Bên cạnh việc được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng điều trị nghiện chất (cả người trị liệu lẫn người được trị liệu) thì vẫn có rất nhiều hiểu nhầm và quan niệm sai lệch về phỏng vấn tạo động lực – 1 hình thức tư vấn dựa trên sự thấu cảm và xây dựng sự tự tin để thay đổi hành vi. Ta hãy cùng xem xét 10 hiểu lầm về phỏng vấn tạo động lực dưới đây.

Along with widespread acceptance within the addictions community (both those with addictions and helping professionals), there are many misunderstandings and misconceptions about motivational interviewing — a type of counseling in which empathy and a building up of confidence are used to change behaviors. Let’s explode ten myths about motivational interviewing.

recovery-istock42575196-therapy_sessions-feature_image
Nguồn: recovery.org

 Phỏng vấn tạo động lực là tương tác đối đầu. Motivational Interviewing Is Confrontational

Phỏng vấn tạo động lực giúp con người tự đưa ra các quyết định về việc thay đổi hành vi liên quan đến tình trạng nghiện.

Motivational interviewing helps people reach their own decisions about changing addictive behaviors.

Cũng không rõ là làm thế nào mà người ta nghĩ phỏng vấn tạo động lực lại có liên quan tới việc đối đầu với bệnh nhân để chất vấn về hành vi của họ; có thể là do người ta nhầm lẫn nó với phương pháp “can thiệp”. Phương pháp “can thiệp” thì thực sự là các bác sĩ sẽ đối đầu để chất vẫn các bệnh nhân. Tuy nhiên, ý tưởng này hoàn toàn sai lầm.

It is not clear how the myth that motivational interviewing involves confronting clients with their behavior came about; perhaps it somehow got confused with the “intervention” approach, which does involve confronting people with addictions. However, this idea couldn’t be further from the truth.

Phỏng vấn tao động lực là một liệu pháp nhẹ nhàng, tôn trọng lẫn nhau, tập trung vào các giai đoạn đầu tiên trong quá trình thay đổi, giai đoạn xây dựng các mối quan hệ tốt và hiểu được các hành vi nghiện tác động như thế nào đến người bệnh. Một khi đã hiểu được, trị liệu viên có thể làm việc với đối tượng để có được cái nhìn toàn diện về quá trình các hành vi ảnh hưởng lên bản thân đối tượng. Điều này có thể giúp bệnh nhân thiết lập các mục tiêu cá nhân xoay quanh sự thay đổi.

Motivational interviewing is gentle and respectful, and focuses in the initial stages on building rapport and understanding what the addictive behavior is doing for the person. With this understanding, the therapist can work with the person to gain a fuller understanding of how his or her behavior may be affecting other parts of life. That can help the patient establish personal goals around change.

 Phỏng vấn tạo động lực quá “nhẹ” – Người nghiện cần được “thương cho roi cho vọt” hơn. Motivational Interviewing Is Too “Soft” — Addicts Need “Tough Love”

Một số phương pháp khác, hay còn gọi là các biện pháp “thương cho roi cho vọt”, có thể mang tính đối đầu, và nhiều người tin rằng – đặc biệt là đối với chương trình 12 bước – là đối đầu với mặt đen tối trong hành vi người nghiện là cần thiết để điều trị nghiện.

Some other approaches, often called “tough love” approaches to treating addiction can be confrontational, and there is a widespread belief — promoted in large part by 12-step programs — that being confronted with the darker side of their behavior is necessary to overcoming addiction.

Phỏng vấn tạo động lực không có cùng chung quan điểm này, thậm chí nó còn cho rằng các yếu tố mang tính phán xét hay chỉ trích trong các phương pháp mang tính đối đầu đôi lúc có thể khiến tình hình trầm trọng hơn. Bằng phỏng vấn tạo động lực, quan điểm của người bệnh về hành vi của bản thân là trọng tâm của hồi phục.

The motivational interviewing approach does not share this viewpoint, and recognizes that the judgmental and shaming elements of confrontation can sometimes worsen the situation for the person with the addiction. With motivational interviewing, the individual’s point of view about his or her own behavior is central to recovery.

 3 Phỏng vấn tạo động lực là một phần của mô hình xuyên lý thuyết (Mô hình giai đoạn thay đổi hành vi). Motivational Interviewing Is Part of the Transtheoretical Model

Mô hình xuyên lý thuyết, hay còn gọi là Mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi có mối quan hệ mật thiết với phương pháp phỏng vấn tạo động lực. Mặc dù đều được phát triển và trở nên phổ biến gần như cùng lúc, đây là hai học thuyết tách biệt được phát triển bởi các nghiên cứu khác nhau.

The transtheoretical or “stages of change” model goes hand-in-hand with the motivational interviewing approach. Although they were developed and became popular around the same time, they are separate theories developed by different research teams.

 Phỏng vấn tạo động lực không có hiệu quả vì nó cho phép người ta tái nghiện. Motivational Interviewing Doesn’t Work Because It Allows People to Relapse

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất của phỏng vấn tạo động lực là việc người ta không chỉ chấp nhận việc tái nghiện mà thậm chí còn mong chờ nó diễn ra. Mặc dù tái nghiện hoàn toàn không được khuyến khích những thực sự là nó vẫn hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình hồi phục và quan trọng nó không dẫn tới thất bại trong điều trị. Trong thực tế, thái độ chân thật về việc tái nghiện có thể giúp trị liệu viên và người nghiện hiểu rõ những yếu tố gây thèm nhớ của bệnh nhân. Đây cũng là một cơ hội để rút kinh nghiệm giúp tránh và giải quyết việc tái nghiện trong tương lai.

One of the most controversial aspects of motivational interviewing is the fact that relapse is not only tolerated, but is actually expected. Although relapse is by no means encouraged, it is recognized that relapse can occur during recovery, and that this does not automatically lead to failure. In fact, honesty about relapses can allow the therapist and the person with the addiction to better understand that person’s triggers. It can also provide learning opportunities to help avoid and cope with relapse in the future.

 Phỏng vấn tạo động lực chỉ được áp dụng trong điều trị nghiện. Motivational Interviewing Is for Treating Addiction Only

Mặc dù phỏng vấn tạo động lực được sử dụng rộng rãi để điều trị nghiện nhưng nó cũng được áp dụng thành công trong các dạng thay đổi hành vi khác, bao gồm điều trị các rối loạn ăn uống, cải thiện tuân thủ phác đồ điều trị và tạo dựng các hành vi tốt như tập thể dục thể thao.

Although motivational interviewing is widely used for treating addictions, it has also been successfully applied to a range of other types of behavior change, including treatment for eating disorders, improving compliance with medication regimens, and establishing healthy behaviors such as exercise.

Phỏng vấn tạo động lực chỉ là một mô hình “mốt” nhất thời thôi. Motivational Interviewing Is Just a Fad

Phỏng vấn tạo động lực đã xuất hiện nhiều thập kỷ. Thực sự nó đã trở thành một liệu pháp phổ biến và được xem là biện pháp tiếp cận hàng đầu để điều trị nghiện. Mặc dù những liệu pháp khác có thể trở nên phổ biến trong tương lai, nhưng tính hiệu quả của phỏng vấn tạo động lực trong điều trị nghiện đã được kiểm chứng trong hiện tại là không thể phủ nhận.

Motivational interviewing has been around for a few decades. It is true that it has become popular, and is considered a leading approach for addictions treatment. While other therapies may also become popular in the future, that does not negate the effectiveness of motivational interviewing for problems of addiction as they are being experienced at the present time.

 Phỏng vấn tạo động lực là phương pháp có hiệu quả duy nhất. Motivational Interviewing Is the Only Approach That Works

Phỏng vấn tạo động lực đúng là có hiệu quả trong điều trị nghiện nhưng những phương pháp khác cũng có thể mang lại hiệu quả. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với sự thành công trong cai nghiện, việc sử dụng phương pháp nào không quan trọng bằng mối quan hệ giữa trị liệu viên và người nghiện.

Although motivational interviewing is effective in treating addictions, other approaches are also effective. In fact, research shows that the approach used is less important to successfully overcoming an addiction than the relationship between the therapist and the person with the addiction.

 8 Phỏng vấn tạo động lực xâm phạm các vấn đề y đức. Motivational Interviewing Is Unethical

Phỏng vấn tạo động lực cực kỳ quan tâm đến vấn đề y đức đến nỗi đã có một bộ hướng dẫn y đức riêng cho phương pháp này. Bộ hướng dẫn đã chỉ ra các tình thế khó xử liên quan đến y đức có thể xuất hiện trong lúc thực hiện liệu pháp và những cách mà trị liệu viên có thể áp dụng để gải quyết chúng, cùng với các ví dụ về các tình huống có thể xuất hiện trong quá trình trị liệu

Motivational interviewing takes ethical issues so seriously that it actually has its own guidelines for ethical practice. This outlines potential for ethical dilemmas that might occur in therapy, and ways that therapists can overcome them, along with examples of situations that might occur in the course of therapy.

Không có gì chứng minh tính hiệu quả của phỏng vấn tạo động lực. There Is No Proof That Motivational Interviewing Works

Hai thập kỷ vừa qua, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ tính hiệu quả của phỏng vấn tạo động lực trong nhiều bối cảnh trị liệu khác nhau.

Over the past two decades, there have been numerous research studies showing that motivational interviewing works in many different contexts.

 10  Phỏng vấn tạo động lực chỉ được cung cấp ở các cơ sở chữa trị đắt tiền. Motivational Interviewing Is Only Available in Expensive Treatment Centers

Phỏng vấn tạo động lực có mặt ở rất nhiều các cơ sở, trung tâm điều trị nhắm đến nhiều nhóm đối tượng, chứ không chỉ là đặc quyền ở các trung tâm tư nhân.

Motivational interviewing is available in a variety of treatment centers targeted at a range of economic groups. It is not only available in private treatment facilities.

Nguồn: https://www.verywell.com/ten-myths-about-motivational-interviewing-22410

Như Trang.