Thuật ngữ duy kỷ là một khái niệm có nguồn gốc từ học thuyết của Piaget về sự phát triển của thời thơ ấu. Tính duy kỉ dùng để chỉ một ai đó không thể hiểu được việc quan điểm và ý kiến của người khác là không giống với bản thân họ. Nó đại diện cho một thiên kiến nhận thức khi một người nghĩ rằng những người khác đều có quan điểm giống họ, họ không thể tưởng tượng ra rằng những người kia lại có một góc nhìn của riêng họ.

The term egocentric is a concept that originated within Piaget’s theory of childhood development. Egocentrism refers to someone’s inability to understand that another person’s view or opinion may be different than their own. It represents a cognitive bias, in that someone would assume that others share the same perspective as they do, unable to imagine that other people would have a perception of their own.

Tổng quan. Overview

Một nhà lý luận khác về sự phát triển, David Elkind, đã mở rộng ý tưởng về tính duy kỷ này lên nhóm thanh thiếu niên. Elkind đã mô tả đó là “cảm quan và nhận thức về bản thân được tăng lên ở mức độ cao,” thanh thiếu niên thường cảm thấy người khác đang quan sát chúng và cực kỳ quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình.

Another development theorist, David Elkind, expanded on this idea of egocentrism to with regards to adolescence. Elkind described “A heightened self-awareness and self-conscious,” saying that teenagers often feel that others are watching them and that they are extraordinarily concerned with what others think of them.

Mặc dù hầu hết mọi người đều thoát ra khỏi lối tư duy duy kỷ này nhưng vẫn có những người không thể thoát ra và những người này có xu hướng mang theo một vài đặc tính này đến thời trưởng thành và thể hiện nó trong các mối quan hệ.

Although most people grow out of this egocentric mindset, we are aware that others do not and that they tend to bring some of these same self-focused traits in their adult lives and relationships.

Duy kỷ và Ái kỷ. Egocentric vs. Narcissistic

Vì thuật ngữ duy kỷ mô tả một người nào đó tập trung vào bản thân và không thể tưởng tượng ra bất kỳ góc nhìn của ai khác trừ bản thân họ nên bạn có thể tự hỏi liệu dạng tính cách này có giống như tính ái kỷ hay không. Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng vẫn có một sự khác biệt rõ rệt giữa nhân cách ái kỷ và duy kỷ.

Since the term egocentric describes someone who is self-focused and unable to imagine any other perspective than their own, you might wonder if this is the same thing as narcissism. Although there are some parallels, there is a distinct difference between egocentric and narcissistic personalities.

Một số điểm tương đồng giữa duy kỷ và ái kỷ bao gồm: Some of the similarities between egocentric and narcissistic include:

– Tập trung vào quan điểm và ý kiến của bản thân. Focus on own perception and opinion

– Thiếu sự thấu cảm. Lack of empathy

– Không thể nhận ra nhu cầu của người khác. Inability to recognize needs of others

– Suy nghĩ quá nhiều về cách người khác nhìn nhận về mình. Excessive thoughts of how others might view them

– Đưa ra quyết định chỉ xoay quanh nhu cầu của bản thân. Decision-making around the needs of self

Tuy nhiên, ngoài những đặc tính này, người ái kỷ còn có những đặc điểm sau: In addition to these traits, however, narcissistic people also demonstrate:

– Nhu cầu được công nhận và ngưỡng mộ cao quá mức. Excessive need for recognition and admiration

– Thấy bản thân mình cực kỳ xứng đáng hoặc cực kỳ quan trọng. View self as extraordinarily worthy or important

– Cảm thấy mình có quyền. Sense of entitlement

– Thao túng người khác để đạt cái mình muốn. Manipulate others to get what they want

– Tự cao tự đại và kiêu căng. Arrogant and pretentious behaviors

– Đầu óc luôn chứa đầy mộng tưởng về thành công, sức mạnh và vẻ đẹp không giới hạn của bản thân. Preoccupied with fantasies of unlimited success, power, or beauty

Nguồn: NBC News

Điểm khác biệt lớn nhất giữa duy kỷ và ái kỷ là người ái kỷ sẽ liên tục tìm kiếm sự ngưỡng mộ từ người khác, luôn có nhu cầu cảm thấy mình quan trọng và có giá trị.

A primary difference between being egocentric and narcissism is that someone who is narcissistic constantly seeks admiration from others with a need to feel important and valued.1

Hãy luôn nhớ rằng chúng ta đều có thể có khuynh hướng ái kỷ và duy kỷ, nhưng sẽ phải đáp ứng được một số tiêu chí thì mới có thể bị chẩn đoán lâm sàng là mắc rối loạn nhân cách ái kỷ.

Keep in mind that we all may have egocentric and narcissistic tendencies, but specific criteria need to be met in order for someone to have a clinical diagnosis of narcissistic personality disorder.

Tác động. Impact

Người duy kỷ có thể gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác hoặc duy trì những mối quan hệ có ý nghĩa trong một khoảng thời gian dài. Những thiên kiến về bản thân có thể khiến người duy kỷ gặp rắc rối ở nhà, chỗ làm và trong các mối  quan hệ thân thiết.

Egocentric people can find it difficult to connect with others or maintain meaningful relationships for a long period of time. The bias toward self can result in an egocentric person struggling at home, at work, and within their intimate relationships.2

Lý do chính cho những rắc rối này đó là sự thiếu thấu cảm hoặc tưởng tượng qua góc nhìn của một người khác ngoài bản thân mình. Như bạn có thể hình dung, điều này có thể tạo ra như tác động tiêu cực lên những thứ như:

The primary reason for these struggles is the lack of ability to empathize or imagine someone’s perspective other than their own. As you can imagine, this might negatively impact things like:

– Sự tin tưởng. Trust

– Sự thân mật và gần gũi. Closeness or intimacy

– Điểu chỉnh cảm xúc. Emotional attunement

­- Ra quyết định. Decision making

– Hợp tác. Collaboration

– Làm việc nhóm. Teamwork

Phải ở cạnh những người duy kỷ là khá thách thức vì bạn cảm thấy mình như người vô hình hoặc cảm thấy mình chẳng có tiếng nói nào khi dành thời gian bên họ.

It can feel challenging to be around someone who is egocentric because you feel invisible or feel that you have no voice when spending time with them.

Ở bên người duy kỷ có thể tác động đến chúng ta khiến chúng ta cảm thấy:

Some of the ways being around an egocentric person might impact us include feelings of:

– Giá trị bản thân suy giảm: Khi ta cảm thấy mình không liên quan, ta sẽ cảm thấy tâm trạng tụt xuống như thể ý kiến của mình chẳng có nghĩa lý gì.

Low Self-Worth: When we feel irrelevant we are left feeling low as if our opinions don’t matter

– Tự nghi ngờ bản thân: Bạn có thể hoài nghi về những nhận định và ý kiến của mình.

Self-Doubt: You may question your own judgment or perception

– Bối rối: Bạn tự hỏi không biết người kia có nhận ra lối tư duy và hành xử duy kỷ nơi họ không.

Confusion: You may wonder if the person recognizes their egocentric ways

– Buồn lòng: Bạn cảm thấy tiếc cho người kia hoặc cảm thấy buồn cho chính mình sau khi tương tác với họ.

Sadness: You may feel sorry for the person or sad for yourself after interacting with them

– Tức giận: Sẽ cực kỳ khó khăn trong việc thể hiện sự kiên định dứt khoát với người duy kỷ, điều này có thể khiến chúng ta nổi đóa và giận dữ vì không cảm thấy mình được nhìn nhận hoặc lắng nghe.

Anger: It can be difficult to practice assertiveness with an egocentric person, which can lead to frustration and anger over not feeling seen or heard

– Uất ức: Sau một thời gian, bạn thấy cay cú đối phương vì cách họ hành xử và những cảm  nhận của bản thân sau khi tương tác với họ.

Resentment: After a time, you might find yourself bitter toward them for the ways they behave and how you feel after interactions

– Xa cách: Không may là, nếu dạng thức tương tác này tiếp diễn, bạn sẽ muốn tách rời khỏi đối phương càng nhiều càng tốt để bảo vệ lòng tự trọng của bản thân.

Detachment: Unfortunately, if the pattern continues, you may desire to move away from the person as much as you can in order to protect your sense of self.

Sẽ có những lúc bạn đơn giản chỉ muốn hạn chế tiếp xúc với một người duy kỷ, tuy nhiên, sẽ có nhiều tình huống bạn chẳng thể có lựa chọn nào khác và bạn phải học cách chăm lo cho bản thân khi có sự có mặt của những người này.

There may be times when you can simply choose to limit your exposure to an egocentric person, however, there are many situations in which it is not an option and you have to learn how to take care of yourself while in their presence.

Tính duy kỷ trong các mối quan hệ. Egocentrics in Relationships

Đối với người duy kỷ, cuộc sống có thể khá cô lập và đầy lo âu. Khi sống với một thiên kiến nhận thức như vậy, người duy kỷ tin rằng tất cả mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía họ và rằng mỗi bước đi hay quyết định họ đưa ra đều bị người khác chú ý.

For the egocentric person, life can feel isolating and anxiety-producing. When living with a cognitive bias, an egocentric person may believe that all eyes are on them and that every move or decision they make is noticed by others.

Điều này có thể gây ra một áp lực khủng khiếp lên bản thân người đó, gây lo âu cho họ mỗi lúc ra quyết định và trong những tương tác xã hội. Thậm chí ngay cả khi họ muốn kết nối với người khác, họ cũng không biết phải làm sao hay cố kết nối rồi nhưng sau đó lại bối rối vì không hiểu sao mọi nỗ lực của mình đều công cốc.

This can create a tremendous amount of pressure for that person, causing anxiety around their decision making and social interactions. Even when they want to connect with others they may not know how to do that or may make efforts to connect and become confused as to why their efforts don’t work.

Ở trong một mối quan hệ với người duy kỷ, bạn có thể cảm thấy rất cô đơn và thấy mình như người vô hình, không được lắng nghe và không có giá trị gì trong mối quan hệ.

To be in a relationship with someone who is egocentric can feel very lonely and you might feel you are never seen, heard or valued in the relationship.

Bạn đời có thể đưa ra quyết định quan trọng mà không có bạn, lên kế hoạch dựa vào nhu cầu và lịch trình cá nhân họ, hoặc xa cách hoặc chẳng quan tâm liệu bạn có đến với họ với một nhu cầu xảm xúc cần được an ủi, vỗ về và khích lệ hay không. Người bạn đời có tính duy kỷ sẽ tin rằng mối quan hệ này vẫn ổn, trong khi người kia thường bị cho là vô hình và chẳng có giá trị gì.

Your partner may make important decisions without you, make plans based on their needs and schedule, or seem distant or uninterested if you come to them with an emotional need for comfort, reassurance or encouragement. The egocentric partner may believe that the relationship is fine when their partner is often left feeling invisible and devalued.

Những đặc tính duy kỷ thường gặp. Common Egocentric Traits

Hầu hết chúng ta đều có một mức độ duy kỷ nào đó, điều này không hề hiếm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người trưởng thành có xu hướng duy kỷ theo những cách sau:

It is common for most people to have some level of egocentrism. Research has shown that adults tend to have egocentric shortcomings in the following ways:

– “Hiệu ứng đồng thuận giả”: Khi ta đánh giá quá cao mức độ chia sẻ góc nhìn hay ý thích của người khác với chúng ta. Ta thường nghĩ rằng mọi người sẽ đồng ý với chúng ta hoặc nhìn nhận mọi việc giống ta.

False Consensus Effect: When we overestimate how much other people share our perspective or preferences. We tend to think that others would agree with us or see things our way.3

– “Lời nguyền kiến thức”: Khi những người là chuyên gia trong lĩnh vực có xu hướng lấn lướt mọi người xung quanh về chủ đề đó. Họ quên mất rằng có một sự khác biệt giữa mức độ kiến thức họ có về chủ đề này so với những người khác.

Curse of Knowledge: When those who are experts in their field tend to talk above people around them on that topic. They forget that there is a difference between the level of knowledge they have on the topic compared to those around them.

– “Ảo tưởng minh bạch”: Khi con người ta cảm thấy người khác có thể nhìn thấu trạng thái cảm xúc trong một bối cảnh nào đó. Ví dụ, ta có thể cho rằng người khác có thể nhìn ra mình đang lo lắng khi ta phải thực hiện diễn thuyết tại chỗ làm.

Illusion of Transparency: When people feel that others can clearly see their emotional state in a given experience. For example, we might think that others can see how anxious we feel when we are giving a presentation at work.

– Hiệu ứng đèn sân khấu: Khi con người ta đánh giá quá cao mức độ chú ý của người khác cho ngoại hình và hành động của mình. Chúng ra có thể bước vào một căn phòng và cảm thấy mọi người đều theo dõi mọi bước đi của mình nhưng trong khi thực tế là họ vẫn đang tương tác bình thường với nhau và chẳng ai lưu tâm gì đến chúng ta hết.

Spotlight Effect: When people overestimate how much others are noticing their presence or behaviors. We may walk into a room and feel like people are watching our every move when, in reality, they are casually interacting with each other and may not notice us at all.

Làm sao để bớt duy kỷ hơn? How to Become Less Egocentric

Vì chúng ta đều đâu đó có chút ít duy kỷ trong người nên mọi người đều có thể đạt được lợi ích từ việc điều chỉnh khía cạnh duy kỷ này. Tập trung vào bản thân có thể là một điểm lợi khi ta cố bám vào những giá trị của bản thân hoặc khi ta cảm thấy mình không được tôn trọng.

Since we all have an egocentric slant to some degree we can all benefit from softening our egocentric edge. Being self-focused can be a benefit when we are trying to stick to our values or when we are feeling disrespected.

Tuy nhiên, khi lối tư duy duy kỷ bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực lên hành vi thường nhật thì nó đang thực sự gây ra vấn đề. Có một số gợi ý hữu ích giúp bạn ít duy kỷ hơn:

However, when an egocentric mindset begins to negatively impact our everyday behavior it can cause problems. There are helpful tips for becoming less egocentric

– Giảm tốc độ. Đôi khi chúng ta đưa ra quyết định nhanh để mình không phải sợ nữa. Nỗi sợ lúc nào cũng như muốn gây áp lực lên ta và bắt ta phải phản ứng theo kiểu “chống trả hay bỏ chạy”, thậm chí ngay cả khi ta không ở trong hoàn cảnh nguy hiểm nào.

Slow down. Sometimes we make decisions based out of fear. Fear likes to pressure us and force us to think in a very “flight or fight” way, even when we are not in the presence of danger. Slowing down can help you clarify what it is that needs to be decided, considering how your decision may impact those around you.

– Quan sát xung quanh. Chúng ta muốn nghĩ rằng đời sống này kiểu gì cũng “chỉ riêng mình ta” mà thôi. Nhưng thực sự vẫn có những người ở quanh chúng ta, quan tâm ta và muốn trở thành một phần trong đời sống và những quyết định ta đưa ra. Hãy nhìn quanh và xem xem có ai đang đứng cạnh bạn và sẵn lòng giúp đỡ bạn hay không.

Look around. We like to think that life is all about us. There are people around us who care and want to be a part of our lives and decision making. Look around and see who is standing by you and willing to help.

– Nắm bắt cơ hội. Đôi khi, con người ta quá duy kỷ vì qua nhiều lần kinh nghiệm, họ mất luôn niềm tin là người khác là sẽ luôn ở bên họ. Khi bạn nhìn quanh và để ý thấy có người đang kề bên mình, hãy nắm bắt cơ hội để cho họ thể hiện điều họ có thể làm. Bạn sẽ không chỉ luyện tập vượt qua nỗi sợ của bản thân mà còn phải cho phép ai đó quan tâm bạn, đến gần bạn hơn.

Take a chance. Sometimes people become more egocentric because they have learned through experience that they cannot trust others to be there for them. As you look around and notice who is standing by you, take a chance to let someone show you what they can do. Not only are you practicing walking through your fears but allowing someone who cares about you to get close.

– Tập trung vào hiện tại. Một số người duy kỷ đã tập quen rằng không thể tin người được, một số người khác lại tập quen với việc không bao giờ thể hiện sự yếu đuối hay dễ bị tổn thương ra trước mặt người khác. Thậm chí nếu bạn có đưa ra một quyết định và ai đó để ý thấy có sơ suất, hãy cứ tiếp tục. Tất cả chúng ta đều muốn sống tốt và để ai đó nhìn ra lỗi sai của mình chưa bao giờ thoải mái cả. Tập trung vào hiện tại cho phép bạn luyện tập định hướng những tình huống khó chịu, tập quen rằng bạn có thể bước tiếp mà vẫn cảm thấy ổn.

Stay present. Just as some egocentric people have learned to not trust others, some have learned to never show vulnerability. Even if you make a decision and someone notices a misstep, keep moving. All of us want to live well and it never feels comfortable when others see our mistakes. Staying present allows you to practice navigating uncomfortable situations, learning that you can move through them and still be okay.

Kết luận. Bottom line.

Tất cả chúng ta ít nhiều đều duy kỷ. Nhưng, một người duy kỷ thực sự sẽ không cân nhắc đến người khác và cực kỳ tập trung vào nhu cầu và mong muốn của bản thân đến mức không thể nhận ra hoặc cân nhắc những ý kiến của người khác hoặc thấu cảm với họ.

All of us are a bit egocentric at times. But, a truly egocentric person does not consider others and is heavily focused on needs and desires of self to the point of not being able to recognize or consider the opinions of others or to empathize.

Mặc dù có thể bạn cảm thấy nhóm người này khá ái kỷ, nhưng một người duy kỷ không phải lúc nào cũng ám ảnh với những thứ như thành công, sắc đẹp hay địa vị. Họ đơn giản chỉ là không đếm xỉa gì đến người khác khi đưa ra quyết định.

Although it may feel that someone like this is narcissistic, an egocentric person does not necessarily obsess over things like success, beauty, or status. They simply don’t consider other people in their decision making.

Điều quan trọng là bạn phải để tâm đến cảm xúc của bạn khi ở bên cạnh người duy kỷ. Hãy nhớ rằng việc họ không thể để tâm đến quan điểm hay ý kiến của bạn là do thiên kiến nhận thức trong họ, không phải lỗi lầm của bạn. Giữ một khoảng cách nhất định với những hành vi của họ có thể giúp bạn bảo vệ cảm xúc của mình khi ở cạnh những người duy kỷ này.

It is important to emotionally take care of yourself if you happen to be around an egocentric person. Remember that their inability to consider your perspective or opinion is about their cognitive bias, not a result of anything you have done. Keeping a thoughtful distance from their behavior can help you emotionally protect yourself around an egocentric person.

Nguồn: DeviantArt

Tham khảo. Article Sources

Mayo Clinic, “Narcissistic personality disorder – Symptoms and causes”

Scholte EM, Stoutjesdijk R, Van oudheusden MA, Lodewijks H, Van der ploeg JD. Screening of egocentric and unemotional characteristics in incarcerated and community children. Int J Law Psychiatry. 2010;33(3):164-70. doi: 10.1016/j.ijlp.2010.03.006

American Psychological Association, APA Dictionary of Psychology: “false-consensus effect”

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-does-it-mean-to-be-egocentric-4164279

Như Trang.