Chỉnh khung nhận thức là một kỹ thuật được sử dụng trong trị liệu nhằm giúp người bệnh xây dựng cách nhìn nhận khác đi về một tình huống, con người hoặc mối quan hệ bằng cách thay đổi ý nghĩa của nó. Chiến lược này thường được các nhà tâm lý học sử dụng để giúp khách hàng nhìn nhận tình huống từ một góc độ khác so với góc nhìn hiện tại của họ.

Reframing is a technique used in therapy to help create a different way of looking at a situation, person, or relationship by changing its meaning. Also referred to as cognitive reframing, it’s a strategy therapist often used to help clients look at situations from a slightly different perspective.

Ý tưởng cốt lõi của chỉnh khung nhận thức là quan điểm của một người sẽ tùy thuộc vào “khung” mà từ đó, mọi người nhìn vào vấn đề. Khi thay đổi “khung” này, ý nghĩa của vấn đề sẽ thay đổi, từ đây suy nghĩ và hành vi của chủ thể thường cũng sẽ thay đổi theo.

The essential idea behind reframing is that a person’s point-of-view depends on the frame it is viewed in.  When the frame is shifted, the meaning changes and thinking and behavior often change along with it.

Một cách hiểu khác về khái niệm này là bạn cứ tưởng tượng mình đang nhìn qua một ống kính máy ảnh. Hình ảnh nhìn qua ống kính có thể bị thay đổi sang góc nhìn gần hơn hoặc xa hơn. Bằng cách thay đổi một chút cái ta nhìn được trong máy ảnh thì ta sẽ nhìn và cảm nhận bức ảnh khác đi.

Another way to understand the concept of reframing is to imagine looking through the frame of a camera lens. The picture seen through the lens can be changed to a view that is closer or further away. By slightly changing what is seen in the camera, the picture is both viewed and experienced differently.

Ví dụ về chỉnh khung nhận thức. Examples of Reframing

Chỉnh khung nhận thức có thể được sử dụng trên cả người trưởng thành và trẻ em nhằm thay đổi cách họ suy nghĩ, cảm nhận và hành xử. Đây là một số ví dụ về cách sử dụng chỉnh khung nhận thức trong trị liệu.

Reframing may be used with adults or teens to change the way they think, feel, and behave. Here are a few examples of how reframing may be used in therapy:

Trong một phiên trị liệu cho gia đinh, Carla khó chịu phàn nàn rằng mẹ của cô can thiệp quá mức vào đời sống của mình, bà liên tục cằn nhằn cô đáng lẽ phải làm cái này cái kia. Trong nỗ lực thay đổi góc nhìn tiêu cực của Carla về mẹ mình, trị liệu viên thường chỉnh khung nhận thức của cô bé lạinhư sau: “Không phải vì thương nên mẹ mới dạy em cách chăm sóc bản thân để em có sự chuẩn bị lỡ như sau phải tự lập mà không có mẹ ở bên nữa hay sao?”

In a family therapy session Carla complains bitterly that her mother is overly involved in her life, constantly nagging her about what she should be doing. In attempting to shift Carla’s negative view of her mother, the therapist offers this reframe: “Isn’t it loving of your mother to teach you ways to take care of yourself so you’ll be prepared to live on your own without her?”

Một khách hàng vị thành niên đang tham gia phiên điều trị cá nhân và tỏ ra bực dọc, khó chấp nhận những giới hạn gây ra do một bệnh lý tâm thần. Trị liệu viên nỗ lực chỉnh khung nhận thức của khách hàng này về căn bệnh bằng cách nói, “Em có thể nghĩ về căn bệnh của mình như kiểu một đồng hồ báo thức trong đầu, nhắc nhở em tự chăm sóc cho sức khỏe mình trong cuộc sống không?”

A teen in individual therapy is struggling to accept the limitations of having a chronic illness. The therapist attempts to reframe how the teen views his illness by saying, “Can you think of your illness as a built-in reminder to take care of your health throughout your life?”

Một cô bé vị thành viên buồn bực vì mình không thể thành lập được một đội bóng chày. Trị liệu viên hỏi cô bé về những điều tích cực có thể đến nếu không thành lập đội bóng. Cô bé nói rằng mình sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn và nếu luyện tập đầy đủ từ bây giờ, cô bé có thể lập đội bóng vào năm tới.

A teen is upset she didn’t make the basketball team. The therapist asks her what positive things could come from not making the team. The teen is able to say she will have more free time and with enough practice, she might be able to make the team next year.

Một cậu bé nói rằng mẹ mình đã hủy hoại đời sống của mình bằng cách không cho mình sử dụng điện thoại thông minh vì cậu này bị bắt gặp vừa nhắn tin vừa lái xe. Trị liệu viên trao đổi về những mối nguy hiểm của việc nhắn tin trong lúc lái xe và lý do cha mẹ lại không muốn cậu làm điều này. Cuối cùng, cậu đã có thể nhìn nhận những hành động của mẹ mình là không nhằm hủy hoại đời mình mà thay vào đó là để bảo vệ cuộc sống của cậu.

A boy says his mother has ruined his life by taking away his smartphone privileges because he was caught texting while driving. A therapist talks about the dangers of texting while driving and the reasons his parents may want to teach him not to do that. Eventually, he is able to see that his mother’s actions weren’t meant to ruin his life, but instead, were meant to save his life.

Làm sao để tái chỉnh khung nhận thức về tình huống của trẻ? How to Help Your Teen Reframe the Situation

Mặc dù kỹ thuật này thường được sử dụng trong trị liệu nhưng nó là một kỹ năng bạn có thể sử dụng với trẻ ở nhà. Cứ luyện tập dần, trẻ nhà bạn sẽ học được cách tự nhắc nhở bản thân rằng những kết luận ban đầu của mình chỉ là một trong rất nhiều cách giải thích cho vấn đề thôi.

While this technique is often used in therapy, it’s something that you can use with your teen at home as well. With practice, your teen will learn to remind himself that his initial conclusion is only one possible explanation.

Trẻ thường nghĩ góc nhìn của chúng là duy nhất để nhìn nhận vấn đề. Nếu một người bạn không gọi lại cho mình thì chắc người bạn đó đang giận mình. Hoặc nếu một cậu bé nào đó thi rớt, thì kiểu gì nó cũng nghĩ do bản thân mình ngu dốt.

Teens often think their outlook is the only way to see a problem. If a friend didn’t call back she must be mad. Or, if a teen fails a test it must mean he’s stupid.

Hãy hỏi những câu kiểu như, “Có cách nào khác để nhìn nhận tình huống này không?” hay “Có những lý do nào khác không?” Hãy giúp trẻ nhìn ra được có hàng tá những lý do khác có thể tồn tại để giải thích một vấn đề.

Ask questions like, “Is there another way to look at this situation?” or, “What are three other possible reasons this could have happened?” Help your teen see that there are likely dozens of potential reasons a problem exists.

Ví dụ, bạn của cô bé có thể không trả lời tin nhắn là vì cô bận hoặc không cầm theo điện thoại. Chỉ ra những hướng giải thích/cách làm thay thế khác cho sự khăng khăng dứt khoát của trẻ rằng bạn mình đang giận mình có thể giúp trẻ nhìn mọi thứ từ một góc độ khác.

For example, her friend might not be returning her text messages because she’s busy or because she got her phone taken away. Pointing out alternatives to your teen’s insistence that her friend is angry can help her see things from another view.

Bạn cũng có thể giúp cô bé chỉnh khung nhận thức bằng cách nói, “Bạn của em có thể cần bình tĩnh lại trước khi nói chuyện với em vì em ấy rất quý mến em và không muốn nói điều gì xấu xí trong lúc đương tức giận.”

You might also help her reframe the situation by saying, “Your friend may need to cool down before she talks to you because she likes you a lot and doesn’t want to say something mean out of anger.”

Công nhận cảm xúc của trẻ bằng cách khẳng định, “Chị biết em đang lo lắng không biết sao bạn chưa gọi lại cho em. Chị biết vì khi chị lo lắng, chị cũng hay tưởng tượng ra những kịch bản xấu nhất, nhưng thường thì những gì chị lo đều không có thật”.

Validate your teen’s feelings by saying, “I know you are nervous that she hasn’t called you back. I know when I feel nervous I always imagine the worst case scenarios but often, those things I imagine aren’t even true.”

Bạn cũng có thể giúp trẻ giữ tinh thần bằng cách hỏi, “Em sẽ nói gì với một người bạn đã gặp vấn đề như thế này?” Trẻ có thể sẽ nói về những người khác một cách tử tế và yêu thương hơn khi nói về chính bản thân mình.

You also might help your teen stay mentally strong by asking, “What would you say to a friend who had this problem?” Your teen is likely to speak to others in a kinder and more compassionate way than she talks to herself.

Mục tiêu ở đây nên là giúp trẻ hình thành những cuộc độc thoại nội tâm lành mạnh. Sau cùng, trẻ sẽ học được cách tự huấn luyện bản thân mình khi dần nhận ra có nhiều cách khác nhau để nhìn nhận cùng một vấn đề.

The goal should be to help your teen develop healthy self-talk. Eventually, she’ll learn how to coach herself as she begins to recognize there are many ways to view the same situation.

if-you-cant-change-it-change-the-way-you-think-about-it-quote-1.jpg
Nếu không thể thay đổi hoàn cảnh, hãy thay đổi cách bạn suy nghĩ về nó. Nguồn: PictureQuotes.com

Nguồn. View Article Sources

Wenzel A. Basic Strategies of Cognitive Behavioral Therapy. Psychiatric Clinics of North America. 2017;40(4):597-609.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/reframing-defined-2610419

Như Trang.