Bệnh Alzheimer là một quá trình diễn tiến bệnh lý thần kinh khi não bệnh nhân dần mất đi khả năng vận hành bình thường theo thời gian. Bệnh Alzheimer gây ra thay đổi trong trí nhớ, giao tiếp, phán đoán, nhân cách và chức năng nhận thức nói chung.

Alzheimer’s disease is a progressive neurological disease that, over time, results in the brain’s inability to function correctly. Alzheimer’s disease causes changes in memory, communication, judgment, personality, and overall cognitive functioning.

alzheimers_final_flat (1)
Nguồn: http://alz.to/

Bệnh này được phát hiện đầu tiên vào năm 1906 tại Đức bởi Alois Alzheimer và đây là dạng bệnh lý phổ biến nhất của chứng suy giảm trí nhớ (hoặc sa sút trí tuệ) (đây là tên gọi chung cho các bệnh lý suy kiệt chức năng não).

Alzheimer’s was first identified by Alois Alzheimer in 1906 in Germany and is the most common type of dementia, a general term for impaired brain functioning.

Mặc dù nhiều người nghĩ bệnh Alzheimer chỉ ảnh hưởng lên người cao tuổi nhưng thực tế, có đến hai loại bệnh Alzheimer: Alzheimer bộc phát muộn (còn gọi là Alzheimer điển hình thường gặp) ở nhóm đối tượng trên 60 tuổi và Alzheimer bộc phát sớm với những triệu chứng xuất hiện ở nhóm những người dưới 60 tuổi.

Although many people think of Alzheimer’s disease as something that only affects older adults, there are actually two types of Alzheimer’s disease: late onset (also called typical) Alzheimer’s which affects people over the age of 60 and early onset Alzheimer’s, which is defined by symptoms that begin before age 60.

Ai thường mắc bệnh Alzheimer? Who Gets Alzheimer’s Disease?

Theo ước tính có hơn 5 triệu người Mỹ đang sống chung với bệnh Alzheimer hoặc một bệnh lý liên quan tới chứng suy giảm trí nhớ, mặc dù không phải ai cũng được chẩn đoán một cách đầy đủ.

It’s estimated that more than five million people in the United States are living with Alzheimer’s or a related dementia, although not all are diagnosed.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tin rằng có đến 500.000 người Mỹ thuộc nhóm bệnh nhân mắc Alzheimer bộc phát sớm, hoặc một bệnh lý liên quan đến chứng suy giảm trí nhớ khác ở nhóm những người dưới 60 tuổi.

Additionally, researchers believe that as many as 500,000 of those people in the United States have early onset Alzheimer’s, or another type of dementia that affects persons who are under the age of 60.

Bệnh Alzheimer không phải là dấu hiệu thông thường của tuổi già; tuy nhiên, khi bạn ngày một lớn tuổi, khả năng mắc Alzheimer ngày càng tăng cao. Có đến 13% người trên 65 tuổi mắc Alzheimer hoặc các bệnh mất trí khác, trong khi đó có tới 50% người trên 85 tuổi mắc Alzheimer hoặc các chứng mất trí khác.

Alzheimer’s is not part of normal aging; however, as you age, the likelihood of developing Alzheimer’s increases.Thirteen percent of individuals over age 65 have Alzheimer’s or another form of dementia, while almost 50 percent of individuals over age 85 have Alzheimer’s or another kind of dementia.

Nhóm dân số có tỷ lệ mắc Alzheimer cao nhất là phụ nữ da trắng, có thể là vì tuổi thọ của nhóm này là cao nhất trong các nhóm dân số.

The demographic group with the highest percentage of Alzheimer’s is Caucasian females, possibly since their life expectancy is the greatest.

Tuy nhiên, phụ nữ nói chung là đối tượng dễ mắc bệnh Alzheimer. Xấp xỉ 2/3 số người Mỹ mắc Alzheimer hoặc bệnh suy giảm trí nhớ khác là nữ giới.

However, women in general are particularly at risk for developing Alzheimer’s disease. Approximately two-thirds of Americans with Alzheimer’s disease or a related dementia are female.

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bạn có người thân hoặc họ hàng mắc bệnh, nhưng vẫn có cách can thiệp giúp giảm nguy cơ này.

There is an increased chance of developing Alzheimer’s if you have relatives with the disease, but there are many things you can do to actively decrease this risk.

Các triệu chứng và tác động của bệnh Alzheimer. Symptoms and Effects of Alzheimer’s

Các triệu chứng của bệnh Alzheimer bao gồm các vấn đề liên quan đến trí nhớ, giao tiếp, nắm bắt vấn đề và phán xét. Bên cạnh đó một số thay đổi trong tính cách cũng xuất hiện. Khi bệnh tiến triển, khả năng vận hành các chức năng tâm lý, xã hội và cơ thể sẽ ngày càng suy giảm.

Symptoms of Alzheimer’s include problems with memory, communication, comprehension, and judgment. Changes in personality may begin to develop as well. As the disease progresses, the ability to function mentally, socially, and physically continues to decline.

Mặc dù bệnh Alzheimer có thể biến động tùy từng người nhưng nói chung các trường hợp đều phát triển theo một dạng thức tương tự nhau, phân thành 3 giai đoạn khác nhau: giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối.

While the progression of Alzheimer’s disease can vary based on the person, it typically follows a similar pattern which can be categorized into three different stages: early stage, middle stage, and late stage.

Giai đoạn đầu. Early Stage Alzheimer’s Disease

Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc nắm bắt thông tin mới, tìm được từ thích hợp để mô tả một thứ gì đó, nhớ lại cái vừa mới diễn ra (tổn thương trí nhớ ngắn hạn) hoặc lên kế hoạch và tổ chức một hoạt động – công việc đòi hỏi khả năng quản lý và kiểm soát.

In the early stages of Alzheimer’s, it can be more difficult to learn new information, find the right word to describe something, remember what just happened (short-term memory impairment) or plan and organize an activity- a task that requires executive functioning.

Giai đoạn giữa. Middle Stage Alzheimer’s Disease

Trong giai đoạn giữa, khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng trở nên khó khăn hơn. Trí nhớ dài hạn thường phai mờ dần,và có thể bị suy giảm khả năng thị giác và không gian (kết quả là nhiều người hay lang thang và bị lạc). Sự thay đổi trong cảm xúc và hành vi như lo âu và bối rối thường xuất hiện vào giai đoạn giữa và cuộc sống có thể khá khó khăn cho cả những người bệnh lẫn những người thân của họ.

In the middle stages of Alzheimer’s, the ability to think clearly becomes more difficult. Long-term memories often fade, and there can be a decline in visual and spatial abilities (which can result in people wandering or getting lost). Emotional and behavioral changes, such as anxiety and agitation, are common in the middle stage, and these can be challenging for both those living with dementia, and their loved ones, to handle.

Giai đoạn cuối. Late Stage Alzheimer’s Disease

Trong giai đoạn cuối, chức năng vận hành cơ thể suy giảm đáng kể, những hoạt động như đi lại, mặc quần áo và ăn uống trở nên khó khăn. Cuối cùng, những người trong giai đoạn cuối của Alzheimer phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc trong những nhu cầu cơ bản nhất.

In the late stages of Alzheimer’s disease, physical functioning declines significantly, making tasks like walking, getting dressed, and eating difficult. Eventually, the person with late stage Alzheimer’s becomes completely dependent upon caregivers to help with their basic needs.

3 điều cần biết về bệnh Alzheimer. 3 Things to Know About Alzheimer’s Disease

Alzheimer là một trong những bệnh lý gây ra chứng suy giảm trí nhớ. Alzheimer’s Disease Is One of Many Conditions That Cause Dementia

Bạn có thể nghe thấy từ “chứng suy giảm trí nhớ/sa sút trí tuệ” hay được sử dụng chung với bệnh Alzheimer. Chứng suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer chỉ 2 bệnh khác nhau, mặc dù đôi lúc vẫn được sử dụng thay thế cho nhau.

You may hear the word dementia used in association with Alzheimer’s disease. Dementia and Alzheimer’s are not the same thing, although the terms are often used interchangeably.

Suy giảm trí nhớ/Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung chỉ các vấn đề về nhận thức như mất trí nhớ và khó khăn trong giai tiếp.

Dementia is a general term for cognitive problems, such as memory loss and communication difficulties.

Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm trí nhớ, nhưng vẫn còn nhiều phân nhóm và nguyên nhân khác gây mất trí. Nói cách khác, suy giảm trí nhớ là một nhóm thuật ngữ bao quát chứa đựng nhiều bệnh lý, một trong số đó là Alzheimer.

Alzheimer’s disease is the most common cause of dementia, but there are many other kinds and causes of dementia. In other words, dementia is a broad category that houses many conditions, one of which is Alzheimer’s disease.

Những loại suy giảm trí nhớ khác bao gồm: suy giảm trí nhớ mạch máu, suy giảm trí nhớ thể Lewy, suy giảm trí nhớ do chứng Parkinson, suy giảm trí nhớ trán-thái dương, bệnh Huntington và bệnh Creutzfeldt-Jacob.

Other types of dementia include vascular dementia, Lewy body dementia, Parkinson’s disease dementia, frontotemporal dementia, Huntington’s disease, and Creutzfeldt-Jakob disease.

Sự khác biệt giữa chứng suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer? What’s the Difference Between Alzheimer’s and Dementia?

– Trí nhớ kém đi không phải lúc nào cũng đều do bệnh Alzheimer hay Chứng Sa Sút Trí Tuệ. Not All Memory Loss Is Caused by Alzheimer’s Disease or Dementia

Đôi khi, sự suy giảm nhận thức gây ra do những bệnh lý khác, một trong số đó là những bệnh có thể phục hồi được, như não úng thủy áp suất bình thường hoặc thiếu hụt vitamin B12. Xác định và điều trị những bệnh lý này càng sớm càng tốt giúp tăng cơ hội cải thiện nhận thức.

Sometimes, cognitive declines are caused by other conditions, some of which are potentially reversible conditions, such as normal pressure hydrocephalus or vitamin B12 deficiency. Identifying and treating these conditions as soon as possible is important to increase the chance of improved cognition.

Mất trí nhớ có thể bị gây ra do những vấn đề thường nhật như căng thẳng, mệt mỏi, xao nhãng, trầm cảm, và làm quá nhiều việc một lúc.

Memory loss can also be caused by everyday issues including stress, fatigue, distractions, depression, and too much multi-tasking.

Người bệnh Alzheimer vẫn có thể có một cuộc sống chất lượng. Quality of Life Is Possible in Alzheimer’s Disease

Việc trải qua những cảm giác đau khổ, buồn bã và lo lắng sau khi bị chẩn đoán mắc Alzheimer là hết sức bình thường, mặc dù đôi lúc cũng có người cảm thấy nhẹ nhõm khi họ (hay người thân) biết được nguyên nhân các triệu chứng mình gặp phải. Tìm hiểu về căn bệnh có thể làm bạn choáng ngợp. Tuy nhiên, điều quan trọng cấn biết và nhớ là bạn vẫn có khả năng sống một cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa, cho dù đang phải chung sống cùng căn bệnh này.

It’s normal to experience grief, sadness, and worry after a diagnosis of Alzheimer’s, although there are occasionally some people who feel relieved at having a reason for the symptoms they (or a loved one) are experiencing. Learning about Alzheimer’s disease can be overwhelming. However, what’s important to know and remember is that it’s still possible to have a full and meaningful life, even while living with Alzheimer’s disease.

Bằng cách nào? Người mắc chứng Alzheimer và những dạng bệnh mất trí khác thường bị người khác hỏi những câu hỏi dạng như thế này. Và câu trả lời của họ sẽ mang đến cho chúng ta sự khích lệ và hiểu biết sâu sắc về những yếu tố góp phần tạo dựng chất lượng cuộc sống.

How? People with Alzheimer’s and other kinds of dementia were asked this question and their answers provided us with encouragement and great insights about what contributes to their quality of life.

Một số đề xuất của họ bao gồm: Their suggestions included the following ideas:

– Thực hiện những hoạt động ý nghĩa – đừng chỉ chơi mấy trò cờ bạc cá độ. Provide meaningful activities—not just bingo

­- Tăng cường tương tác xã hội. Help us have social interactions

– Luôn giữ và sử dụng óc hài hước. Keep (and use) a sense of humor

– Trao nhao những cái ôm. Give a hug

– Chăm sóc về mặt tâm linh nếu muốn. Offer spiritual care if desired

186183213
Nguồn: iStock

Chẩn đoán bệnh Alzheimer. Diagnosing Alzheimer’s

Việc chẩn đoán bệnh Alzheimer được thực hiện bằng cách loại trừ những căn bệnh hoặc nguyên nhân khác, rà soát lại bệnh sử gia đình và thực hiện kiểm tra thần kinh xem não đang hoạt động hiệu quả ở mức nào. Một số bác sĩ cũng thực hiện các kiểm tra hình ảnh như MRI giúp chỉ ra những thay đổi trong kích thước và kết cấu của não bộ có thể đưa đến kết luận chuẩn đoán một người mắc Alzheimer.

Diagnosing Alzheimer’s disease is done by ruling out other diseases or causes, reviewing family history and conducting a mental exam to see how well the brain is working. Some physicians also conduct imaging tests, such as an MRI, which can show changes in the brain’s size and structure that may lead to the conclusion of Alzheimer’s.

Tại Hoa Kỳ, mặc dù thường thì các bác sĩ đa khoa sẽ chẩn đoán bệnh nhưng bạn cũng có thể hỏi ý kiến của các nhà tâm lý học, bác sĩ lão khoa hoặc bác sĩ thần kinh. Điều đáng buồn là ta không thể có được kết luận chẩn đoán bệnh cuối cùng cho tới thời điểm sau khi bệnh nhân mất. Lúc này công tác khám nghiệm tử thi được thực hiện và chính lúc này người ta mới xác định được những thay đổi nhất định trong não bộ xuất hiện sau khi bệnh nhân mất; tuy nhiên, quy trình chẩn đoán đề cập phía trên cũng là những chẩn đoán mang tính tiêu chuẩn tại thời điểm này và đã được chứng minh là khá chính xác có thể được áp dụng trong thực tế.

While general practice physicians often diagnose Alzheimer’s, you can also seek an evaluation from a psychologist, geriatrician, or neurologist. Alzheimer’s cannot conclusively be diagnosed until after death when an autopsy is conducted and specific brain changes can be identified; however, diagnosis through the above tools is the industry standard at this time and has proven fairly accurate.

Điều trị bệnh Alzheimer. Treatment of Alzheimer’s

Bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu; việc xác định những hình thức dự phòng và điều trị hiệu quả hơn cũng như tìm ra phương thuốc đặc hiệu cho bệnh là ưu tiên lớn của các nhà nghiên cứu. Hình thức điều trị hiện tại cho bệnh Alzheimer tập trung vào làm dịu bớt đi những triệu chứng, cả trong nhận thức, hành vi và cảm xúc, bằng cả liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

Alzheimer’s has no cure at this time, but determining more effective treatment and prevention methods, as well as finding a cure for the disease, is a high priority for researchers. Current treatment for Alzheimer’s focuses on alleviating the symptoms of Alzheimer’s, including cognitive, behavioral, and emotional concerns, by using drug therapy and non-drug approaches.

Điều trị bằng thuốc. Drug Therapy

Có hai loại thuốc được chấp thuận để điều trị Alzheimer bởi Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA): Nhóm thuốc ứng chế men chuyển cholinesterase, bao gồm Aricept (donepezil), Exelon (revastigmine), và Razadyne (galantamine) và Nhóm thuốc đối vận N-Methyl D-Aspartate (NMDA) bao gồm Namenda (Memantine). Mặc dù những thuốc này thực sự có thể giúp cải thiện quá trình tư duy ở một số người nhưng nói chung tác động của thuốc cũng biến động tùy trường hợp. Những thuốc này cần được kiểm soát chặt chẽ vì tác dụng phụ và khả năng tương tác với các thuốc khác.

Two types of drugs have been approved by the Food and Drug Administration (FDA) to treat Alzheimer’s disease: cholinesterase inhibitors, including Aricept (donepezil), Exelon (revastigmine), and Razadyne (galantamine), and N-Methyl D-Aspartate (NMDA) antagonists, including Namenda (memantine). While these medications do appear to improve thought processes for some people, the effectiveness overall varies greatly. These medications need to be monitored regularly for side effects and interaction with other medications.

Các thuốc tâm thần cũng có thể được kê đơn nhắm đến các triệu chứng trong hành vi và cảm xúc của bệnh Alzheimer. Thuốc tâm thần là những thuốc giải quyết các khía cạnh về tâm lý và cảm xúc trong quá trình thực hiện chức năng của não bộ. Ví dụ, nếu một người trải qua các ảo giác lo âu đau khổ, các thuốc tâm thần như thuốc chống loạn thần có thể được kê đơn và thường khá hữu ích trong việc làm dịu các triệu chứng ảo giác. Cũng như các thuốc khác, thuốc tâm thần cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ đáng kể và hiện tượng tương tác với thuốc khác, vì vậy chúng nên được sử dụng cẩn trọng và thường được kết hợp với liệu pháp không dùng thuốc.

Psychotropic medications can be prescribed to target the behavior and emotional symptoms of Alzheimer’s. Psychotropics are medications that address the psychological and emotional aspects of brain functioning. For example, if a person is experiencing distressing hallucinations, a psychotropic medication, such as an antipsychotic medication, can be prescribed and is often helpful in relieving the hallucinations. As with other drugs, psychotropics have the potential for significant side effects and interaction with other medications, so they should be used carefully and be coupled with non-drug approaches.

Điều trị không dùng thuốc. Non-Drug Approaches

Các hình thức điều trị không dùng thuốc tập trung vào các triệu chứng hành vi và cảm xúc của bệnh bằng cách thay đổi cách chúng ta hiểu và tương tác với người mắc bệnh Alzheimer. Các hình thức này xác định hành vi chính là cách giao tiếp thường gặp cho những người mắc bệnh, vì vậy mục tiêu đặt ra ở đây là phải hiểu được ý nghĩa của hành vi và tại sao nó lại xuất hiện ở người bệnh.

Non-drug approaches focus on treating the behavioral and emotional symptoms of Alzheimer’s by changing the way we understand and interact with the person with Alzheimer’s. These approaches recognize that behavior is often a way of communicating for those with Alzheimer’s, so the goal is to understand the meaning of the behavior and why it is present.

Hình thức điều trị không dùng thuốc bao gồm những nỗ lực giúp xác định nguyên nhân ẩn sâu của một hành vi hoặc một cảm xúc. Ví dụ, việc hiểu được rằng sự bồn chồn không yên có thể bị châm ngòi bởi nhu cầu muốn đi dạo hoặc sử dụng nhà vệ sinh, việc tìm ra và giải quyết các nhu cầu đó sẽ có ích cho bệnh nhân hơn là lúc nào cũng bắt họ ngồi xuống một chỗ.

Non-drug approaches include efforts to determine the underlying cause of a behavior or emotion. For example, understanding that restlessness could be triggered by a need to go for a walk or use the bathroom—and then addressing those needs—will result in a far more effective response than asking the person with dementia simply to sit back down.   

Các hình thức điều trị không dùng thuốc nói chung nên được áp dụng trước các biện pháp dùng thuốc vì đơn giản chúng không có tác dụng phụ hay tương tác thuốc.

Non-drug approaches should generally be attempted before using psychotropic medications since they do not have the potential for side effects or medication interactions.

Mục tiêu của những hình thức này là tạo ra những can thiệp hiệu quả hơn thông qua điều chỉnh cách tiếp cận của người chăm sóc hoặc môi trường nhằm giảm thiểu các hành vi không tốt hoặc cảm xúc tiêu cực.

The goal of these approaches is to develop more effective interventions by adjusting the caregiver’s approach or the environment to minimize the challenging behaviors or distressing feelings.

Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hình thức không dùng thuốc cũng có thể giúp duy trì thậm chí cải thiện chức năng nhận thức trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, các hoạt động thể chất và các bài tập trí óc liên tục được chứng minh trong nhiều nghiên cứu rằng có thể hỗ trợ nhận thức ở những người mắc Alzheimer.

Some research has found that non-drug approaches can also help maintain, or even improve, cognitive functioning for a limited time. For example, physical activity and mental exercise have repeatedly been shown in multiple studies to benefit cognition in people living with Alzheimer’s.

3F65DE6000000578-4427214-image-a-17_1492648261488
Nguồn: Daily Mail

Có thể ngăn chặn được bệnh Alzheimer không? Can You Prevent Alzheimer’s?

Có một sự khác biệt lớn giữa ngăn ngừa bệnh Alzheimer và giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh. Hiện tại, không có bằng chứng về một cách thức ngăn ngừa hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh và ý tưởng này được củng cố mạnh mẽ bởi hàng trăm nghiên cứu.

There’s a difference between preventing Alzheimer’s disease and reducing the risk of developing it. Currently, there is no proven way to fully prevent Alzheimer’s disease. However, you can significantly reduce your risk, and this idea is reinforced by hundreds of research studies.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, một lối sống năng động với nhiều hoạt động thể chất, tương tác xã hội và luyện tập trí óc thường xuyên là những chiến lược hiệu quả giúp giảm thiểu nguy cơ mắc Alzheimer đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu.

A heart-healthy diet, an active lifestyle with plenty of physical exercise, social interaction, and regular mental exercise are strategies that have consistently been shown in research to be effective in reducing the risk of Alzheimer’s disease.

Kết luận. A Word From Verywell

Đối phó với bệnh Alzheimer không hề dễ dàng, nhưng bạn không cần phải chống chọi một mình. Chủ động công tác chuẩn bị, bạn có thể gạt bỏ được một số khó khăn cho cả bạn và gia đình.

Coping with Alzheimer’s is not easy, but it’s not something you need to do alone. By being proactive and prepared, you can ease some of the challenges of this disease for both you and your family.

Nguồn: https://www.verywell.com/alzheimers-4014762

Như Trang.