Biết được cách đưa ra quyết định đúng đắn – kiểu như mặc gì đến buổi phỏng vấn xin việc hay đầu tư tiền như thế nào – có thể là chìa khóa mở ra một cuộc sống tốt đẹp nhất. Và năng lực đưa ra quyết định tốt vào thời điểm hợp lý và cảm thấy tự tin về kỹ năng ra quyết định của mình có thể giúp bạn tiết kiện kha khá thời gian và phiền nhiễu trong cuộc sống.
Knowing how to make good decisions—like what to wear to a job interview or how to invest your money—could be the key to living your best life. And being able to make those decisions in a timely manner and feeling confident about your decision-making skills could save you a lot of time and hassle.

Điều may mắn ở đây là tất cả mọi người đều có thể học cách trở thành những người ra quyết định đúng đắn hơn. Nếu bạn muốn trở thành một người như vậy thì hãy thu nạp những thói quen hằng ngày hay ho này vào cuộc sống của bạn.
Fortunately, everyone can take steps to become better decision makers. If you want to become a better decision maker, incorporate these nine daily habits into your life.
1. Ghi chú những lần bạn tự tin quá mức. Take Note of Your Overconfidence

Quá tự tin có thể dễ dàng khiến nhận định của bạn đi lệch. Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng con người ta có xu hướng đánh giá quá cao sự thể hiện của bản thân cũng như mức độ chính xác trong kiến thức họ nắm giữ. Có lẽ bạn chắc chắn 90% về địa điểm của văn phòng bạn đang đến thăm. Hoặc có khi bạn đảm bảo 80% bạn có thể thuyết phục sếp cho bạn thăng chức.
Overconfidence can easily make your judgment go awry. Studies consistently show people tend to overestimate their performance as well as the accuracy of their knowledge. Perhaps you are 90 percent sure you know where the office is that you’re visiting. Or maybe you’re 80 percent certain you can convince your boss to give you a promotion.
Cân nhắc mức độ tự tin của bạn trong quản lý thời gian là tối quan trọng. Hầu hết mọi người đều ước lượng sai khối lượng công việc họ có thể hoàn thành trong một thời gian nhất định. Bạn có nghĩ là bạn chỉ tốn 1 giờ để hoàn thành bản báo cáo đó? Bạn có dự đoán được là bạn có thể trả các hóa đơn trực tuyến trong 30 phút? Cõ lẽ bạn sẽ nhận ra mình đang quá tự tin vào những dự đoán của bản thân.
It’s especially important to consider your confidence level in terms of time management. Most people overestimate how much they can accomplish in a certain period of time. Do you think it will only take you one hour to finish that report? Do you predict you’ll be able to pay your online bills in 30 minutes? You might find you’re overconfident in your predictions.
Mỗi ngày, hãy dành thời gian ước tính khả năng thành công của mình. Rồi cuối ngày, hãy xem lại những ước tính của bạn. Bạn có chính xác như bạn nghĩ không?
Take time every day to estimate the likelihood that you’ll be successful. Then, at the end of the day, review your estimates. Were you as accurate as you thought?
Người đưa ra quyết định đúng nhận ra những khía cạnh trong đời sống nơi sự tự tin quá đà có thể là một vấn đề. Rồi họ điều chỉnh tư duy và hành vi một cách tương ứng.
Good decisions makers recognize areas in their lives where overconfidence could be a problem. Then, they adjust their thinking and their behavior accordingly.
2. Xác định những nguy cơ xảy đến với bản thân. Identify the Risks You Take

Sự quen thuộc mang đến sự thoải mái. Và khả năng cao là bạn sẽ đưa ra những quyết định sai lầm vì bạn đã quá chìm đắm vào những thói quen và không suy nghĩ về nguy hiểm bạn gặp phải hoặc sự tổn hại bạn đang gây ra.
Familiarity breeds comfort. And there’s a good chance you make some poor decisions simply because you’ve grown accustomed to your habits and you don’t think about the danger you’re in or the harm you’re causing.
Ví dụ, bạn chạy xe hộc tốc đến nơi làm việc mỗi ngày. Mỗi lúc bạn đến nơi an toàn mà không bị phạt chạy quá tốc độ thì bạn lại trở nên tự tin hơn một chút về việc chạy nhanh. Nhưng rõ ràng là, bạn đang hăm he đe dọa sự an toàn cho chính bản thân và chấp nhận nguy cơ bị phạt.
For example, you might speed on your way to work every day. Each time you arrive safely without a speeding ticket, you become a little more comfortable with driving fast. But clearly, you’re jeopardizing your safety and taking a legal risk.
Hoặc, có thể bạn ăn trưa bằng thức ăn nhanh mỗi ngày. Vì bạn không gặp phải dấu hiệu bệnh tật tức thời nào nên bạn không coi đây là một vấn đề. Nhưng theo thời gian, bạn có thể tăng cân hoặc gặp phải những vấn đề sức khỏe khác là hậu quả của hành động này.
Or, maybe you eat fast food for lunch every day. Since you don’t suffer any immediate signs of ill health, you might not see it as a problem. But over time, you may gain weight or experience other health issues as a consequence.
Hãy xác định những thói quen hằng ngày đã bị bạn cho là mặc định. Đây là những điều đòi hỏi bạn phải chủ động cân nhắc một chút vì giờ chúng đã mang tính tự động. Sau đó, dành một chút thời gian để đánh giá quyết định nào có thể có hại hoặc ảnh hưởng xấu lên sức khỏe và lên kế hoạch phát triển những thói quen lành mạnh hơn mỗi ngày.
Identify your daily habits that have become commonplace. These are things that require little thought on your part because they’re automatic. Then, take some time to evaluate which decisions might be harmful or unhealthy and create a plan to develop healthier daily habits.
3. “Đóng khung” vấn đề theo một cách khác. Frame Your Problems In a Different Way

Cách bạn đặt câu hỏi hoặc vấn đề đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cách bạn sẽ phản ứng lại nó và cách bạn nhìn nhận những cơ hội thành công của bản thân.
The way you pose a question or a problem plays a major role in how you’ll respond and how you’ll perceive your chances of success.
Thử tưởng tượng có hai bác sĩ phẫu thuật nọ. Một người nói với bệnh nhân mình rằng, “90% người trải qua cuộc phẫu thuật này sẽ kéo dài sự sống.”. Người kia nói, “10% người thực hiện cuộc phẫu thuật này sẽ chết.” Thông tin thì chỉ có một. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng người ta khi nghe câu “10% sẽ chết” thường nhìn nhận nguy cơ dành cho họ lớn hơn rất nhiều.
Imagine two surgeons. One surgeon tells his patients, “Ninety percent of people who undergo this procedure live.” The other surgeon says, “Ten percent of people who undergo this procedure die.” The facts are the same. But research shows people who hear “10 percent of people die” perceive their risk to be much greater.
Vậy nên khi bạn phải đưa ra một quyết định, hãy đóng khung vấn đề theo một cách thức khác. Dành ra một phút để nghĩ xem liệu một xíu thay đổi nhỏ trong từ ngữ ảnh hưởng như thế nào lên cách bạn nhìn nhận vấn đề.
So when you’re faced with a decision, frame the issue in a different manner. Take a minute to think about whether the slight change in wording affects how you view the problem.
4. Sẵn lòng “Để mai tính”. Be Willing to Sleep on It

Khi đối mặt với một lựa chọn khó khăn, như có nên chuyển đến một thành phố mới hay thay đổi công việc hay không thì bạn sẽ dành khá nhiều thời gian để nghĩ về những cái lợi và hại hay những phần thưởng và nguy cơ tiềm tàng.
When you’re faced with a tough choice, like whether to move to a new city or change careers, you might spend a lot of time thinking about the pros and cons or the potential risks and rewards.
Và mặc dù khoa học chỉ ra rằng việc suy nghĩ về các lựa chọn cũng rất tốt nhưng nghĩ quá nhiều về những lựa chọn lại có thể là một vấn đề. Cân đo thiệt hơn trong khoảng thời gian quá dài có thể làm gia tăng mức độ căng thẳng đến mức bạn phải vật lộn để đưa ra quyết định.
And while science shows there is plenty of value in thinking about your options, overthinking your choices can actually be a problem. Weighing the pros and cons for too long may increase your stress level to the point that you struggle to make a decision.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc “ủ lại” một ý kiến cũng mang đến nhiều lợi ích. Suy nghĩ một cách vô thức, thật bất ngờ, lại là một hành động khôn ngoan. Vậy nên, hãy mặc kệ vấn đề của bạn. Hoặc không, hãy khiến bản thân bận rộn bằng những hoạt động giúp tâm trí bạn không nghĩ về vấn đề đó nữa. Hãy để não bộ của bạn làm việc về những thứ trong bối cảnh thực và khả năng cao là bạn có thể có được câu trả lời rõ ràng.
Studies show there’s a lot of value in letting an idea “incubate.” Nonconscious thinking is surprisingly astute. So consider sleeping on a problem. Or, get yourself involved in an activity that takes your mind off a problem. Let your brain work through things in the background and you’re likely to develop clear answers.
5. Dành thời gian để chiêm nghiệm những lỗi lầm của mình. Set Aside Time to Reflect on Your Mistakes

Dù bạn rời nhà mà không mang theo ô và bị ướt như chuột lột trên đường đến chỗ làm, hay bạn tiêu lố số tiền mình có vì không thể ngăn bản thân mình mua sắm, thì hãy dành thời gian để chiêm nghiệm lại những sai lầm của mình.
Whether you left the house without an umbrella and got drenched on the way to work, or you blew your budget because you couldn’t resist an impulse purchase, set aside time to reflect on your mistakes.
Biến việc xem lại những lựa chọn mình thực hiện trong ngày thành một thói quen mỗi ngày. Khi những quyết định của bạn không đưa đến kết quả tốt, hãy tự hỏi bản thân điều không đúng ở đây là gì. Hãy tìm kiếm những bài học có thể thu được từ mỗi sai lầm bạn mắc phải.
Make it a daily habit to review the choices you made throughout the day. When your decisions don’t turn out well, ask yourself what went wrong. Look for the lessons that can be gained from each mistake you make.
Chỉ cần đảm bảo bạn không đắm chìm quá lâu trong những lỗi lầm. Xào xáo lại những bước đi sai lầm hết lần này đến lần khác không hề tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn. Giữ thời gian chiêm nghiệm ở mức vừa phải –10 phút mỗi ngày là đủ để giúp bạn suy nghĩ xem lần tới mình nên cải thiện thế nào.
Just make sure you don’t dwell on your mistakes for too long. Rehashing your missteps over and over again isn’t good for your mental health. Keep your reflection time sensitive—perhaps 10 minutes per day is enough to help you think about what you can do better tomorrow.
6. Chấp nhận những “lối tắt” trong suy nghĩ. Acknowledge Your Shortcuts

Mặc dù hơi khó thừa nhận một chút nhưng bạn kiểu gì cũng chịu ảnh hưởng bởi các thiên kiến trong đầu dù ít hay nhiều. Con người chúng ta không thể lúc nào cũng khách quan được.
Although it can be a bit uncomfortable to admit, you’re biased in some ways. It’s impossible to be completely objective.
Trong thực tế, tâm trí đã tạo ra các “lối tắt” trong suy nghĩ – còn gọi là chiến thuật dựa trên kinh nghiệm – giúp bạn đưa ra quyết định nhanh hơn. Và mặc dù những lối tắt này giúp bạn không tốn quá nhiều thời gian cho mỗi lựa chọn nhưng nó cũng có thể “lèo lái” bạn đi sai hướng.
In fact, your mind has created mental shortcuts—referred to as heuristics—that help you make decisions faster. And while these mental shortcuts keep you from toiling for hours over every little choice you make, they can also steer you wrong.
Ví dụ, chiến thuật dựa trên kinh nghiệm có sẵn, là ra quyết định dựa trên những ví dụ và thông tin tức thời xuất hiện trong đầu. Vậy nếu bạn xem nhiều tin tức gần đây nói về các vụ cháy nhà, khả năng cao là bạn sẽ đánh giá quá cao mức độ nguy cơ một vụ cháy nhà có thể xảy ra. Hoặc, nếu gần đây bạn tiếp nhận nhiều thông tin về những vụ rơi máy bay, thì bạn có thể nghĩ khả năng bị chết trong một vụ máy bay rơi sẽ cao hơn một vụ đụng xe (thậm chí ngay cả khi số liệu thực tế cho thấy điều ngược lại.)
The availability heuristic, for example, involves basing decisions on examples and information that immediately spring to mind. So if you watch frequent news stories that feature house fires, you’re likely to overestimate the risk of experiencing a house fire. Or, if you’ve recently consumed a lot of news about plane crashes, you may think your chances of dying in a plane crash is higher than a car crash (even though statistics show otherwise).
Hãy biến việc nhận thức rõ ràng những lối tắt trong suy nghĩ đưa đến quyết định sai lầm thành một thói quen hằng ngày. Thừa nhận những nhận định sai lầm bạn có thể đưa ra về những con người hoặc sự kiện và từ đó bạn có thể trở nên khách quan hơn ít nhiều.
Make it a daily habit to consider the mental shortcuts that lead to bad decisions. Acknowledge the incorrect assumptions you may make about people or events and you may be able to become a little more objective.
7. Cân nhắc góc nhìn đối ngược. Consider the Opposite

Một khi bạn đã quyết cái gì đó là đúng thì khả năng cao là bạn sẽ bám lấy niềm tin ấy. Nó là một nguyên tắc tâm lý có tên là “niềm tin mù quáng”. Thay đổi một niềm tin sẵn có đòi hỏi phải có những bằng chứng thuyết phục hơn nhiều so với việc tạo ra nó, và khả năng cao là bạn vốn đã đang hình thành một số niềm tin không tốt cho bản thân rồi.
Once you’ve decided something is true, you’re likely to cling to that belief. It’s a psychological principle known as belief perseverance. It takes more compelling evidence to change a belief than it did to create it, and there’s a good chance you’ve developed some beliefs that don’t serve you well.
Ví dụ, bạn có thể cho rằng mình là một nhà diễn thuyết trước đám đông tồi, vậy nên bạn tránh phải lên tiếng ở những cuộc họp mặt. Hoặc bạn có thể cho rằng mình chẳng có duyên gì với những mối quan hệ, vậy nên bạn ngưng không đi hẹn hò với ai. Bạn cũng đã hình thành những niềm tin về những nhóm người cụ thể trong bạn. Có lẽ bạn cho rằng “Mấy người hay tập tành thể dục thể thao là những kẻ quá yêu bản thân,” hay “Người giàu thì đều xấu xa.”
For example, you might assume you’re a bad public speaker, so you avoid speaking up in meetings. Or you might believe you are bad at relationships, so you stop going on dates. You’ve also developed beliefs about certain groups of people. Perhaps you believe, “People who work out a lot are narcissists,” or “Rich people are evil.”
Những niềm tin mà bạn nghĩ là đúng hay 100% chính xác có thể đẩy bạn xuống tro tàn. Cách tốt nhất để thách thức những niềm tin này là tranh luận theo chiều đối nghịch.
Those beliefs that you assume are always true or 100 percent accurate can lead you astray. The best way to challenge your beliefs is to argue the opposite.
Nếu bạn thuyết phục bản thân rằng mình không nên phát biểu trong một cuộc họp, hãy tranh luận, tìm mọi lý do lý giải tại sao bạn nên làm điều đó. Hoặc, nếu bạn tin là người giàu đều xấu xa thì hay liệt kê ra các lý do tại sao người có của cũng có thể tử tế và hay giúp đỡ người khác.
If you’re convinced you shouldn’t speak up in a meeting, argue all the reasons why you should. Or, if you’re convinced rich people are bad, list reasons why wealthy people may be kind or helpful.
Cân nhắc góc nhìn đối nghịch sẽ giúp đập vỡ những niềm tin không có lợi, từ đó bạn có thể nhìn nhận tình huống theo chiều hướng mới và quyết định hành động khác đi.
Considering the opposite will help breakdown unhelpful beliefs so you can look at situations in another light and decide to act differently.
8. Gắn nhãn cảm xúc của bản thân. Label Your Emotions

Người ta thường hay có những câu kiểu như, “Tôi đang đứng đống lửa, như ngồi trên đống than”, hoặc “tôi đã thấy cổ họng mình như nghẹn lại” thay vì sử dụng trực tiếp các từ chỉ cảm xúc, như buồn hay lo lắng, để miêu tả tình trạng cảm xúc của bản thân. Nhiều người trưởng thành đơn giản là không cảm thấy thoải mái khi chia sẻ cảm xúc của mình. Thế nhưng, việc gắn nhãn những cảm xúc trong bạn có thể là chìa khóa giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
People are often more inclined to say things like, “I have butterflies in my stomach,” or “I had a lump in my throat,” rather than use feeling words, like sad or nervous, to describe their emotional state. Many adults just aren’t comfortable talking about their feelings. But, labeling your emotions can be the key to making better decisions.
Những cảm xúc của bạn đóng vai trò cực kỳ lớn trong những sự lựa chọn của bạn. Nghiên cứu đã liên tục chỉ ra lo âu khiến con người ta đề phòng trước sau. Và lo âu sẽ lan tỏa từ một khía cạnh nào đó trong cuộc sống sang các khía cạnh khác. Vậy nên nếu bạn lo lắng về hồ sơ vay thế chấp bạn mới đệ trình thì bạn có thể sẽ không mời ai đó đi hẹn hò vì bạn nghĩ chuyện lớn kia còn chưa đâu vào với đâu.
Your feelings play a huge role in the choices you make. Studies consistently show anxiety makes people play it safe. And anxiety spills over from one area of someone’s life to another. So if you’re nervous about the mortgage application you just filed, you might be less likely to ask someone out on a date because you’ll think it sounds too risky.
Niềm hứng khởi, mặt khác, có thể giúp bạn đánh giá quá cao cơ hội thành công của mình. Thậm chí khi chỉ có một khả năng thành công vô cũng nhỏ nhoi, bạn cũng sẽ liều mình đánh đổi nếu bạn phấn khích với cái đầu ra tiềm năng mà bạn nhận được (thường gặp trong cờ bạc).
Excitement, on the other hand, can make you overestimate your chances of success. Even if there’s only a small likelihood you’ll succeed, you might be willing to take a big risk if you’re excited about the potential payoffs (this is often the case with gambling).
Hãy biến việc gắn nhãn cảm xúc trở thành một thói quen hằng ngày. Lưu ý xem liệu mình có đang cảm thấy buồn, giận, xấu hổ, lo lắng hoặc thất vọng. Và rồi, dành ra 1 phút để cân nhắc sự ảnh hưởng của những cảm xúc này lên những quyết định mình đưa ra.
Make it a daily habit to label your feelings. Note whether you’re feeling sad, angry, embarrassed, anxious, or disappointed. Then, take a minute to consider how those emotions may be influencing your decisions.
9. Trò chuyện với bản thân như một người bạn thân. Talk to Yourself Like a Trusted Friend

Khi đối mặt với một lựa chọn khó khăn, hãy hỏi bản thân, “Mình sẽ nói gì với một người bạn có vấn đề này?” Bạn sẽ thấy câu trả lời từ từ đến với mình khi bạn bắt đầu tưởng tượng bản thân đang mang đến sự “thông thái” cho người khác.
When faced with a tough choice, ask yourself, “What would I say to a friend who had this problem?” You’ll likely find the answer comes to you more readily when you’re imagining yourself offering wisdom to someone else.
Nói chuyện với bản thân như một người bạn tin tưởng giúp lấy một số cảm xúc ra khỏi phương trình. Nó sẽ giúp bạn đứng ở một khoảng cách nhất định nào đó để cân nhắc đưa ra quyết định và ít nhiều cũng sẽ giúp bạn giữ được tâm thế khách quan hơn ít nhiều.
Talking to yourself like a trusted friend takes some of the emotion out of the equation. It will help you gain some distance from the decision and will give you an opportunity to be a little more objective.
Và việc này cũng giúp bạn đối xử tốt với bản thân hơn một chút. Mặc dù bạn có thể vẫn sẽ nói những điều tiêu cực với bản thân như, “Cái này không xong rồi. Mày chẳng thể làm ra trò trống gì.”, nhưng khả năng cao là bạn sẽ không nói những điều đó với bạn của bạn. Có lẽ bạn sẽ nói nhưng câu như, “Được rồi này. Tôi biết bạn có thể làm được mà.”, nếu bạn đang nói chuyện với một người bạn.
It will also help you to be a little kinder to yourself. While you may be likely to say negative things to yourself like, “This will never work. You can’t do anything right,” there’s a good chance you wouldn’t say that to your friend. Perhaps you’d say something more like, “You’ve got this. I know you can do it,” if you were talking to a friend.
Hình thành một đoạn hội thoại tử tế với nội tâm cũng cần phải luyện tập. Nhưng khi bạn biến việc yêu thương bản thân thành một thói quen thường ngày thì kỹ năng ra quyết định cũng sẽ được cải thiện.
Developing a kinder inner dialogue takes practice. But when you make self-compassion a daily habit, your decision-making skills will improve.

Tham khảo. View Article Sources
Alós-Ferrer C, Hügelschäfer S, Li J. Framing effects and the reinforcement heuristic. Economics Letters. 2017;156:32-35.
Feld J, Sauermann J, Grip AD. Estimating the relationship between skill and overconfidence. Journal of Behavioral and Experimental Economics. 2017;68:18-24.
Guenther CL, Alicke MD. When it pays to persist less: Self-enhancement and belief perseverance. Journal of Experimental Social Psychology. 2008;44(3):706-712.
Inbar Y, Cone J, Gilovich T. Peoples intuitions about intuitive insight and intuitive choice. Journal of Personality and Social Psychology. 2010;99(2):232-247.
Myers DG. Psychology. New York: Worth; 2007.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/habits-for-better-decision-making-4153045
Như Trang.
Cảm ơn chị vì bài post về self-help khá hữu ích ạ!
ThíchThích