Bạn có liên tục cảm thấy như thể bản thân không thể kiểm soát được tình huống hoặc rằng mọi người đều đang chĩa mũi dùi vào bạn? Hay bạn có thấy như kiểu những điều tồi tệ cứ tìm đến bạn dù bạn có làm gì đi nữa? Nếu bạn thấy bản thân đổ lỗi cho người khác vì những sự kiện hoặc tình huống diễn ra trong cuộc sống của bạn, thì bạn có thể đang rơi vào trạng thái có tên gọi là “Tâm lý nạn nhân”.

Do you constantly feel as though you have no control over situations or that other people are out to get you? Or do you feel as though bad things keep happening to you no matter what you do? If you find yourself blaming other people for events or situations in your life, you may be struggling with what is known as a victim mentality.

Người có tâm lý nạn nhân cảm thấy như thể những điều tồi tệ cứ xuất hiện mãi và cả thế giới đang chống lại mình. Bạn có thể cảm thấy mọi người đều đang chống lại bạn, dù là bạn đời, đồng nghiệp hay thậm chí gia đình hay bạn bè. Ngay cả khi bạn có làm điều này điều kia để sửa chữa mọi thứ nhưng bạn không chịu trách nhiệm cho thứ gì cả và cảm thấy mọi thứ đều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

People with a victim mentality feel as though bad things keep happening and the world is against them. You may feel as though everyone else is against you, be that your partner, your coworkers, or even your family or friends. Even though there might be things that you can do to help fix the situation, you don’t take responsibility for anything and feel as though everything is out of your control.

Ngoài ra, bạn cũng hay cái gì cũng vun vào mình, ngay cả khi không có gì hướng vào bạn cả. Bạn có thể có suy nghĩ, “Mình đã làm gì để phải chịu cảnh này?” Bạn cũng có thể thường xuyên cảm thấy bực dọc.

In addition, you might take things personally even when they are not directed at you. You might think thoughts like, “What did I do to deserve this?” You might also feel resentful a lot of the time.

Nhất là khi bạn trải qua một khoảng thời gian tiêu cực trong cuộc sống hoặc có một sang chấn, nhưng bạn không có chiến lược đối phó ngay lúc đó và hình thành dòng quan điểm tiêu cực này hay còn gọi là tư duy kiểu nạn nhân. Điều này khiến bạn tin rằng đời sống vốn dĩ là vậy và rằng bạn không chịu trách nhiệm cho bất kỳ điều gì cả ra trong cuộc đời mình.

Most likely you went through a bad time in your life or experienced trauma, but you had no coping strategies at the time and developed this negative viewpoint or victim mindset. This led you to believe that life just happens to you and that you have no responsibility for what happens in your life.

Ngay cả khi mọi người đến và cố gắng giúp bạn tìm ra giải pháp, thì bạn cũng sẽ lại đặt ra một danh sách lý do tại sao những giải pháp này không hiệu quả và khiến những người đang muốn giúp bạn cảm thấy tức tối hoặc không hiểu được vấn đề nằm ở đâu.

Even when people come along and try to offer you solutions, you probably come up with a list of reasons why those solutions won’t work and leave those who offer help frustrated or not understanding what went wrong.

Bạn có thể tự hỏi tại sao mình vẫn hành xử kiểu như thế này. Sự thật là có một số lợi ích thứ cấp từ việc không muốn thay đổi tư duy nạn nhân này. Bạn có thể có được sự cảm thông hay chú ý của mọi người khi bạn khó chịu nhờ những gì đã xảy đến với bạn. Bạn có thể thấy yên lòng khi mọi người đang cố giúp hoặc công nhận bạn. Bạn còn không muốn bản thân dễ bị tổn thương nữa nên chuyện né tránh rủi ro là điều dễ hiểu.

You might even question why you continue to behave in this way. The truth is that there are probably some secondary benefits of refusing to change your victim mindset. You might be gaining sympathy or attention for your distress from what happened to you. You might feel relieved that others are offering you help or validation. You also probably don’t ever want to feel vulnerable again, and so it’s easier not to take risks.

Bài viết này sẽ thảo luận tâm lý nạn nhân là gì, những dấu hiệu và triệu chứng của dạng tư duy này, và làm cách nào bạn có thể học được cách xóa bỏ một số dạng thức suy nghĩ tiêu cực.

This articles discusses what a victim mentality is, signs and symptoms of this mindset, and how you can learn to eliminate some negative thought patterns.

Hiểu rõ tâm lý nạn nhân. Understanding the Victim Mentality

Hãy lùi lại một bước, chính xác thì tâm lý nạn nhân là gì? Mặc dù tâm lý nạn nhân không được công nhận là một bệnh lý thuộc nhóm chẩn đoán được, thì nó vẫn là một thuật ngữ được đông đảo chấp nhận và có một số tên gọi khác như hội chứng nạn nhân và phức cảm nạn nhân.

Taking a step back, what exactly is a victim mentality? While a victim mentality is not a recognized diagnosable condition, it is a commonly accepted term and has some other alternate names such as victim syndrome and victim complex.

Những người có tâm lý nạn nhân có 3 niềm tin như sau: Those with a victim mentality hold three beliefs:1

– Những điều tồi tệ đã xảy ra trong quá khứ và sẽ tiếp tục xảy đến với bạn. Bad things have happened in the past and will continue to happen to you.

– Vận rủi của bạn là do lỗi của mọi người. Others are to blame for your misfortune.

– Chẳng cần phải thay đổi làm gì vì kiểu gì cũng chẳng có tác dụng. There is no point in trying to make a change because it will not work.

Đối với những người có tâm lý nạn nhân, có lẽ việc chìm sâu vào tiêu cực dễ hơn là cố bảo vệ bản thân, và bạn có thể còn áp lối tư duy này lên những người khác.

For people who hold a victim mentality, it seems like sinking into negativity is easier than trying to save yourself, and you may even force this mindset onto other people.

Về cốt lõi, tư duy nạn nhân có gốc rễ từ sang chấn, khó chịu và nỗi đau thường trực trong gần như toàn bộ thời gian. Khi bạn trải qua một tình huống gây sang chấn, thường là có sự tham gia của người khác, bạn có thể nhìn nhận rằng mình bất lực và tương lai mình có làm gì cũng chẳng thể thay đổi được tình trạng này.

At its core, a victim mindset is rooted in trauma, distress, and pain most of the time. When you experience a traumatic situation, typically at the hands of other people, you may learn that you are helpless and that nothing you do in the future is going to make any difference.

Điều này có thể khiến bạn dễ bị tổn thương và sợ hãi, và rồi, bạn chọn không chịu trách nhiệm hoặc đổ lỗi lên người khác và đưa ra những cái cớ ngay cả khi bạn vẫn có thể hành động theoo một cách nào đó.

This leads you to feel vulnerable and afraid, and in turn, you choose not to take responsibility or place blame on other people and make excuses even when there are actions you could take.

Tư duy nạn nhân tồn tại vĩnh viễn? Is a Victim Mindset Permanent?

Mặc dù việc cảm thấy như vậy sau một chuỗi các sự kiện gây sang chấn là điều dễ hiểu, nhưng sự thật là vẫn có nhiều yếu tố khác tham gia vào bất kỳ tình huống tiêu cực nào. Mặc dù bạn không thể kiểm soát được những gì xảy đến với mình trong quá khứ, nhưng ở một mức độ nào đó, bạn vẫn có thể làm một số điều gì đó để kiểm soát những gì sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới.

While it’s understandable that you might feel this way after a traumatic series of events, the truth is that there are always multiple factors involved in any bad situation. While you may not have been able to control what happened to you in the past, it’s likely that you do have some degree of control over what happens to you going forward.

Ví dụ, nếu bạn cố tìm việc mà chưa được, thì bạn vẫn có cơ hội học được từ những gì bạn đã làm mà không có hiệu quả, từ đó bạn có thể thử và thực hiện một số thay đổi cho tương lai. Ngược lại, một người có tâm lý nạn nhân sẽ không mấy quan tâm đến việc hành động để cải thiện tình hình.

For example, if you’ve been trying to find a job without any success, there is the opportunity to learn from what hasn’t worked so that you can try and make some changes for the future. In contrast, someone with a victim mindset will have little interest in taking actions that could lead to improvement.

Ngoài ra, khi người khác cố giúp bạn, bạn có thể lại dở bài “tự tội nghiệp” bản thân và cãi rằng làm gì đi nữa cũng chẳng có ích gì đâu. Nói cách khác, bạn thực sự chỉ muốn cảm thấy tội nghiệp cho bản thân thay vì nỗ lực tạo ra thay đổi có ý nghĩa.

In addition, when other people try to help you, you might retreat into self-pity and argue that nothing will work. In other words, you really just want to feel sorry for yourself rather than work toward any meaningful change.

Mặc dù cảm thấy tồi tệ vì những gì đã xảy ra với bản thân và cố gắng vượt qua những cảm xúc tiêu cực là điều bình thường, nhưng những người có tâm lý nạn nhân cần tìm cách kết thúc thái độ “tự tội nghiệp” cho bản thân và nỗ lực thay đổi và chữa lành. Còn không, cảm giác trở thành nạn nhân và bất lực sẽ đi theo bạn suốt cuộc đời.

While it’s okay to feel bad about what has happened to you and make sure to work through difficult emotions, everyone with a victim mindset needs to find an end to self-pity and work toward change and healing. Otherwise, your feelings of being a victim and being powerless will follow you for the rest of your life.

Sự thật là cuộc sống sẽ chẳng bao giờ ngừng “thảy” cho bạn những thách thức, và nếu bạn cảm thấy mình chẳng thể làm gì để thay đổi mọi thứ thì chính bạn đang leo lên cuộc chiến trên đỉnh đồi trong toàn bộ phần đời còn lại của bạn.

The truth is that life will never stop giving you challenges, and if you feel as though nothing you do makes any differences, then you’ll be climbing an uphill battle the rest of your life.

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của tâm lý nhạn nhân là liên tục tự chấp và suy nghĩ tiêu cực. Tin tốt lành là nó không phải một đặc tính di truyền; thay vào đó, bạn “tập” hành xử như vậy. Có lúc bạn đúng là nạn nhân nhưng bạn không cần phải liên tục sắm vai nạn nhân.

One of the most common signs of a victim mentality is continued self sabotage and negative thinking. The good news is that this is not an inherited trait; rather, you’ve learned to behave in this way. At one time you were likely a victim, but you don’t have to continue on being a victim.

Nạn nhân sẽ đổ lỗi cho mọi người vì tình huống họ đang gặp phải, ngay cả khi mọi người chẳng có liên quan gì và lỗi lầm (hay một phần lỗi lầm) là ở chính chủ thể.

A victim blames others for their current situation, even when others have nothing to do with it and they themselves are to blame (or at least partly to blame).

Đúng vậy, quyền lợi của bạn bị xâm phạm và bạn không xứng đáng chịu đựng những gì đang diễn ra. Bạn xứng đáng nhận được sự thấu cảm và yêu thương – và thấu hiểu. Và bạn có thể trao những điều này cho bản thân và không cần chờ bất cứ ai khác trao cho bạn.

Yes, your rights were violated and you didn’t deserve what happened to you. You deserve empathy and compassionand understanding. And you can give these things to yourself without waiting for anyone else to give them to you.

Dấu hiệu của tâm lý nạn nhân. Signs of a Victim Mentality

Nguồn: Quiz Expo

Dấu hiệu của tâm lý nạn nhân? Nếu bạn không chắc liệu mình có gặp rắc rối với tâm lý nạn nhân hay không, thì dưới đây là một số dấu hiệu tiềm ẩn cần để ý:

What are some signs of a victim mentality? If you aren’t sure whether you are struggling with a victim mentality, here are some potential signs to watch for:2

– Bạn đổ lỗi cho người khác vì những gì diễn ra trong cuộc sống của mình. You blame other people for how your life’s going

– Bạn cảm thấy mọi thứ chất chồng lên như đang chống lại bạn. You feel as though everything is stacked against you

– Bạn gặp khó khăn đối mặt với thất bại. You have trouble coping with setbacks

– Bạn có thái độ tiêu cực trong hầu hết mọi tình huống. You have a negative attitude going into most situations

– Khi ai đó cố giúp bạn, bạn tức giận gạt đi. When someone tries to help you, you lash out in anger

– Khi cảm thấy tội nghiệp cho bản thân, bạn thấy nhẹ nhõm hơn. When you feel sorry for yourself, it makes you feel a bit better

– Bạn hay đi chơi với những người cũng có tính phàn nàn và đổ lỗi cho người khác giống bạn. You tend to hang out with other people who also like to complain and blame other people

– Bạn thấy khó thực hiện những thay đổi trong cuộc sống. You find it hard to make changes in your life

– Bạn cảm thấy mình thiếu hỗ trợ từ mọi người. You feel like you lack support from other people

– Bạn thiếu tự tin và có lòng tự trọng thấp. You lack self-confidence or have low self-esteem

– Bạn cảm thấy những người khác nên nhìn nhận bạn đã, đang là một nạn nhân. You feel like others should recognize that you have been a victim

– Bạn muốn những người từng làm lỗi với bạn thừa nhận những gì họ đã làm. You want the people who have done you wrong to recognize what they did

– Bạn có cái nhìn cực đoan (hoặc trắng hoặc đen) về mọi người.You have a very black and white view of other people

– Bạn thiếu sự thấu cảm cho vấn đề của người khác. You lack empathy for other people’s problems

– Bạn hay chìm đắm trong hoàn cảnh. You tend to ruminate about situations

– Bạn thụ động cả ngày. You are passive when you go about your days

– Bạn nghĩ thế giới không công bằng. You think that the world is an unfair place

– Bạn luôn cảnh giác cao độ với những thứ không hay có thể xảy đến. You are hypervigilant to bad things that might happen

– Bạn không hỗ trợ cảm xúc cho người khác. You are not emotionally available to other people

– Bạn cảm thấy thất bại là điều không thể thay đổi. You feel as though failing is permanent

– Bạn liên tục cảm thấy bất lực. You have a constant feeling of helplessness

– Bạn hay bi kịch hóa mọi chuyện. You have a tendency to catastrophize

– Bạn luôn cảm thấy như thể mọi người đều có cuộc đời êm đẹp hơn bạn. You always feel as though other people are better off in life than you

Nguồn: Insider

Hành vi của người có tâm lý nạn nhân. Victim Mentality Behaviors

Người có tâm lý nạn nhân hành xử thế nào? Ở đây ta bàn đến dạng hành vi mà người có tâm lý nận nhân hay thực hiện. Đâu là những hành vi hay xuất hiện ở nhóm người có tâm lý nạn nhân? Dưới đây là một số hành vi thường gặp có thể quan sát được:

What is victim mentality behavior? It refers to the types of actions that people with a victim mentality tend to engage in. What are the behaviors that people with a victim mentality tend to engage in? Below are some of the common ones that you might observe:

– Khuynh hướng hay đổ lỗi cho người khác. A tendency to blame other people

– Không chịu trách nhiệm cuộc sống của mình. Not taking responsibility for your own life

– Cảnh giác cao độ khi ở cùng mọi người và phản ứng thái quá với những thứ nhỏ nhặt. Being hypervigilant around other people and reacting to small things in a big way

– Nhận thức rõ khi mọi người có ý đồ xấu. Being very aware of when people have bad intentions

– Cảm thấy như thể mọi người khác đều sống dễ dàng hơn bạn nên bạn không cố gắng. Feeling as though everyone else has it easier than you and so you don’t try

– Cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận được sự cảm thông hay thương hại và kết cục là luôn tìm kiếm những cảm giác này. Feelings of relief when you receive sympathy or pity and seeking this out as a result

Thái độ của người có tâm lý nạn nhân. Victim Mentality Attitudes

Ngoài ra, thái độ nào hay xuất hiện ở những người có tâm lý nạn nhân? Dưới đây là một số kiểu thái độ bạn cần để ý.

Additionally, what are the attitudes that go along with a victim mentality? Here are some of the attitudes to watch out for.

– Cảm thấy bi quan quá mức về tương lai. Feeling overly pessimistic about your future

– Cảm thấy tức giận đè nén. Feelings of repressed anger

– Cảm thấy như thể bạn có quyền nhận được sự cảm thông từ mọi người. Feeling as though you are entitled to sympathy from others

– Cảm thấy cần phòng thủ bất kể người khác nói gì. Feeling defensive no matter what other people say

Nguồn: Inc. Magazine

– Cảm thấy tìm kiếm giải pháp cũng chẳng có ích gì. Feeling as though there is no point in looking for solutions

– Nhìn nhận con người chỉ có trắng hoặc đen, tốt hoặc xấu. Seeing people as black and white or good and bad

– Không muốn liều lĩnh. Being unwilling to take risks

– Nói quá lên về những rủi ro từ giải pháp hoặc viễn cảnh tệ hại có thể xảy ra. Exaggerating the risks of situations or how bad they could turn out

– Luôn xem thường bản thân. Putting yourself down all the time

­- Có cảm giác bất lực tập nhiễm. A feeling of learned helplessness

Niềm tin của người có tâm lý nạn nhân. Victim Mindset Beliefs

Cuối cùng, hãy cùng cân nhắc những niềm tin được nắm giữ bởi một người hay sắm vai nạn nhân. Dưới đây là những niềm tin phổ biến nhất mà bạn có thể có nếu có dạng tâm lý này. Nói cách khác, những niềm tin này khá tương đồng với nhóm tâm lý bất lực tập nhiễm.

Finally, let’s consider the beliefs that are held by someone with a victim mindset. Below are the most common beliefs you might hold if you have this type of mindset. In a way, this is very much a mindset of learned helplessness.

– Những điều tồi tệ luôn xảy đến với mình. Bad things are always happening to me.

– Thay đổi cũng chẳng có ích gì vì mình chẳng thể thay đổi được những gì đang diễn ra. There’s no point in trying to change because I can’t do anything about what is happening.

Nguồn: PositLive

– Mình xứng đáng nhận những điều tồi tệ xảy đến. I am deserving of the bad things that happen to me.

– Không ai quan tâm đến mình hay những gì đã đang xảy ra với mình. Nobody cares about me or what has happened to me.

– Mình không có lựa chọn cho những gì xảy đến với mình. I have no choice about what happens to me.

– Mình không biết phải làm gì để thay đổi mọi chuyện. I don’t know what to do to change things.

– Mình phải chấp nhận những gì xảy ra với mình. I must accept what happens to me.

– Mình không thể tạo ra thay đổi gì trong đời. I can’t make changes in my life.

Nguyên nhân gây tâm lý nạn nhân. Causes of a Victim Mentality

Cái gì khiến một người có tâm lý nạn nhân? Các lý do thường gặp: What causes someone to have a victim mentality? Common causes can include:

– Những trải nghiệm sang chấn trong quá khứ, lúc đó, dạng tâm lý này được hình thành như một cơ chế đối phó. Experiences of past trauma where this mindset was developed as a coping mechanism

– Quá nhiều tình huống tiêu cực mà bạn không kiểm soát được. Multiple negative situations where you had no sense of control

– Nỗi đau tinh thần liên tục khiến bạn cảm thấy bất lực hoặc bị mắc kẹt, nên bạn chọn từ bỏ. Ongoing emotional pain that makes you feel helpless or trapped so that you give up

– Có ai đó phản bội bội niềm tin của bạn trong quá khứ khiến bạn không thể tin tưởng mọi người sau đó (đặc biệt là cha mẹ hoặc bạn đời). Having someone betray your trust in the past makes you feel like you can’t trust people going forward (especially a parent or partner)

– Những lợi ích thứ cấp sau khoảng thời gian ban đầu (ví dụ, khiến người khác cảm thấy tội lỗi từ đó bạn nhận được nhiều chú ý hơn). Secondary gain after the initial period (e.g., making others feel guilty so that you get attention)

Người thuộc nhóm rối loạn tính cách nào sẽ đóng vai nạn nhân? What personality disorder plays the victim?

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là một dạng rối loạn nhân cách thường liên đới với tâm lý nạn nhân. Người mắc bệnh lý này đôi khi sẽ sắm vai nạn nhân để thao túng người khác, nhưng họ thường sẽ sở hữu một góc nhìn quá mức về việc trở thành nạn nhân và quyền lợi đi kèm. Bằng cách chuyển dời lỗi lầm sang người khác, họ có thể bảo vệ góc nhìn phóng đại về bản thân.

Narcissistic personality disorder (NPD) is a type of personality disorder that is often associated with a victim mentality. People with this condition sometimes engage in victim behavior to manipulate others, but they often possess an excessive sense of victimhood and entitlement.3 By shifting the blame onto others, they are able to protect their own exaggerated sense of self.

Nguồn: Steven Unruh

Kết quả của tâm lý nạn nhân. Outcomes of a Victim Mentality

Một số đầu ra của việc sắm vai nạn nhân? Dưới đây là một số kết cục phổ biến nhất có thể xuất hiện nếu bạn cố chấp đóng vai nạn nhân:

What are some of the outcomes of having a victim mentality? Below are some of the most common outcomes that may result if you persist in having this mentality:

– Cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, và trầm cảm. Feelings of guilt, shame, and depression

– Cảm thấy bực tức với cả thế giới. Feeling frustrated with the world

– Cảm thấy tổn thương và cho rằng mọi người không quan tâm đến mình. Feeling hurt and that people don’t care about you

– Cảm thấy ganh tức với sự thành công của người khác. Feeling resentful of other people who are successful

– Cảm thấy trầm cảm, cô lập hoặc cô đơn. Feeling depressed, isolated, or lonely

– Gặp vấn đề trong các mối quan hệ hoặc vấn đề ở chỗ làm vì khiến mọi ngườicảm thấy bị thao túng hoặc bị đổ lỗi. Having relationship issues or problems at work because others feel manipulated or blamed

– Cảm thấy tồi tệ về bản thân hoặc có hành vi tự hại. Feeling bad about yourself or engaging in self-destructive behavior

– Cảm thấy mình luôn thèm khát “drama” (diễn kịch) và từ chối thay đổi khi đối mặt với thất bại. Feeling as though you thrive on drama and refusing to make changes when you face setbacks

– Liên tục có cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, buồn bã và tức giận. Constant negative emotions such as fear, sadness, and anger

– Có thể tốn nhiều thời gian để tin tưởng trị liệu viên hoặc người có thẩm quyền. It may take you a long time to trust therapists or authority figures

Làm sao để ngừng tâm lý nạn nhân? How to Stop a Victim Mentality

Nếu bạn xác định được tất cả những dấu hiệu và triệu chứng của tâm lý nạn nhân, thì bạn có thể tự hỏi làm sao để “đóng khung” tâm trí một cách tốt đẹp hơn.

If you identify with all the signs and symptoms of having a victim mindset, you might be wondering how to get yourself into a better frame of mind.4

Nếu vậy thì dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đối phó tốt hơn và trang bị một dạng tâm lý lành mạnh hơn: If so, below are some tips to help you to cope better and move to a better mindset:

– Chọn hoặc rời khỏi tình huống hoặc chấp nhận nó. Choose to either leave situations or accept them

– Trình bày rõ ràng để tái thiết năng lực thay đổi hoàn cảnh. Speak out to reclaim your power to change a situation

– Đọc các cuốn sách tự lực như cuốn “Sức mạnh của hiện tại” của Eckhart Tolle. Read self-help books like Eckhart Tolle’s “The Power of Now”

– Tha thứ cho bản thân hoặc những người đã từng làm lỗi với bạn (không chấp nhận, nhưng có thể tha thứ) để giảm bớt sự thù địch và phản ứng với sang chấn. Forgive yourself or others who have harmed you (do not accept but rather forgive) to reduce hostility and trauma responses

– Tìm kiếm hỗ trợ từ trị liệu viên, người có thể giúp bạn vượt qua sang chấn. Find help from a therapist who can help you process past trauma

– Xây dựng trí thông minh cảm xúc. Develop your emotional intelligence

– Chịu trách nhiệm với những gì mình có thể kiểm soát trong một tình huống và cách bản thân phản ứng. Take responsibility for what you can control in a life situation and how you react

– Kiểm soát người nào mình dành thời gian ở cùng. Take control over who you spend time with

– Tự chăm sóc bản thân để đối xử với bản thân bằng sự tử tế và lòng yêu thương hơn. Engage in self-care to treat yourself compassionately and with kindness

– Tự yêu thương mình và nhìn nhận bản thân là một người xứng đáng. Engage in self-love and seeing yourself as a worthwhile person

– Tập thói quen ghi chép nhật ký để giải tỏa những cảm xúc không tốt. Engage in a journaling habit to release bad feelings

– Bắt đầu nói không với những thứ không đúng với giá trị hay những gì bạn muốn trong cuộc sống. Start to say no to things that don’t align with your values or what you want for your life

– Ưu tiên cho bản thân và để ý mức độ năng lượng mình bỏ ra. Make yourself a priority and take care of how much energy you expend

– Xác định những mục tiêu cá nhân mà bạn có thể hướng đến. Identify personal goals that you can work towards

– Tìm cách đạt được những lợi ích tương tự mà bạn có nhờ tâm lý nạn nhân (ví dụ, thực hành tự chăm sóc chính mình). Figure out how to get the same benefits you have been getting with a victim mindset (e.g., self-care)

– Luôn biết ơn với những gì bạn có trong cuộc sống. Practice gratitude for what you already have in your life

Nguồn: Natalie Marquis

Làm sao để giúp một người có tâm lý nạn nhân? How to Help Someone With a Victim Mentality

Bạn có đang tự hỏi làm thế nào để giúp một ai đó có tâm lý nạn nhân?? Việc cố giúp một người có dạng tâm lý này rất khó khăn vì họ không chịu trách nhiệm cho cuộc đời của họ và dường như lúc nào cũng đổ lỗi cho người khác. Tuy nhiên, đây chỉ là vì có nhiều thứ diễn ra đằng sau bề nổi này thôi. Dưới đây là một số cách có thể hữu ích:

Are you wondering how to help someone with a victim mentality? It can be frustrating to try and help someone who has a victim mentality because they don’t take responsibility for their life and seem to blame everyone else. However, this is only because there is a lot going on beneath the surface. Below are some ways that you can help:

– Thấu cảm và công nhận rằng họ đã phải trải qua những sự kiện đau đớn trong quá khứ. Be empathetic and acknowledge that they have faced painful events in their past

– Không gắn nhãn họ là nạn nhân vì điều này sẽ chỉ làm mọi chuyện tệ hơn. Don’t label them as a victim as this will just make the situation worse

– Xác định cụ thể những hành vi không tốt như đổ lỗi, than vãn, hay không chịu trách nhiệm. Identify specific unhelpful behaviors like shifting blame, complaining, and not taking responsibility

– Cho phép họ trao đổi và chia sẻ cảm xúc. Allow them to talk and share their feelings

– Không xin lỗi nếu bạn không cảm thấy bạn có lỗi hoàn toàn trong tình huống đó. Don’t apologize if you don’t feel that you are solely to blame for a situation

– Thiết lập ranh giới và không để họ xâm phạm không gian riêng của bạn. Set boundaries and don’t let them invade your personal space

– Đề xuất giúp đỡ để tìm giải pháp nhưng không cố bảo vệ họ khỏi kết quả xấu. Offer help to find them solutions but don’t try to protect them from bad outcomes

– Giúp họ lên ý tưởng hoặc những cách giúp thay đổi cuộc sống của họ. Help them to brainstorm goals or ways to change their lives

– Hỏi nhiều câu hỏi để thăm dò và khiến họ suy nghĩ (Ví dụ, Bạn giỏi cái gì? Bạn đã làm gì tốt/giỏi trong quá khứ?) Ask a lot of questions to probe and get them thinking (e.g., What are you good at? What have you done well at in the past?)

– Công nhận cảm xúc của họ thay vì phủi sạch chúng. Validate their feelings rather than brushing them off

– Khuyến khích họ trao đổi với một trị liệu viên nếu họ có sang chấn chưa được xử lý trong quá khứ. Encourage them to speak to a therapist if they have trauma that has not been processed from the past

– Chuẩn bị cuộc trò chuyện và không cho phép bản thân rơi vào dòng năng lượng tiêu cực. Prepare for your conversations and don’t allow yourself to get caught up in bad dynamics

– Không tấn công họ, hãy nhẹ nhàng; cho phép họ cải thiện dần dưới sự khích lệ của bạn. Don’t attack them and be gentle; allow them to grow through your encouragement

Những điều có thể nói với người có tâm lý nạn nhân. Things to Say to Someone With a Victim Mentality

Bạn có bao giờ tự hỏi bạn nên nói gì với người có dạng tâm ý nạn nhân? Dưới đây là một số câu bạn có thể sử dụng:

Are you wondering what specifically you can say to someone with a victim mindset? Below are some phrases that you can use:

“Tôi xin lỗi vì bạn gặp phải những chuyện này. Tôi ở đây để trò chuyện với bạn nếu bạn cần nghĩ cách giải quyết.”

 “I’m sorry that you are going through this. I’m here to talk when you want to figure things out.”

“Tôi có khoảng một tiếng để trò chuyện nếu bạn muốn thử nghĩ cách giải quyết.”

 “I have about an hour to talk if you’d like to try and figure things out.”

“Tôi không thể giải quyết vấn đề này cho bạn nhưng tôi ở đây để giúp bạn giải quyết nó.”

“I can’t solve this problem for you, but I’m here to help you through it.”

“Tôi quan tâm đến bạn nhưng có lẽ chúng ta vẫn đang xào đi xào lại cùng một thứ. Mình quay lại chủ đề này sau được không?”

 “I care about you but we seem to be rehashing the same things over and over. Can we come back to this later?”

Lý do tâm lý nạn nhân vẫn tiếp diễn. Reasons a Victim Mindset Continues

Tại sao tâm lý nạn nhân vẫn tiếp diễn dù khiến bạn cảm thấy khó chịu? Sự thật là có nhiều lợi ích thứ cấp từ dạng tâm lý này. Dưới đây là một số lý do ẩn sâu khiến bạn không muốn thay đổi.

Why would a victim mindset continue if it is making you feel bad? The truth is that there can be a lot of secondary benefits that can result from a victim mindset. Below are some of the reasons why deep down you don’t want to change.5

– Nó giúp bạn không phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống. It allows you not to take responsibility for your life

– Mọi người sẽ cố giúp và giải quyết vấn đề cho bạn. People will try to help you and solve your problems for you

– Bạn có thể “nghiện” tính kịch trong cuộc sống của bạn. You may be addicted to drama in your life

– Bạn muốn tránh phải tức giận, và rồi bạn lại dễ giận và buồn hơn. You may prefer to avoid feeling angry and instead, it’s easier to feel upset or sad

– Liên tục sắm vai nạn nhân khiến bạn cảm thấy người khác coi trọng bạn. Being a continuing victim makes you feel like others value you

– Nó trở thành một cách sinh tồn hay một thói quen bạn không thể bỏ. It’s become a way of survival or a habit that you can’t unlearn

– Bạn sợ đối mặt với hiểm nguy, sự xấu hổ, nỗi sợ ẩn đằng sau tâm lý nạn nhân. You’re afraid to face the anger, shame, fear, or sadness that is underlying your victim mindset

– Nó giúp bạn vượt qua những khoảng thời gian thực sự khó khăn và giờ nó thành một thói quen. It helped you get through a really hard time and now it’s just a habit

– Nếu mọi người nghĩ bạn đang gặp khó khăn thì họ sẽ không chỉ trích bạn. If people think you are struggling then they won’t criticize you

– Nó giúp bạn tránh xung đột với mọi người. It helps you to avoid conflict with others

– Bạn dễ có được cái mình muốn lúc đó hơn. You are more likely to get what you want in situations

– Có ít mong đợi dành cho bạn hơn nếu mọi người biết bạn đang khó khăn. There are fewer expectations of you if everyone knows you are struggling

– Mọi người sẽ không đặt gánh nặng lên vai bạn với những vấn đề của họ nếu bạn vốn đã có nhiều vấn đề riêng. People will not burden you with their problems if you already have a lot of your own

– Bạn có thể ảnh hưởng lên mọi người khi sắm vai nạn nhân. You have an influence on people when you play the victim

– Nó bắt mọi người phải chăm sóc bạn. It forces other people to take care of you

Kết luận. Final thoughts

Nguồn: LonerWolf

Nếu bạn đang gặp rắc rối với tâm lý nạn nhân, thì bạn cần biết rằng đó không phải lỗi của bạn, ngay cả khi bạn có thói quen phản ứng như thế này. Nếu bạn đang phải vật lộn với sang chấn, vậy bạn có một lý do thực sự để cảm thấy mình là nạn nhân. Không có gì có thể mang điều đó đi khỏi bạn.

If you are struggling with a victim mentality, it’s important to know that it’s not your fault even though you may be in the habit of responding this way. If you struggled with trauma, then you have a genuine reason to feel like a victim. Nothing can take that away from you.

Đồng thời, bạn cần yêu thương bản thân hơn, từ đó mới có thể vượt qua tình trạng này và tìm kiếm giúp đỡ nếu cần. Việc tiếp tục đắm chìm trong tâm lý nạn nhân sẽ khiến bạn cảm thấy vô vọng và bất lực, không thể tạo nên thay đổi gì trong cuộc sống.

At the same time, you need to show yourself self-compassion so that you can move past this situation and seek help if needed. Continuing to dwell in a victim mindset leaves you feeling powerless and helpless and unable to initiate change in your life.

Bất cứ điều gì bạn làm để thay đổi bản thân thoát ra khỏi tâm lý nạn nhân đều sẽ là bước đầu tiên để bạn trở thành con người bạn muốn.

Whatever you can do to shift yourself out of a victim mentality will be the first step toward becoming the person that you want to be.

Mặc dù có thể sẽ rất khó để bạn nhớ được mình cảm thấy thế nào trước khi có dạng tâm lý này, nhưng nếu bạn tiến từng bước nhỏ, bạn sẽ dần đến được nơi bạn muốn đến. Và, mọi người cũng sẽ dễ hỗ trợ bạn hơn khi bạn cởi mở tìm kiếm giúp đỡ, những đề xuất từ mọi người. Bạn không cần phải chấp nhận cái đã xảy ra gây ra tình trạng tâm lý này, nhưng cố gắng thoát dần khỏi nó sẽ giúp bạn rất nhiều.

While it may be hard for you to remember what it was like before you started thinking this way, if you take small consistent steps, you’ll eventually get to where you are trying to go. And, it will be easier for others to support you along the way when you are open to help and offers of suggestions from other people. You don’t have to accept what happened to cause this mentality, but being able to move on from it will help you a great deal.

Tham khảo. Sources

Orloff J. Strategies to Deal with a Victim Mentality.

Gollwitzer M, Süssenbach P, Hannuschke M. Victimization experiences and the stabilization of victim sensitivity. Front Psychol. 2015;6:439. Published 2015 Apr 14. doi:10.3389/fpsyg.2015.00439

McCullough ME, Emmons RA, Kilpatrick SD, Mooney CN. Narcissists as “victims”: the role of narcissism in the perception of transgressions. Pers Soc Psychol Bull. 2003;29(7):885-893. doi:10.1177/0146167203029007007

Kaufman SB. Unraveling the Mindset of Victimhood.

Harley Therapy Counselling Blog. The Victim Mentality – What it Is and Why You Use It.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-a-victim-mentality-5120615

Như Trang.