong một năm. Chỉ trong một vài ngày, khỉ con bắt đầu cuộn người ro ró ở góc chuồng, không hề di chuyển.

Some of Harlow’s experiments involved isolating the young monkey in what he termed a “pit of despair.” This was essentially an isolation chamber. Young monkeys were placed in the isolation chambers for as long as 10 weeks. Other monkeys were isolated for as long as a year. Within just a few days, the infant monkeys would begin huddling in the corner of the chamber, remaining motionless.

Nghiên cứu khổ sở của Harlow đã khiến những con khỉ bị rối loạn cảm xúc và xã hội nặng nề. Chúng thiếu những kỹ năng xã hội và không thể chơi đùa với những con khỉ khác. Chúng cũng không thể có hành vi tình dục bình thường, vì vậy Harlow đã nghĩ ra một thiết bị kinh khủng mà ông gọi là “giá cưỡng hiếp”. Những con khỉ cô lập bị trói vào một tư thế giao phối để sau đó mang thai và đẻ con. Không có gì ngạc nhiên khi những con khỉ bị cô lập sau rồi cũng không thể chăm sóc cho con mình, chúng bỏ bê và hành hạ những con khỉ con chúng sinh ra.

Harlow’s distressing research resulted in monkeys with severe emotional and social disturbances. They lacked social skills and were unable to play with other monkeys. They were also incapable of normal sexual behavior, so Harlow devised yet another horrifying device, which he referred to as a “rape rack.” The isolated monkeys were tied down in a mating position to be bred. Not surprisingly, the isolated monkeys also ended up being incapable of taking care of their offspring, neglecting and abusing their young.

Thí nghiệm của Harlow cuối cùng cũng bị dừng lại vào năm 1985 khi Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ thông qua bộ quy tắc liên quan đến ứng xử với con người và động vật trong nghiên cứu.

Harlow’s experiments were finally halted in 1985 when the American Psychological Association passed rules regarding treating people and animals in research.1

2. Thí nghiệm gây sốc của Milgram về Sự phục tùng. Milgram’s Shocking Obedience Experiments

Nếu có ai đó nói bạn thực hiện một cú sốc điện đau đớn, có thể gây tử vong cho người khác, bạn có làm không? Đa số chúng ta sẽ nói rằng mình chắc chắc không bao giờ làm điều như vậy, nhưng một thí nghiệm tâm lý gây tranh cãi đã thách thức lại nhận định quá sức cơ bản này.

If someone told you to deliver a painful, possibly fatal shock to another human being, would you do it? The vast majority of us would say that we absolutely would never do such a thing, but one controversial psychology experiment challenged this basic assumption.

Nhà tâm lý học Stanley Milgram đã thực hiện một chuỗi các thí nghiệm nhằm khám phá bản chất của sự phục tùng. Giải thiết Milgram đưa ra là con người ta sẽ thường sẽ có những bước hành động to gan, đôi lúc nguy hiểm và thậm chí vô đạo đức để phục tùng một nhân vật quyền lực nào đó.

Mô tả thí nghiệm của Stanley. Nguồn: Modern Therapy

Social psychologist Stanley Milgram conducted a series of experiments to explore the nature of obedience. Milgram’s premise was that people would often go to great and sometimes dangerous, or even immoral, lengths to obey an authority figure.2

Trong thí nghiệm của Milgram, đối tượng nghiên cứu bị bắt phải thực hiện những cú sốc điện mạnh lên người khác. Mặc dù nạn nhân chỉ là một diễn viên giả vờ bị giật nhưng bản thân đối tượng nghiên cứu hoàn toàn tin rằng người kia đang thực sự bị giật điện thật. Mức điện áp bắt đầu từ 30 vôn và tăng lên mỗi lần 15 vôn đến mức cao nhất là 450 vôn. Công tắc cũng được dán nhãn bằng những cụm từ “sốc nhẹ”, “sốc vừa” và “nguy hiểm: sốc nặng”. Mức độ sốc tối đa đơn giản chỉ được dán nhãn “XXX”.

In Milgram’s experiment, subjects were ordered to deliver increasingly strong electrical shocks to another person. While the person in question was simply an actor who was pretending, the subjects themselves fully believed that the other person was actually being shocked. The voltage levels started out at 30 volts and increased in 15-volt increments up to a maximum of 450 volts. The switches were also labeled with phrases including “slight shock,” “medium shock,” and “danger: severe shock.” The maximum shock level was simply labeled with an ominous “XXX.”3

Kết quả của thí nghiệm gây kinh ngạc tột độ. Nhiều tham dự viên sẵn sàng thực hiện sốc điện tối đa, thậm chí khi nạn nhân giả vờ bị sốc van nài xin được tha hay than thở rằng mình bị bệnh tim.

The results of the experiment were nothing short of astonishing. Many participants were willing to deliver the maximum level of shock, even when the person pretending to be shocked was begging to be released or complaining of a heart condition.

Thí nghiệm của Milgram cho thấy thông tin bàng hoàng về “con đường” mà con người ta sẵn sàng và dám bước đi để phục tùng mệnh lệnh người khác, những nó cũng gây cảm giác thống khổ cực kỳ cho những người tham gia nghiên cứu.

Milgram’s experiment revealed stunning information about the lengths that people are willing to go in order to obey, but it also caused considerable distress for the participants involved.

3. Thí nghiệm Nhà tù giả của Zimbardo. Zimbardo’s Simulated Prison Experiment

Nhà tâm lý học Philip Zimbardo là bạn thời trung học với Stanley Milgram và ông có hứng thú với quá trình các yếu tố từ bối cảnh góp phần như thế nào vào nhóm hành vi xã hội. Trong thí nghiệm nổi tiếng và gây tranh cãi của mình, ông đã thiết lập một nhà tù giả trong tầng hầm của khoa Tâm lý, Đại học Stanford. Tham dự viên được chỉ định ngẫu nhiên làm tù nhân hoặc quản ngục. Bản thân Zimbardo cũng đóng vai giám sát trong nhà tù.

Psychologist Philip Zimbardo went to high school with Stanley Milgram and had an interest in how situational variables contribute to social behavior. In his famous and controversial experiment, he set up a mock prison in the basement of the psychology department at Stanford University. Participants were then randomly assigned to be either prisoners or guards. Zimbardo himself served as the prison warden.4

Nguồn: The Six Fifty

Các nhà nghiên cứu đã nỗ lực biến mọi thứ trở nên chân thực nhất có thể, thậm chí còn “bắt giam” những người đóng vai tội phạm và tống họ vào nhà tù giả này. Tù nhân được mặc đồng phục, trong khi đó, quản ngục bị yêu cầu phải suy trì kiểm soát nhà tù mà không sử dụng bạo lực hay ép buộc. Khi tù nhân bắt đầu không nghe lời, quản ngục đã sử dụng những chiến lược như sỉ nhục và biệt giam để trừng phạt và kiểm soát tù nhân.

The researchers attempted to make a realistic situation, even “arresting” the prisoners and bringing them into the mock prison. Prisoners were placed in uniforms, while the guards were told that they needed to maintain control of the prison without resorting to force or violence. When the prisoners began to ignore orders, the guards began to utilize tactics that included humiliation and solitary confinement to punish and control the prisoners.

Mặc dù theo kế hoạch thì thí nghiệm sẽ kéo dài trong 2 tuần nhưng nó đã phải dừng lại chỉ sau 6 ngày. Tại sao? Vì quản ngục đã bắt đầu lạm quyền và đối xử tàn ác với tù nhân. Mặt khác, nhiều tù nhân ghi nhận dấu hiệu của lo âu và vấn đề cảm xúc nghiêm trọng.

While the experiment was originally scheduled to last two full weeks it had to be halted after just six days. Why? Because the prison guards had started abusing their authority and were treating the prisoners cruelly. The prisoners, on the other hand, started to display signs of anxiety and emotional distress.

Mãi cho đến khi một sinh viên (cũng là vợ tương lai của Zimbardo) Christina Maslach ghé thăm nhà tù thì mọi người mới vỡ lẽ ra là tình huống đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát và bị đẩy đi quá xa. Maslach quá sức kinh sợ với những gì đang diễn ra và nói lên sự khó chịu của mình. Zimbardo sau đó đã quyết định ngưng thực hiện thí nghiệm.

It wasn’t until a graduate student (and Zimbardo’s future wife) Christina Maslach visited the mock prison that it became clear that the situation was out of control and had gone too far. Maslach was appalled at what was going on and voiced her distress. Zimbardo then decided to call off the experiment.

Sau này, Zimbardo cho biết “mặc dù chúng tôi đã kết thúc thí nghiệm sớm hơn dự định một tuần nhưng như vậy vẫn còn hơi trễ.”

Zimbardo later suggested that “although we ended the study a week earlier than planned, we did not end it soon enough.”

4. Thí nghiệm Albert Bé nhỏ của Watson và Rayner. Watson and Rayner’s Little Albert Experiment

Nếu bạn đã từng được học các tiết nhập môn Tâm lý học thì hẳn bạn ít nhất cũng có nghe về thí nghiệm Albert Bé Nhỏ. Nhà tâm lý học hành vi John Watson và trợ lý của ông, Rosalie Rayner, đã thực hiện điều kiện hóa (dạy và tập luyện) một cậu bé để cậu này sợ một con chuột bạch, và nỗi sợ này thậm chí còn lan tỏa sang những vật thể màu trắng khác như thú nhồi bông và bộ râu của chính Watson.

Tóm tắt thí nghiệm của Watson. Nguồn: PSYCHOLOGY WIZARD

If you have ever taken an Introduction to Psychology class, then you are probably at least a little familiar with Little Albert. Behaviorist John Watson and his assistant Rosalie Rayner conditioned a boy to fear a white rat, and this fear even generalized to other white objects including stuffed toys and Watson’s own beard.5

Rõ ràng là, dạng thí nghiệm này ngày nay bị cho là gây tranh cãi. Hù dọa một đứa bé và cố ý điều kiện hóa nó để nó trở nên sợ hãi rõ ràng là thiếu đạo đức. Tiếp đó, cậu bé và mẹ cậu đã chuyển đi trước khi Watson và Rauner có thể hóa giải điều kiện hóa nỗi sợ này cho cậu, vậy nên nhiều người tự hỏi không biết đâu đó ngoài kia lại đang tồn tại một người đàn ông với nỗi sợ bí ẩn với những vật có lông màu trắng.

Obviously, this type of experiment is considered very controversial today. Frightening an infant and purposely conditioning the child to be afraid is clearly unethical. As the story goes, the boy and his mother moved away before Watson and Rayner were able to decondition the child, so many people have wondered if there might be a man out there with a mysterious fear of furry white objects.

Nguồn: New Scientist

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cậu bé trung tâm của nghiên cứu này thực ra là một đứa trẻ có tên Douglas Meritte. Những nhà nghiên cứu này tin rằng đứa trẻ không chỉ không hề khỏe mạnh như lời Watson nói mà thậm chí còn bị suy yếu nhận thức và kết cục là đã chết vì bệnh tràn dịch não khi mới tròn 6 tuổi. Nếu đây là sự thật thì nghiên cứu của Watson sẽ càng trở nên ghê sợ và gây tranh cãi dữ dội hơn. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng gần đây cho thấy Albert Bé Nhỏ thực sự là một cậu bé có tên là William Albert Barger.

Some researchers have suggested that the boy at the center of the study was actually a child named Douglas Meritte. These researchers believe that the child was not the healthy boy Watson described, but actually a cognitively impaired boy who ended up dying of hydrocephalus when he was just six years old. If this is true, it makes Watson’s study even more disturbing and controversial. However, more recent evidence suggests that the real Little Albert was actually a boy named William Albert Barger.6

5. Thí nghiệm của Seligman về Bất lực tập nhiễm. Seligman’s Look Into Learned Helplessness

Cuối những năm 1960, nhà tâm lý học Martin Seligman và Steven F. Maier đã thực hiện các thí nghiệm về điều kiện hóa ở chó, giúp chúng dự đoán được một cú sốc điện sau khi nghe một âm thanh. Seligman và Maier đã quan sát thấy một vài kết quả bất ngờ.

During the late 1960s, psychologists Martin Seligman and Steven F. Maier were conducting experiments that involved conditioning dogs to expect an electrical shock after hearing a tone. Seligman and Maier observed some unexpected results.7

Nguồn: Wikimedia Commons

Lúc đầu khi được nhốt trong một chiếc hộp cửa chớp, trong đó có một bên là có điện, những chú chó sẽ nhanh chòng nhảy qua rào cản để trốn khỏi bị giật điện. Kế đó, những chú chó này bị thắt một dây đai, khi đó chúng không thể nào trốn khỏi bị giật điện.

When initially placed in a shuttle box in which one side was electrified, the dogs would quickly jump over a low barrier to escape the shocks. Next, the dogs were strapped into a harness where the shocks were unavoidable.

Sau khi được điều kiện hóa để dự đoán trước một cú sốc điện mà chúng không thể tránh khỏi, chúng một lần nữa bị nhốt vào chiếc hộp cửa chớp. Thay vì nhảy qua rào cản để trốn thì giờ đây chúng không cố trốn khỏi chiếc hộp nữa. Thay vào đó, chúng chỉ nằm xuống, rên rỉ và thút thít. Vì trước đó chúng được “tập” rằng có trốn cũng không thoát nên chúng không còn cố thay đổi hoàn cảnh nữa. Các nhà nghiên cứu gọi tên hiện tượng này là Bất lực tập nhiễm.

After being conditioned to expect a shock that they could not escape, the dogs were once again placed in the shuttlebox. Instead of jumping over the low barrier to escape, the dogs made no efforts to escape the box. Instead, they simply lay down, whined and whimpered. Since they had previously learned that no escape was possible, they made no effort to change their circumstances. The researchers called this behavior learned helplessness.

Công trình nghiên cứu của Seligman bị coi là gây tranh cãi vì ngược đãi động vật trong nghiên cứu.

Seligman’s work is considered controversial because of the mistreating the animals involved in the study.

Kết luận. Final thoughts

Nhiều thí nghiệm tâm lý được thực hiện trong quá khứ đơn giản là bất khả thi ngày nay nhờ những bộ hướng dẫn đạo đức giúp định hướng quá trình thực hiện của các nghiên cứu và cách thức ứng xử với các đối tượng tham gia. Mặc dù những thí nghiệm gây tranh cãi này thường gây cảm giác khó chịu, những chúng ta vẫn có thể học được những điều quan trọng về hành vi của con người và động vật từ kết quả của các nghiên cứu này. Có lẽ điều quan trọng nhất là một số các thí nghiệm này đã trực tiếp đưa đến sự ra đời của những Bộ quy tắc và hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm tâm lý về sau này.

Many of the psychology experiments performed in the past simply would not be possible today thanks to ethical guidelines that direct how studies are performed and how participants are treated. While these controversial experiments are often disturbing, we can still learn some important things about human and animal behavior from their results. Perhaps most importantly, some of these controversial experiments led directly to the formation of rules and guidelines for performing psychology studies.

Nguồn: Bored Panda

Tham khảo. Article Sources

Blum, Deborah (2011). Love at Goon Park: Harr Harlow and the science of affection. New York: Basic Books. p. 228.

Sperry L. Mental Health and Mental Disorders: an Encyclopedia of Conditions, Treatments, and Well-Being. Santa Barbara, CA: Greenwood, an imprint of ABC-CLIO, LLC; 2016.

Marcus S. Obedience to Authority An Experimental View. By Stanley Milgram. illustrated. 224 pp. New York: Harper &. The New York Times.

Le Texier T. Debunking the Stanford Prison Experiment. Am Psychol. 2019;74(7):823‐839. doi:10.1037/amp0000401

Fridlund AJ, Beck HP, Goldie WD, Irons G. Little Albert: A neurologically impaired child. Hist Psychol. 2012;15(4):302-27. doi:10.1037/a0026720

Powell RA, Digdon N, Harris B, Smithson C. Correcting the record on Watson, Rayner, and Little Albert: Albert Barger as “psychology’s lost boy”. Am Psychol. 2014;69(6):600‐611. doi:10.1037/a0036854

Seligman ME. Learned helplessness. Annu Rev Med. 1972;23:407‐412. doi:10.1146/annurev.me.23.020172.002203

Nguồn: https://www.verywellmind.com/controversial-psychology-experiments-2794997

Như Trang.