fight-or-flight-chapter-6-steps-to-successCảm xúc tác động mạnh mẽ lên hành vi của con người. Các cảm xúc cường độ mạnh sẽ khiến bạn thực hiện các hành vi mà bình thường bạn không làm, lẩn tránh những thứ bình thường vẫn thích. Vì đâu con người lại có cảm xúc? Tại sao chúng ta lại trải qua những cảm xúc này mà không phải những cảm xúc khác. Các nhà nghiên cứu, triết gia và các nhà tâm lý học đã đưa ra nhiều học thuyết khác nhau để lý giải những câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” về cảm xúc con người.

Emotions exert an incredibly powerful force on human behavior. Strong emotions can cause you to take actions you might not normally perform, or avoid situations that you enjoy. Why exactly do we have emotions? What causes us to have these feelings? Researchers, philosophers, and psychologists have proposed different theories to explain the how and why behind human emotions.

Cảm xúc là gì? What Is Emotion?

Trong tâm lý học, cảm xúc được định nghĩa là một trạng thái phức tạp, là kết quả của những biến đổi tâm sinh lý, gây ảnh hưởng lên suy nghĩ và hành vi.

In psychology, emotion is often defined as a complex state of feeling that results in physical and psychological changes that influence thought and behavior.

Cảm xúc có gắn với một nhóm các hiện tượng tâm lý bao gồm tính khí, nhân cách, tâm trạng và động lực. Theo tác giả David G. Meyres, cảm xúc con người gắn kết chặt chẽ với “… kích thích vật lý, hành vi thể hiện rõ ràng và một trải nghiệm có ý thức.”

Emotionality is associated with a range of psychological phenomena including temperament, personality, mood, and motivation. According to author David G. Meyers, human emotion involves “…physiological arousal, expressive behaviors, and conscious experience.”

Các học thuyết cảm xúc. Theories of Emotion

Học thuyết về động lực có thể được chia thành 3 nhóm lớn: sinh lý, thần kinh và nhận thức. Học thuyết sinh lý cho rằng các phản ứng sinh lý của cơ thể quuyết định cảm xúc. Tuy nhiên, theo học thuyết thần kinh, chính các hoạt động trong não bộ mới dẫn tới các phản ứng cảm xúc. Và cuối cùng, các học thuyết nhận thức lại cho rằng các suy nghĩ và các hoạt động tâm thần khác đóng một vai trò thiết yếu trong việc hình thành cảm xúc.

The major theories of motivation can be grouped into three main categories: physiological, neurological, and cognitive. Physiological theories suggest that responses within the body are responsible for emotions. Neurological theories propose that activity within the brain leads to emotional responses. Finally, cognitive theories argue that thoughts and other mental activity play an essential role in forming emotions.

Học thuyết tiến hóa về cảm xúc. Evolutionary Theory of Emotion

Chính Charles Darwin là người đã phát biểu rằng cảm xúc đã tiến hóa để giúp con người thích nghi, tồn tại và sinh sôi phát triển. Cảm xúc yêu và mong muốn được yêu chính là cái thúc đẩy con người đi tìm kiếm bạn tình và sinh sản.

It was naturalist Charles Darwin who proposed that emotions evolved because they were adaptive and allowed humans and animals to survive and reproduce. Feelings of love and affection lead people to seek mates and reproduce.

Cảm giác sợ hãi buộc ta phải đưa ra quyết định: hoặc đối mặt hoặc chạy trốn mối nguy gây nên cảm giác sợ hãi đó.

Feelings of fear compel people to either fight or flee the source of danger.

Theo thuyết tiến hóa, chúng ta có cảm xúc vì cảm xúc giúp ta sinh tồn. Cảm xúc thúc đẩy con người phản ứng nhanh nhạy với các kích thích ngoài môi trường, giúp tăng cơ hội thành công và sống sót.

According to the evolutionary theory of emotion, our emotions exist because they serve an adaptive role. Emotions motivate people to respond quickly to stimuli in the environment, which helps improve the chances of success and survival.

Hiểu được cảm xúc của người khác và cảm xúc của động vật cũng đóng một vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo an toàn và sinh tồn cho bản thân. Nếu bạn gặp một sinh vật đang nhe nanh vuốt, miệng khè phì phì có có lẽ  con vật đang sợ hãi hoặc đang trong tình thế tự vệ và bạn quyết định không đụng vào nó. Bằng việc hiểu chính xác các biểu hiện cảm xúc của người và động vật khác, bạn có thể đưa ra những phản ứng chính xác, từ đó tránh được nguy hiểm.

Understanding the emotions of other people and animals also plays a crucial role in safety and survival. If you encounter hissing, spitting, and clawing animal, chances are you will quickly realize that the animal is frightened or defensive and leave it alone. By being able to interpret correctly the emotional displays of other people and animals, you can respond correctly and avoid danger.

Học thuyết James-Lange về Cảm xúc. The James-Lange Theory of Emotion

Học thuyết James-Lange là một trong những minh chứng nổi tiếng nhất về nhóm học thuyết cảm xúc sinh lý. Được phát triển một cách độc lập bởi hai nhà tâm lý học William James và Carl Lange, học thuyết James-Lange cho rằng cảm xúc xuất hiện là kết quả của những phản ứng sinh lý đối với một kích thích.

The James-Lange theory is one of the best-known examples of a physiological theory of emotion. Independently proposed by psychologist William James and physiologist Carl Lange, the James-Lange theory of emotion suggests that emotions occur as a result of physiological reactions to events.

Theo học thuyết này, khi bạn gặp một tác nhân kích thích từ bên ngoài, cơ thể sẽ tạo ra một phản ứng sinh lý. Việc thể hiện cảm xúc sẽ phụ thuộc vào việc bạn lý giải phản ứng đó sinh lý đó như thế nào. Ví dụ, bạn đang đi trong rừng và bắt gặp một con gấu xám. Bạn bắt đầu rung rẩy và tim đập nhanh.

This theory suggests that when you see an external stimulus that leads to a physiological reaction. Your emotional reaction is dependent upon how you interpret those physical reactions. For example, suppose you are walking in the woods and you see a grizzly bear. You begin to tremble, and your heart begins to race.

Theo học thuyết James-Lange, bạn sẽ lý giải những phản ứng sinh lý này và tự kết luận rằng bản thân đang sợ hãi (“Tôi đang run à Tôi sợ”). Như vậy, không phải là bạn run vì bạn sợ mà là ngược lại, bạn sợ bởi vì bạn đang run.

The James-Lange theory proposes that you will interpret your physical reactions and conclude that you are frightened (“I am trembling. Therefore I am afraid”). According to this theory of emotion, you are not trembling because you are frightened. Instead, you feel frightened because you are trembling.

Học thuyết Cannon-Bard. The Cannon-Bard Theory of Emotion

Một học thuyết tâm lý nổi tiếng khác là học thuyết Cannon-Bard. Walter Cannon không đồng ý với học thuyết James-Lange ở một số điểm. Thứ nhất, ông cho rằng con người ra có thể trải nghiệm các phản ứng sinh lý liên quan đến cảm xúc mà không thực sự có cảm xúc đó. Ví dụ, tim bạn có thể đập nhanh sau khi tập thể dục chứ không phải do sợ hãi điều gì.

Another well-known physiological theory is the Cannon-Bard theory of emotion. Walter Cannon disagreed with the James-Lange theory of emotion on several different grounds. First, he suggested, people can experience physiological reactions linked to emotions without actually feeling those emotions. For example, your heart might race because you have been exercising and not because you are afraid.

Cannon cũng tin rằng các phản ứng cảm xúc xuất hiện quá nhanh nên không thể coi là sản phẩm của sự biến đổi sinh lý. Khi bạn đối mặt với một mối nguy hiểm, bạn thường sẽ cảm thấy sợ trước khi bắt đầu có các triệu chứng sinh liên quan đến nỗi sợ hãi như tay run lập cập, thở dốc và tim đập nhanh.

Cannon also suggested that emotional responses occur much too quickly for them to be simply products of physical states. When you encounter a danger in the environment, you will often feel afraid before you start to experience the physical symptoms associated with fear such as shaking hands, rapid breathing, and a racing heart.

Cannon đã đưa ra học thuyết này vào những năm 1920 và công trình của ông về sau đã được mở rộng bởi Philip Bard trong những năm 1930. Theo học thuyết này, sự xuất hiện của cảm xúc và các phản ứng sinh lý như đổ mồ hôi, run rẩy và căng cơ là diễn ra đồng thời.

Cannon first proposed his theory in the 1920s and his work was later expanded on by physiologist Philip Bard during the 1930s. According to the Cannon-Bard theory of emotion, we feel emotions and experience physiological reactions such as sweating, trembling, and muscle tension simultaneously.

Điều đặc biệt của học thuyết này là quan điểm cảm xúc là kết quả của việc vùng đồi thị gửi tín hiệu phản hồi đến não khi có kích thích, kết quả đưa đến một phản ứng sinh lý. Cùng lúc đó, não bộ cũng nhận được các tín hiệu làm xuất hiện cảm xúc. Học thuyết Cannon-Bard cho rằng các trải nghiệm sinh lý và cảm xúc diễn ra cùng lúc và cái này không phải là nguyên nhân dẫn đến cái kia.

More specifically, it is suggested that emotions result when the thalamus sends a message to the brain in response to a stimulus, resulting in a physiological reaction. At the same time, the brain also receives signals triggering the emotional experience. Cannon and Bard’s theory suggests that the physical and psychological experience of emotion happen at the same time and that one does not cause the other.

Học thuyết Schachter-Singer. Schachter-Singer Theory

Được biết đến như học thuyết 2 yếu tố, học thuyết Schachter-Singer là ví dụ điển hình của nhóm học thuyết nhận thức về cảm xúc. Học thuyết này cho rằng các kích thích sinh lý xuất hiện trước, và rồi cá thể phải tự xác định nguyên nhân gây ra kích thích này để làm xuất hiện một cảm xúc và gọi tên nó. Một kích thích nào đó đưa đến một phản ứng sinh lý, kích thích này sau đó được nhận thức và gọi tên, kết quả cảm xúc xuất hiện.

Also known as the two-factor theory of emotion, the Schachter-Singer Theory is an example of a cognitive theory of emotion. This theory suggests that the physiological arousal occurs first, and then the individual must identify the reason for this arousal to experience and label it as an emotion. A stimulus leads to a physiological response that is then cognitively interpreted and labeled which results in an emotion.

Học thuyết của Singer đã tận dụng quan điểm của cả học thuyết James-Lange và học thuyết Cannon-Bard. Giống như James-Lange, học thuyết Schachter-Singer cũng đồng ý rằng cảm xúc thực sự xuất hiện nhờ vào các phản ứng sinh lý. Yếu tố then chốt ở đây chính là bản thân tình huống và sự lý giải, gọi tên cảm xúc đó của chủ thể.

Schachter and Singer’s theory draws on both the James-Lange theory and the Cannon-Bard theory of emotion. Like the James-Lange theory, the Schachter-Singer theory proposes that people do infer emotions based on physiological responses. The critical factor is the situation and the cognitive interpretation that people use to label that emotion.

Cũng tương tự như học thuyết Cannon-Bard, học thuyết này cũng cho rằng cùng một phản ứng sinh lý có thể tạo ra các cảm xúc khác nhau. Ví dụ, nếu tim bạn đập nhanh và đổ mồ hôi bàn tay trong kỳ thi thì bạn có thể gọi tên cảm xúc đó là Lo lắng. Nếu bạn cũng có những hiện tượng sinh lý đó khi gặp một ai đó thì bạn có thể gọi tên đó là Tình yêu hoặc xao động.

Like the Cannon-Bard theory, the Schachter-Singer theory also suggests that similar physiological responses can produce varying emotions. For example, if you experience a racing heart and sweating palms during an important math exam, you will probably identify the emotion as anxiety. If you experience the same physical responses on a date with your significant other, you might interpret those responses as love, affection, or arousal.

slide_25

Học thuyết Đánh giá nhận thức. Cognitive Appraisal Theory

Học thuyết này cho rằng, việc suy nghĩ phải xuất hiện trước khi cảm xúc xuất hiện. Richard Lazarus là người tiên phong trong lĩnh vực này và học thuyết này còn được biết đến với tên gọi Học thuyết cảm xúc Lazarus.

According to appraisal theories of emotion, thinking must occur first before experiencing emotion. Richard Lazarus was a pioneer in this area of emotion, and this theory is often referred to as the Lazarus theory of emotion.

Theo như học thuyết này, chuỗi các sự kiện diễn ra theo trình tự sẽ là một kích thích, rồi đến một suy nghĩ làm xuất hiện đồng thời cả phản ứng sinh lý và cảm xúc. Ví dụ, nếu bạn gặp một con gấu trong rừng, bạn có thể ngay lập tức nghĩ rằng bạn sắp gặp nguy hiểm. Suy nghĩ này sẽ làm bạn sợ và phản ứng sinh lý đối-mặt-hay-chạy-trốn xuất hiện.

According to this theory, the sequence of events first involves a stimulus, followed by thought which then leads to the simultaneous experience of a physiological response and the emotion. For example, if you encounter a bear in the woods, you might immediately begin to think that you are in great danger. This then leads to the emotional experience of fear and the physical reactions associated with the fight-or-flight response.

Học thuyết Phản ứng bằng cơ mặt. Facial-Feedback Theory of Emotion

Học thuyết này cho rằng các biểu hiện trên khuôn mặt có liên kết chặt chẽ với cảm xúc. Cả hai nhà khoa học Charles Darwin và William James đều phát hiện ra rằng đôi lúc các phản ứng sinh lý thường có một tác động trực tiếp lên cảm xúc, chứ không đơn thuền chỉ là hệ quả của cảm xúc. Những người ủng hộ thuyết này thống nhất rằng cảm xúc gắn kết trực tiếp với sự thay đổi cơ mặt. Ví dụ, những người tự ép bản thân nở nụ cười trong một cuộc gặp gỡ nào đó sẽ thực sự cảm thấy tâm trạng khá hơn trong cuộc gặp đó hơn những người giữ vẻ mặt nghiêm túc hoặc một khuôn mặt cau có.

The facial-feedback theory of emotions suggests that facial expressions are connected to experiencing emotions. Charles Darwin and William James both noted early on that sometimes physiological responses often had a direct impact on emotion, rather than simply being a consequence of the emotion. Supporters of this theory suggest that emotions are directly tied to changes in facial muscles. For example, people who are forced to smile pleasantly at a social function will have a better time at the event than they would if they had frowned or carried a more neutral facial expression.

Nguồn: https://www.verywell.com/theories-of-emotion-2795717

Như Trang.