Hiệu ứng Hawthorne là một thuật ngữ chỉ khuynh hướng của một số người làm việc chăm chỉ hơn và đạt hiệu suất tốt hơn khi họ là thành viên của một thí nghiệm. Thuật ngữ này được sử dụng khi nói về những người có thể thay đổi hành vi của bản thân vì sự chú ý họ nhận được từ các nghiên cứu viên chứ không phải do bởi sự tác động thực sự của các biến độc lập trong nghiên cứu.
The Hawthorne effect is a term referring to the tendency of some people to work harder and perform better when they are participants in an experiment. The term is often used to suggest that individuals may change their behavior due to the attention they are receiving from researchers rather than because of any manipulation of independent variables.

Hiệu ứng Hawthorne đã được thảo luận nhiều trong các sách giáo khoa tâm lý, đặc biệt là những sách thuộc ngành tâm lý học nghề nghiệp – tổ chức. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây lại cho rằng nhiều phát biểu ban đầu về hiệu ứng này có thể đã bị thổi phồng quá mức.
The Hawthorne effect has been widely discussed in psychology textbooks, particularly those devoted to industrial and organizational psychology. However, some of the more recent findings suggest that many of the original claims made about the effect may be overstated.
Lược sử Hiệu ứng Hawthorne. A Brief History of the Hawthorne Effect
Hiệu ứng này được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1950 bởi nhà nghiên cứu Henry A. Landsberger trong bài phân tích các thí nghiệm được ông tiến hành trong suốt những năm 1920 và 1930. Hiện tượng này được đặt theo tên địa điểm nơi diễn ra các thí nghiệm, công ty Công trình điện tử Miền Tây Hawthorne, tọa lạc ngay bên ngoài thành phố Hawthorne, tiểu bang Illiois.
The effect was first described in the 1950s by researcher Henry A. Landsberger during his analysis of experiments conducted during the 1920s and 1930s. The phenomenon is named after the location where the experiments took place, Western Electric’s Hawthorne Works electric company just outside of Hawthorne, Illinois.
Công ty điện tử này đã được ủy nhiệm thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định xem liệu có mối tương quan nào giữa năng suất và môi trường lao động hay không. Mục tiêu ban đầu của các nghiên cứu này là nhằm kiểm tra ảnh hưởng của nhiều khía cạnh khác nhau trong môi trường công việc, như ánh sáng, thời gian nghỉ giải lao, và thời lượng làm việc hằng ngày lên năng suất lao động của công nhân.
The electric company had commissioned research to determine if there was a relationship between productivity and work environments. The original purpose of the Hawthorne studies was to examine how different aspects of the work environment, such as lighting, the timing of breaks, and the length of the workday, had on worker productivity.

Trong hầu hết các thí nghiệm, trọng tâm của nghiên cứu là xác định liệu việc tăng hoặc giảm lượng ánh sáng chỗ làm có ảnh hưởng lên năng suất lao động của công nhân trong ca làm việc của họ hay không. Năng suất của công nhân có vẻ tăng lên theo sự thay đổi này nhưng lại giảm đi sau khi thí nghiệm kết thúc.
In the most famous of the experiments, the focus of the study was to determine if increasing or decreasing the amount of light that workers received would have an effect on how productive workers were during their shifts. Employee productivity seemed to increase due to the changes but then decreased once the experiment was over.
Cái các nhà nghiên cứu trong các nghiên cứu ban đầu phát hiện ra là hầu như mọi thay đổi trong điều kiện thí nghiệm đều làm tăng năng suất lao động. Khi chỗ làm được sáng sủa hơn nhờ đèn nến, năng suất tăng. Trong các bối cảnh thí nghiệm khác, năng suất cũng được cải thiện khi bỏ luôn thời gian nghỉ giải lao và ngày làm việc kéo dài hơn.
What the researchers in the original studies found was that almost any change to the experimental conditions led to increases in productivity. When illumination was decreased to the levels of candlelight, production increased. In other variations of the experiments, the production also improved when breaks were eliminated entirely and when the workday was lengthened.
Kết quả này gây ngạc nhiên cho nhóm nghiên cứu và lúc đó họ kết luận rằng công nhân thực sự đã đáp ứng lại sự chú ý từ nhóm giám sát viên. Các nhà nghiên cứu cho rằng năng suất tăng là do họ được chú ý chứ không không phải vì sự thay đổi trong các biến nghiên cứu. Landsberger định nghĩa hiệu ứng Hawthorne là một sự cải thiện ngắn hạn trong hiệu suất từ những người công nhân được người khác quan sát.
The results were surprising and the researchers concluded at the time that workers were actually responding to the increased attention from their supervisors. Researchers suggested that productivity increased due to attention and not because of changes in the experimental variables. Landsberger defined the Hawthorne effect as a short-term improvement in performance caused by observing workers.
Các nhà nghiên cứu và ban quản lý đã nhanh chóng hiểu ra kết quả này, nhưng nghiên cứu về sau đã chỉ ra những kết luận ban đầu không truyền tải được ý nghĩa thực sự. Thuật ngữ Hiệu ứng Hawthorne vẫn còn được sử dụng rộng rãi để mô tả sự tăng năng suất của một người khi họ tham gia vào một nghiên cứu, tuy nhiên những nghiên cứu bổ sung vẫn chưa tìm được nhiều bằng chứng ủng hộ hoặc hoàn toàn không thể xác định rõ ràng sự tồn tại của hiệu ứng này.
Researchers and managers quickly latched on to these findings, but later research has shown that these initial conclusions did not convey what really happening. The term Hawthorne effect remains widely in use to describe increases in productivity due to participate in a study, yet additional studies have often offered little support or have even failed to find the effect at all.
Thêm các Nghiên cứu gần đây về Hiệu ứng Hawthorne. More Recent Research on the Hawthorne Effect
Các nghiên sau này về hiệu ứng Hawthorne đã chỉ ra rằng các kết quả ban đầu có thể đã bị thổi phồng lên. Năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago đã phân tích lại dữ liệu ban đầu và phát hiện ra rằng các yếu tố khác cũng đóng vai trò quyết định mức năng suất và rằng tác động của hiệu ứng này ban đầu vốn đã rất yếu. Levitt và List đã mày mò lại những dữ liệu từ các nghiên cứu Hawthorne và phát hiện ra rằng nhiều tuyên bố sau đó về kết quả nghiên cứu đơn giản là không dựa trên dữ liệu thu được. Tuy nhiên, họ thực sự có tìm thấy một số dữ liệu mơ hồ thể hiện sự tồn tại của hiệu ứng Hawthorne.
Later research into the Hawthorne effect has suggested that the original results may have been overstated. In 2009, researchers at the University of Chicago reanalyzed the original data and found that other factors also played a role in productivity and that the effect originally described was weak at best. Levitt and List uncovered the original data from the Hawthorne studies and found that many of the later reported claims about the findings are simply not supported by the data. They did find, however, more subtle displays of a possible Hawthorne effect.
Một số nghiên cứu bổ sung cũng không thể tìm ra được bằng chứng đủ mạnh chứng minh sự tồn tại của hiệu ứng Hawthorne và trong nhiều trường hợp, những yếu tố khác vẫn có thể gây ảnh sự lên sự gia tăng năng suất. Trong các tình huống liên quan đến năng suất của nhân viên, sự gia tăng chú ý từ nhóm thực hiện thí nghiệm cũng gây ra phản ứng tăng năng suất. Phản ứng gia tăng này có thể thực sự dẫn đến năng suất cải thiện thực sự.
Some additional studies have failed to find strong evidence of the Hawthorne effect, and in many cases, other factors may also influence improvements in productivity. In situations involving worker productivity, increased attention from experimenters also resulted in increased performance feedback. This increased feedback might actually lead to an improvement in productivity.
Sự xuất hiện của người thực hiện thí nghiệm quan sát hành vi của tham dự viên cũng có thể có một vai trò nhất định. Điều này ban đầu có thể làm tăng hiệu suất và năng suất, nhưng rồi sẽ giảm dần khi tiếp tục thí nghiệm.
The novelty of having experimenters observing behavior might also play a role. This can lead to an initial increase in performance and productivity that may eventually level off as the experiment continues.
Các đặc điểm được trông đợi có thể cũng đóng một vai trò giúp giải thích hiện tượng này. Trong các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu có khi cũng tiết lộ một số gợi ý giúp tham dự viên biết được cái họ đang hy vọng tìm ra. Kết quả là, các đối tượng nghiên cứu đôi khi thay đổi hành vi để giúp xác nhận giả thiết của người thực hiện thí nghiệm.
Demand characteristics might also play a role in explaining this phenomenon. In experiments, researchers sometimes display subtle clues that let participants know what they are hoping to find. As a result, subjects will sometimes alter their behavior to help confirm the experimenter’s hypothesis.

Mặc dù Hiệu ứng Hawthorne thường bị hiểu nhầm và có khi bị lạm dụng, nhưng Rogelberg lưu ý rằng thuật ngữ này “tiếp tục là một cách giải thích hữu dụng cho tác động của hiện tượng tâm lý như hiệu suất đặc trưng và hiệu suất tối đa, và phản ứng theo mong muốn từ xã hội (như kiểu “giả vờ tỏ ra tốt”).
While the Hawthorne effect has often been misrepresented and perhaps overused, Rogelberg notes that the term “continues to be a useful general explanation for the impact of psychological phenomenon such as typical versus maximal performance, and socially desirable responding (i.e., faking good).”
Vậy các nhà nghiên cứu có thể làm gì để giảm thiểu hiệu ứng này lên các nghiên cứu thực nghiệm của mình? Một cách để giúp xóa bỏ hoặc giảm thiểu những đặc điểm được trông đợi và những nguồn căn tiềm ẩn gây thiên kiến trong thực nghiệm là tận dụng các kỹ thuật quan sát theo tự nhiên. Tuy nhiên, ta cũng cần lưu ý rằng quan sát theo tự nhiên đơn giản là không phải lúc nào cũng khả thi.
So what can researchers do to minimize these types of effects in their experimental studies? One way to help eliminate or minimize demand characteristics and other potential sources of experimental bias is to utilize naturalistic observation techniques. However, it is also important to note that naturalistic observation is simply not always possible.
Một cách khác để chiến đấu với dạng thiên kiến này là giữ bảo mật hoặc ẩn danh phản hồi của tham dự viên tham gia thí nghiệm. Bằng cách này, tham dự viên ít có khả năng thay đổi hành vi của họ do là thành viên tham gia thí nghiệm.
Another way to combat this form of bias is to make the participants’ responses in an experiment completely anonymous or confidential. This way, participants may be less likely to alter their behavior as a result of taking part in an experiment.
Kết luận. Final thought
Nhiều kết quả nghiên cứu ban đầu về hiệu ứng Hawthorn bị cho là hơi quá phóng đại hoặc nhiều sai lệch, nhưng thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học, kinh tế học, kinh doanh và các lãnh vực khác. Nhưng nói chính xác, thuật ngữ này được dùng để ám chỉ những thay đổi trong hành vi là kết quả của việc tham gia một thí nghiệm nào đó.
Many of the original findings of the Hawthorne studies have since been found to be either overstated or erroneous, but the term has become widely used in psychology, economics, business, and other areas. Despite this, the term is still often used to refer to changes in behavior that can result from taking part in an experiment.

Tham khảo. Article Sources
Kantowitz, BH, Roediger, HL, & Elmes, DG. Experimental Psychology. Belmont, CA: Wadsworth Cengage Learning; 2009.
Landy, FJ & Conte, JM. Work in the 21st Century: An Introduction to Industrial and Organizational Psychology. New York: John Wiley and Sons; 2010.
Levitt, SD & List, JA. Was there really a Hawthorne effect at the Hawthorne plant? An analysis of the original illumination experiments. American Economic Journal: Applied Economics 3. 2011; 224-238.
McBride, D. M. (2013). The process of research in psychology. London: Sage Publications.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-the-hawthorne-effect-2795234
Như Trang.