Hiệu ứng Dunning-Kruger là một dạng thiên kiến nhận thức khi một người tin rằng mình thông minh hơn và có khả năng hơn năng lực thực sự trong thực tế. Về cơ bản, những người sở hữu năng lực yếu kém lại không có kỹ năng cần thiết để nhận ra chính sự thật này. Sự kết hợp giữa việc tự nhìn nhận kém và năng lực nhận thức thấp khiến họ đánh quá quá cao năng lực thực sự của bản thân.

The Dunning-Kruger effect is a type of cognitive bias in which people believe that they are smarter and more capable than they really are. Essentially, low ability people do not possess the skills needed to recognize their own incompetence. The combination of poor self-awareness and low cognitive ability leads them to overestimate their own capabilities.

GettyImages_587169617.0.jpg
Nguồn: Vox

Thuật ngữ này được mượn để đặt tên và giải thích cho một vấn đề mà nhiều người ngay lập tức nhìn ra – rằng những kẻ ngu luôn mù lòa trước chính sự ngu ngốc của mình. Như Charles Darwin đã viết trong cuốn “Sự tuột dốc của con người”, “Sự ngu dốt sản sinh tự tin nhiều hơn kiến thức.”

The term lends a scientific name and explanation to a problem that many people immediately recognizethat fools are blind to their own foolishness. As Charles Darwin wrote in his book The Descent of Man, “Ignorance more frequently begets confidence than does knowledge.”

Tổng quan về Hiệu ứng Dunning-Kruger. An Overview of the Dunning-Kruger Effect

Hiện tượng này hẳn ít nhiều gì bạn đã trải qua trong cuộc sống của mình, có thể quanh bàn ăn vào ngày nghỉ khi gia đình sum họp. Trong suốt bữa ăn, một thành viên trong đại gia đình bắt đầu lảm nhảm về một chủ đề nào đó hàng giờ liền, anh này không biết xấu hổ mà tự nhận anh ta đúng còn ý kiến của những người khác là ngu ngốc, dốt nát, và hết sức sai. Tất cả mọi người trong phòng rõ ràng đều nhận ra rằng anh chàng này chẳng biết mình đang nói cái gì, mà anh ta vẫn cứ lảm nhảm, vô hình trung làm sáng tỏ chính sự ngu dốt của bản thân.

This phenomenon is something you have likely experienced in real life, perhaps around the dinner table at a holiday family gathering. Throughout the course of the meal, a member of your extended family begins spouting off on a topic at length, boldly proclaiming that he is correct and that everyone else’s opinion is stupid, uninformed, and just plain wrong. It may be plainly evident to everyone in the room that this person has no idea what he is talking about, yet he prattles on, blithely oblivious to his own ignorance.

Hiệu ứng này được đặt theo tên của hai nhà nghiên cứu là David Dunning và Justin Kruger, cũng là hai nhà tâm lý học xã hội mô tả về hiện tượng này đầu tiên.

The effect is named after researchers David Dunning and Justin Kruger, the two social psychologists who first described it.

Trong nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng tâm lý này, các nhà nghiên cứu thực hiện một chuỗi 4 bài kiểm tra và thấy rằng những người có điểm thấp nhất trong các bài kiểm tra về ngữ pháp, óc hài hước và lô-gích cũng đồng thời đánh quá cao về năng lực mình vừa thể hiện. Theo điểm thực tế, họ chỉ được xếp vào nhóm phân vị thứ 12, tuy vậy bản thân những người này lại đánh giá hiệu suất của mình quá cao, nghĩ mình phải ở trong nhóm phân vị thứ 62.

In their original study on this psychological phenomenon, they performed a series of four investigations and found that people who scored in the lowest percentiles on tests of grammar, humor, and logic also tended to dramatically overestimate how well they had performed. Their actual test scores placed them in the 12th percentile, yet they estimated that their performance placed them in the 62nd percentile.

Nghiên cứu. The Research

Lấy ví dụ cụ thể trong một thí nghiệm, Dunning và Kruger đã yêu cầu 65 tham dự viên đánh giá mức độ hài hước của những câu đùa khác nhau. Một số tham dự viên tỏ ra cực kỳ kém trong việc xác định những gì người khác thấy vui – tuy nhiên cũng chính những đối tượng này lại tự mô tả rằng mình là những nhà bình luận tuyệt vời về óc hài hước.

In one experiment, for example, Dunning and Kruger asked their 65 participants to rate how funny different jokes were. Some of the participants were exceptionally poor at determining what other people would find funnyyet these same subjects described themselves as excellent judges of humor.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người có năng lực kém không chỉ tệ hại về hiệu suất đầu ra mà họ còn không thể đánh giá chính xác và nhận ra chất lượng công việc họ thực hiện. Những người này cũng không thể nhận ra những kỹ năng và mức độ năng lực của người khác, đây cũng là một phần nguyên nhân khiến họ liên tục coi mình là tốt hơn, giỏi giang, kiến thức sâu rộng hơn những người khác.

Incompetent people, the researchers found, are not only poor performers, they are also unable to accurately assess and recognize the quality of their own work. These low performers were also unable to recognize the skill and competence levels of other people, which is part of the reason why they consistently view themselves as better, more capable, and more knowledgeable than others.

Đây chính là lý do lý giải hiện tượng một số học sinh có điểm kém trong thi cử lại cảm thấy mình đáng ra phải được điểm cao hơn. Những học sinh này đánh giá quá cao kiến thức và năng lực của bản thân và thất bại trong việc nhận ra sự yếu kém trong quá trình thể hiện của mình.

This is the reason why students who earn failing scores on exams sometimes feel that they deserved a much higher score. They overestimate their own knowledge and ability and are incapable of seeing the poorness of their performance.

“Trong nhiều trường hợp, việc thiếu năng lực không làm con người ta mất phương hướng, lúng túng hay thận trọng hơn. Mà thay vào đó, năng lực yếu kém lại thường được ‘hậu thuẫn’ bởi một thái độ tự tin không mấy phù hợp, được thổi phồng bởi cái người đó ảo tưởng là kiến thức.”, David Dunning viết trong một bài báo trên Pacific Standard.

“In many cases, incompetence does not leave people disoriented, perplexed, or cautious,” wrote David Dunning in an article for Pacific Standard. “Instead, the incompetent are often blessed with an inappropriate confidence, buoyed by something that feels to them like knowledge.”

Hiệu ứng này có thể gây ảnh hưởng lớn lên những niềm tin, quyết định và hành động của con người. Trong một nghiên cứu, Dunning và Ehrlinger phát hiện ra rằng nữ giới thực hiện bài kiểm tra kiến thức khoa học tốt ngang với nam giới, tuy nhiên phụ nữ lại đánh giá quá thấp năng lực của mình vì họ tin rằng tư duy khoa học của họ kiểu gì cũng kém hơn nam giới. Chính vì tin như vậy nên những người phụ nữ này có xu hướng từ chối tham gia vào một cuộc thi khoa học hơn.

This effect can have a profound impact on what people believe, the decisions they make, and the actions they take. In one study, Dunning and Ehrlinger found that women performed equally to men on a science quiz, and yet women underestimated their performance because they believed they had less scientific reasoning ability than men. The researchers also found that as a result of this belief, these women were more likely to refuse to enter a science competition.

Dunning và cộng sự cũng thực hiện một số thí nghiệm, hỏi tham dự viên có biết đến những thuật ngữ trong các chủ đề về chính trị, sinh học, vật lý và địa lý hay không.

Dunning and his colleagues have also performed experiments in which they ask respondents if they are familiar with a variety of terms related to subjects including politics, biology, physics, and geography.

Bên cạnh những khái niệm thuần túy về kiến thức trong lĩnh vực, những người này còn chêm vào nhiều thuật ngữ khác tự họ nghĩ ra.

Along with genuine subject-relevant concepts, they interjected completely made up terms.

Trong một nghiên cứu, có khoảng 90% tham dự viên tuyên bố rằng họ ít nhiều gì cũng có kiến thức về những thuật ngữ họ tự nghĩ ra này. Tương tự như những phát hiện khác trong nghiên cứu liên quan đến hiệu ứng Dunning-Kruger, tham dự viên càng tuyên bố mình quen thuộc với một chủ đề thì khả năng họ khẳng định mình nắm rõ những thuật ngữ vô nghĩa này cũng gia tăng. Theo như lời Dunning, rắc rối ở đây là sự dốt nát lại khiến người ta cảm giác mình thông thái.

In one such study, approximately 90 percent of respondents claimed that they had at least some knowledge of the made up terms. Consistent with other findings related to the Dunning-Kruger effect, the more familiar participants claimed that they were with a topic, the more likely they were to also claim they were familiar with the meaningless terms. As Dunning has suggested, the very trouble with ignorance is that it can feel just like expertise.

9ea681f20be7335b24e71169d52a4f1b.png
“Người vô tri vô tri trước sự vô tri của mình.” Nguồn: Pinterest

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Dunning-Kruger. Causes of the Dunning-Kruger Effect

Vậy cái gì giải thích cho hiệu ứng tâm lý này? Hay là do một số người đơn giản là quá đần độn, quá ngu ngốc, đến mức không biết đầu óc mình trì trệ tới cỡ nào? Dunning và Kruger cho rằng hiện tượng này xuất phát từ cái có tên là “gánh nặng kép.” Người ta không chỉ yêu kém năng lực mà chính bản thân sự yếu kém năng lực này cũng cướp đi mất khả năng trí tuệ cần thiết để nhận ra cái mình đang thiếu.

So what explains this psychological effect? Are some people simply too dense, to be blunt, to know how dim-witted they are? Dunning and Kruger suggest that this phenomenon stems from what they refer to as a “dual burden.” People are not only incompetent; their incompetence robs them of the mental ability to realize just how inept they are.

Những người có năng lực yếu kém thường: Incompetent people tend to:

– Đánh giá quá cao mức độ trong các kỹ năng của bản thân. Overestimate their own skill levels

– Không thể nhận ra đâu là kỹ năng và kiến thức thực sự của người khác. Fail to recognize the genuine skill and expertise of other people

– Không thể nhận ra lỗi sai của bản thân và thiếu hụt kỹ năng. Fail to recognize their own mistakes and lack of skill

Dunning đã chỉ ra rằng kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt một công việc chính xác cũng giống như phẩm chất mà một người cần để nhận ra rằng họ không giỏi thực hiện công việc này. Vậy nên nếu một người thiếu đi những năng lực này, họ sẽ vẫn tiếp tục vừa làm tệ và vừa không nhận ra là mình làm tệ.

Dunning has pointed out that the very knowledge and skills necessary to be good at a task are the exact same qualities that a person needs to recognize that they are not good at that task. So if a person lacks those abilities, they remain not only bad at that task, but ignorant to their own inability.

Không có khả năng nhận ra lỗi sai và sự thiếu hụt kỹ năng. An Inability to Recognize Lack of Skill and Mistakes

Dunning cho rằng sự thiếu hụt kỹ năng và kiến thức chuyên môn tạo ra một vấn đề 2 chiều. Đầu tiên, việc thiếu hụt này khiến con người ta thực hiện công việc kém hiệu quả trong lĩnh vực họ không rành. Thứ hai, kiến thức bị thiếu hụt và nhiều lỗ hổng khiến họ không thể nhận ra sai lầm của bản thân mình.

Dunning suggests that deficits in skill and expertise create a two-pronged problem. First, these deficits cause people to perform poorly in the domain in which they are incompetent. Secondly, their erroneous and deficient knowledge makes them unable to recognize their mistakes.

Thiếu siêu nhận thức. A Lack of Metacognition

Hiệu ứng Dunning-Kruger cũng có liên quan đến khó khăn trong siêu nhận thức, tức khả năng bình tĩnh và xem xét lại hành vi và năng lực của bản thân một cách khách quan. Con người ta thường chỉ có thể đánh giá bản thân trong hệ quy chiếu hữu hạn và cực kỳ chủ quan của chính mình. Từ góc nhìn hạn hẹp này, họ thấy bản thân đầy kỹ năng, hiểu biết nhiều và hơn hẳn những người khác. Vì vậy những người này đôi khi phải vất vả lắm mới có được cái nhìn chân thực về khả năng của mình.

The Dunning-Kruger effect is also related to difficulties with metacognition, or the ability to step back and look at one’s own behavior and abilities from outside of oneself. People are often only able to evaluate themselves from their own limited and highly subjective point of view. From this limited perspective they seem highly skilled, knowledgeable, and superior to others. Because of this, people sometimes struggle to have a more realistic view of their own abilities.

Kiến thức hạn chế có thể dẫn đến tự tin thái quá. A Little Knowledge Can Lead to Overconfidence

Một nhân tố khác góp phần ở đây là đôi khi việc có một lượng kiến thức ít ỏi về một chủ đề lại có thể khiến con người ta nhầm tưởng rằng kiến thức có bao nhiêu là mình biết hết bây nhiêu rồi. Người xưa có nói, kiến thức mà biết ít là vô cùng nguy hiểm. Một người có thể biết một chút xíu về một cái gì đó, nhưng nhờ hiệu ứng Dunning-Kruger này, mà lại tự tin rằng mình là chuyên gia.

Another contributing factor is that sometimes a tiny bit of knowledge on a subject can lead people to mistakenly believe that they know all there is to know about it. As the old saying goes, a little bit of knowledge can be a dangerous thing. A person might have the slimmest bit of awareness about a subject, yet thanks to the Dunning-Kruger effect, believe that he or she is an expert.

Những yếu tố khác góp phần hình thành hiệu ứng này là việc ta sử dụng kinh nghiệm hoặc những con đường “tư duy tắt” để đưa ra quyết định nhanh chóng, và xu hướng chung của chúng ta là hay tìm kiếm những kiểu lý giải, thông tin thậm chí còn chẳng hề tồn tại. Tâm trí của chúng ta cố gắng phiên giải từng luồng thông tin tạp nham ta gặp thường ngày. Khi ta cố gỡ rối và tự phiên giải những năng lực và hiệu năng của mình trong thế giới cá nhân của riêng ta thì có lẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi có lúc ta lại hoàn toàn thất bại trong việc đánh giá chính xác mình làm tốt đến đâu.

Other factors that can contribute to the effect include our use of heuristics, or mental shortcuts that allow us to make decisions quickly, and our tendency to seek out patterns even where none exist. Our minds are primed to try to make sense of the disparate array of information we deal with on a daily basis. As we try to cut through the confusion and interpret our own abilities and performance within our individual worlds, it is perhaps not surprising that we sometimes fail so completely to accurately judge how well we do.

Đối tượng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Dunning-Kruger? Who Is Affected by the Dunning-Kruger Effect?

Vậy ai bị ảnh hưởng ở hiệu ứng Dunning-Kruger này? Không may là tất cả chúng ta đều là nạn nhân của nó. Vì nói gì thì nói, dù cho ta có kinh nghiệm hay hiểu biết đến đâu chăng nữa thì ai cũng có cái mình không rõ hoặc chưa có năng lực tốt. Bạn có thể thông minh và có kỹ năng tốt trong nhiều lĩnh vực, nhưng chẳng ai là tinh thông hết thảy sự đời cả.

So who is affected by the Dunning-Kruger effect? Unfortunately, we all are. This is because no matter how informed or experienced we are, everyone has areas in which they are uninformed and incompetent. You might be smart and skilled in many areas, but no one is an expert at everything.

Một điểm quan trọng cần chỉ ra ở đây là hiệu ứng Dunning-Kruger không đồng nghĩa với điểm số IQ thấp. Khi người ta biết đến thuật ngữ này nhiều hợơn trong những năm gần đây thì việc sử dụng sai thuật ngữ này, coi nó là từ đồng nghĩa với ‘ngu dốt’ cũng không phải là hiếm. Rốt cuộc thì, việc bình phẩm người khác và tin rằng hiện tượng này không áp dụng lên bản thân mình bao giờ cũng dễ làm hơn.

One important point to make is that the Dunning-Kruger effect is not synonymous with low IQ. As awareness of the term has increased over the past few years, misapplication of the term as a synonym for stupid has also grown. It is, after all, easy to judge others and believe that such things simply do not apply to you.

Thực tế là mọi người đều dễ trải nghiệm hiện tượng này, và thực sự, hầu hết chúng ta đều có thể đã gặp nó, hơn nữa còn rất thường xuyên là đằng khác. Một chuyên gia trong một lãnh vực có thể nhầm tưởng rằng sự thông thái và kiến thức của mình có thể ‘lan’ luôn sang các lĩnh vực khác mà họ thực sự không hiểu rõ. Ví dụ, một nhà khoa học lỗi lạc có thể viết văn dở tệ. Để nhà khoa học này nhận ra được sự thiếu hụt kỹ năng này thì bản thân ông ta cũng phải sở hữu kiến thức tốt về ngữ pháp và bố cục. Vì thiếu hụt kỹ năng này nên nhà khoa học trong ví dụ cũng thiếu luôn khả năng nhận ra năng lực tệ hại của mình.

The reality is that everyone is susceptible to this phenomenon, and in fact, most of us probably experience it with surprising regularity. People who are genuine experts in one area may mistakenly believe that their intelligence and knowledge carry over into other areas in which they are less familiar. A brilliant scientist, for example, might be a very poor writer. In order for the scientist to recognize their own lack of skill, they needs to possess a good working knowledge of things such as grammar and composition. Because those are lacking, the scientist in this example also lacks the ability to recognize their own poor performance.

Vậy nếu người thiếu năng lực hay nghĩ mình là chuyên gia, thì người chuyên gia thực sự nghĩ gì về năng lực của bản thân? Dunning và Kruger đã phát hiện ra rằng trong một phổ năng lực, người thuộc đoạn phổ cao, tức là người có năng lực tốt, thực sự sẽ có cái nhìn thực tế hơn về kiến thức và khả năng của mình. Tuy nhiên, những chuyên gia này lại có xu hướng hạ thấp mình so với thực tế.

So if the incompetent tend to think they are experts, what to genuine experts think of their own abilities? Dunning and Kruger found that those at the high end of the competence spectrum did hold more realistic views of their own knowledge and capabilities. However, these experts actually tended to underestimate their own abilities relative to how others did.

socrates1-2x.jpg
“Tôi thông minh vì tôi biết mình không biết cái gì cả.” Nguồn: Brainy Quote

Về cơ bản, những người có điểm thuộc hàng top biết được họ hơn một số người khác ở một mức độ nhất định nhưng họ không tin mình ưu việt của mình với người khác. Vấn đề ở đây không phải là người chuyên gia không biết họ làm giỏi đến đâu mà họ có xu hướng tin rằng những người khác cũng giỏi giang, cũng kiến thức ngang ngửa với họ.

Essentially, these top scoring individuals know that they are better than the average, but they are not convinced of just how superior their performance is compared to others. The problem in this case is not that experts don’t know how well-informed they are; it’s that they tend to believe that everyone else is knowledgeable as well.

Có cách nào để vượt qua hiệu ứng Dunning-Kruger không? Is There Any Way to Overcome the Dunning-Kruger Effect?

Vậy giờ có cách nào giảm thiểu hiện tượng này không? Có cột mốc nào để người năng lực kém thực sự nhận ra sự thiếu hụt của mình? “Chúng ta đều là những cỗ máy cấu thành từ niềm tin sai lệch”, Dunning phát biểu. Mặc dù chúng ta đều có thể rơi vào hiệu ứng Dunning-Kruger này nhưng tìm hiểu về cách thức hoạt động của tâm trí và những lỗi sai mà hầu hết con người ta đều mắc phải là một bước làm cần thiết giúp ta điều chỉnh lại những dạng thức này.

So is there anything that can minimize this phenomenon? Is there a point at which the incompetent actually recognize their own ineptitude? “We are all engines of misbelief,” Dunning has suggested. While we are all prone to experiencing the Dunning-Kruger effect, learning more about how the mind works and the mistakes we are all susceptible to might be one step toward correcting such patterns.

Dunning và Kruger cho rằng khi kinh nghiệm về một chủ đề gia tăng thì sự tự tin thường sẽ về lại mốc thực tế hơn. Khi con người ta hiểu hơn về chủ đề mình quan tâm, họ bắt đầu nhận ra mình thiếu kiến thức và năng lực. Và rồi khi ta thu lượm thêm thông tin và thực sự trở thành chuyên gia về một thứ gì đó, mức độ tự tin trong ta lại bắt đầu cải thiện trở lại.

Dunning and Kruger suggest that as experience with a subject increases, confidence typically declines to more realistic levels. As people learn more about the topic of interest, they begin to recognize their own lack of knowledge and ability. Then as people gain more information and actually become experts on a topic, their confidence levels begin to improve once again.

Vậy bạn có thể làm gì để đánh giá thực tế hơn năng lực của bản thân trong một lĩnh vực nào đó nếu bạn chưa tin vào vào khả năng tự đánh giá của mình?

So what can you do to gain a more realistic assessment of your own abilities in a particular area if you are not sure you can trust your own self-assessments?

– Hãy không ngừng học hỏi và luyện tập. Thay vì mặc định mình biết tuốt về một chủ đề nào đó, hãy cố đào sâu hơn. Một khi bạn thu được nhiều kiến thức hơn, khả năng bạn nhận ra mình còn cần học hỏi nhiều hơn nữa cũng sẽ vì đó mà gia tăng theo. Điều này có thể chống lại xu hướng mặc định bản thân là chuyên gia, thậm chí ngay cả khi bạn thực sự không phải.

Keep learning and practicing. Instead of assuming you know all there is to know about a subject, keep digging deeper. Once you gain greater knowledge of a topic, the more likely you are to recognize how much there is still to learn. This can combat the tendency to assume you’re an expert, even if you’re not.

– Hãy nhờ người khác nhận xét về bạn. Một chiến thuật hiệu quả khác là nhờ người khác đưa ra góp ý mang tính xây dựng. Mặc dù những góp ý của mọi người có đôi lúc khó tiếp nhận nhưng chính những góp ý này sẽ mang đến sự hiểu thấu sâu sắc, có giá trị của mọi người dành cho năng lực của bạn.

Ask other people how you’re doing. Another effective strategy involves asking others for constructive criticism. While it can sometimes be difficult to hear, such feedback can provide valuable insights into how others perceive your abilities.

– Luôn hoài nghi cái bạn biết. Ngay cả khi bạn đã biết thêm nhiều điều và nhận được phản hồi từ mọi người, thì khả bạn vẫn chỉ chú tâm đến những thứ xác nhận cái bạn nghĩ là bạn biết vẫn còn rất cao. Đây là một ví dụ về một thiên kiến tâm lý có tên Thiên kiến xác nhận. Để giảm thiểu khuynh hướng này, hãy không ngừng thử thách những niềm tin và kỳ vọng cố hữu trong bạn. Hãy tìm kiếm những thông tin để thử thách những ý kiến của chính mình.

Question what you know. Even as you learn more and get feedback, it can be easy to only pay attention to things that confirm what you think you already know. This is an example of another type of psychological bias known as the confirmation bias. In order to minimize this tendency, keep challenging your beliefs and expectations. Seek out information that challenges your ideas.

Kết luận. A Word From Verywell

Hiệu ứng Dunning-Kruger là một trong rất nhiều thiên kiến nhận thức có thể ảnh hưởng lên hành vi và quyết định của bạn, từ những cái thường nhật cho đến những vấn đề làm thay đổi cuộc sống của bạn. Con người ta dễ nhận ra hiện tượng này ở người khác nhưng nên nhớ rằng đây là hiện tượng ảnh hưởng lên tất cả chúng ta. Hiểu được nguyên nhân góp phần gây ra thiên kiến tâm lý này có thể giúp bạn xác định được khuynh hướng này ở bản thân và tìm cách để vượt qua nó.

The Dunning-Kruger effect is one of many cognitive biases that can affect your behaviors and decisions, from the mundane to the life-changing. While it may be easier to recognize the phenomenon in others, it is important to remember that it is something that impacts everyone. By understanding the underlying causes that contribute to this psychological bias, you might be better able to spot these tendencies in yourself and find ways to overcome them.

Tham khảo. View Article Sources

Dunning, D. Chapter five: The Dunning-Kruger effect: On being ignorant of one’s own ignorance. Advances in Experimental Social Psychology. 2011;44;247-296. doi: 10.1016/B978-0-12-385522-0.00005-6.

Dunning, D. We are all confident idiots. Pacific Standard; 2014.

Ehrliner, J, Johnson, K, Banner, M, Dunning, D, & Kruger, J. Why the unskilled are unaware: Further explorations of (absent) self-insight among the incompetent. Organ Behav Hum Decis Process. 2008;105(1):98-121. doi: https://doi.org/10.2139/ssrn.946242.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/an-overview-of-the-dunning-kruger-effect-4160740

Như Trang.