Di truyền và môi trường ảnh hưởng như thế nào đến trí thông minh? Đây đã, đang và tiếp tục là một trong những câu hỏi gây tranh cãi nhất trong suốt lịch sử ngành tâm lý học.

What role do genetic and environmental influences play in determining intelligence? This question has been one of the most controversial topics throughout the history of psychology and remains a hot topic of debate to this day.

Ngoài các bất đồng ý kiến về bản chất của trí thông minh, các nhà tâm lý học đã dành rất nhiều thời gian và công sức tranh luận về các yếu tố gây ảnh hưởng đến trí thông minh.

In addition to disagreements about the basic nature of intelligence, psychologists have spent a great amount of time and energy debating the various influences on individual intelligence.

head-children

Cuộc tranh luận tập trung vào một câu hỏi lớn trong tâm lý học: Bẩm sinh và Nuôi dưỡng – Cái nào quan trọng hơn?

The debate focuses on one of the major questions in psychology: Which is more important – nature or nurture?

Di truyền và Trí thông minh: Cái nào quyết định trí thông minh nhiều hơn?

Genetics and Intelligence: Which Plays a Greater Role In Determining Intelligence?

Hiện nay, các nhà tâm lý học đã nhận thấy rằng cả di truyền lẫn môi trường đều đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định trí thông minh của con người.

Today, psychologists recognize that both genetics and the environment play a role in determining intelligence.

Vấn đề bây giờ là làm sao để xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố. Nghiên cứu trẻ sinh đôi cho thấy di truyền ảnh hưởng 40-80% đến điểm IQ của trẻ. Điều này cũng có nghĩa di truyền ảnh hưởng đến trí thông minh nhiều hơn môi trường.

It now becomes matter of determining exactly how much of an influence each factor has. Twin studies suggest that between 40 and 80 percent of variance in IQ is linked to genetics, suggesting that genetics may play a larger role than environmental factors in determining individual IQ.

Một điều cần lưu ý ở đây là không có một gen riêng lẻ nào quy định trí thông minh – tức không có sự tồn tại của 1 gen thông minh nào cả. Thay vào đó, nó là kết quả từ sự tương tác phức tạp nhiều loại gen với nhau.

One important thing to note about the genetics of intelligence is that it is not controlled by a single “intelligence gene.” Instead, it is the result of complex interactions between many genes.

Điều cần lưu ý tiếp theo chính là Gen di truyền và môi trường tương tác với nhau, giúp xác định chính xác biểu hiện của các gen dược di truyền.

Next, it is important to note that genetics and the environment interact to determine exactly how inherited genes are expressed.

Ví dụ, nếu một người được sinh ra từ cha mẹ cao lớn, có khả năng người này cũng sẽ cao lớn. Tuy nhiên, chiều cao cụ thể của người này có thể bị tác động bởi các yếu tố thuộc về môi trường sống như dinh dưỡng và bệnh tật.

For example, if a person has tall parents, it is likely that the individual will also grow to be tall. However, the exact height the person reaches can be influenced by environmental factors such as nutrition and disease.

Một đứa trẻ sinh ra thừa hưởng gen trội, sở hữu sự thông minh từ bố mẹ nhưng lớn lên trong môi trường thiếu thốn, suy dinh dưỡng và không nhận được giáo dục đầy đủ sẽ có thể điểm IQ không cao.

A child may be born with genes for brightness, but if that child grows up in a deprived environment where he is malnourished and lacks access to educational opportunities, he may not score well on measures of IQ.

Các bằng chứng về sự ảnh hưởng của gen di truyền. Evidence of Genetic Influences

Nghiên cứu trẻ sinh đôi cho thấy trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ có IQ tương đồng với nhau hơn các cặp sinh khác trứng.

Twin studies suggest that identical twins IQ’s are more similar than those of fraternal twins (Plomin & Spinath, 2004).

Anh chị em được nuôi dưỡng trong cùng một gia đình có IQ tương đồng với nhau hơn các nhóm con nuôi được nuôi dưỡng trong cùng một môi trường (McGue và cộng sự, 1993)

Siblings reared together in the same home have IQ’s that are more similar than those of adopted children raised together in the same environment (McGue & others, 1993).

Bên cạnh các đặc tính di truyền, các yếu tố sinh học khác như tuổi mang thai, tiếp xúc tiền sản với các chất có hại và suy dinh dưỡng tiền sản cũng có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.

In addition to inherited characteristics, other biological factors such as maternal age, prenatal exposure to harmful substances and prenatal malnutrition may also influence intelligence.

Bằng chứng về sự ảnh hưởng của môi trường sống: Evidence of Environmental Influences

Trẻ sinh đôi cùng trứng nhưng được nuôi dưỡng trong hai môi trường khác nhau thì điểm IQ sẽ chênh nhau nhiều hơn các cặp sinh đôi cùng trứng được nuôi dưỡng trong cũng một môi trường (McGue và cộng sự, 1993)

Identical twins reared apart have IQ’s that are less similar than identical twins reared in the same environment (McGue & others, 1993).

Đi học đầy đủ cũng có tác động tới điểm IQ (Ceci, 2001)

School attendance has an impact on IQ scores (Ceci, 2001).

Trẻ bú sữa mẹ trong suốt 3-5 tháng đầu sẽ có điểm IQ cao hơn khi bước vào 6 tuổi so với những trẻ cũng tuổi nhưng không được bú sữa mẹ (Kramer và cộng sự, 2008)

Children who are breastfed during the first three to five months of life score higher on IQ tests at age 6 than same-age children who were not breastfed (Kramer & others, 2008).

Như vậy, các tác động nào từ môi trường sống ảnh hưởng tới sự thông minh của trẻ?

So what are some of the environmental influences that can account for variances in intelligence?

Chính là các yếu tố về gia đình, giáo dục, môi trường xã hội đa dạng và các nhóm đồng đẳng. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra những đứa con cả trong gia đình thường sẽ có IQ cao hơn những đứa con giữa và con út. Tại sao? Nhiều chuyên gia khẳng định rằng con cả thường nhận được nhiều sự chú ý hơn từ cha mẹ. Cha mẹ thường kỳ vọng vào con cả nhiều hơn, yêu cầu chúng làm nhiều việc hơn, trong khi những đứa con sau thì ít đặt công việc và gánh nặng lên chúng hơn.

Factors such as family, education, enriched social environments and peer groups have all been linked to differences in IQ. For example, studies have found that first-born children tend to have higher IQs than later-born siblings. Why? Many experts believe that this is because first-born children receive more attention from parents. Research also suggests that parents expect older children to perform better on a variety of tasks, whereas later-born siblings face lesser task-focused expectations.

Nguồn: https://www.verywell.com/what-factors-determine-intelligence-2795285

Như Trang.