Thao túng tâm lý là một mánh khóe lợi dụng, xuất hiện trong các mối quan hệ mang tính lạm dụng. Nó là một dạng bạo hành tâm lý quỷ quyệt, đôi khi là ngấm ngầm khi kẻ bắt nạt hay kẻ lạm dụng khiến đối phương tự vấn chính những nhận định và thực tế họ cảm nhận được.

Gaslighting is a form of manipulation that occurs in abusive relationships. It is an insidious, and sometimes covert, type of emotional abuse where the bully or abuser makes the target question their judgments and reality.1

Về cơ bản, nạn nhân bị thao túng tâm lý sẽ bắt đầu tự hỏi liệu mình có bị điên hay không.

Ultimately, the victim of gaslighting starts to wonder if they are going crazy.

Thao túng tâm lý chủ yếu xuất hiện trong các mối quan hệ yêu đương và hôn nhân, nhưng cũng không có gì quá lạ khi hiện tượng này xuất hiện trong các mối quan hệ mang tính kiểm soát hoặc có thể xuất hiện trong các thành viên trong gia đình. Những cá nhân “độc hại” sử dụng mánh khóe này để áp quyền lên người khác nhằm thao túng bạn bè, người thân trong gia đình và đôi khi là cả đồng nghiệp của mình.

Gaslighting primarily occurs in dating and married relationships, but it’s not uncommon for it to occur in controlling friendships or among family members as well. Toxic people use this type of manipulation to exert power over others in order to manipulate friends, family members, and sometimes even co-workers.2

Thao túng tâm lý vận hành ra sao. How Gaslighting Works

Thao túng tâm lý là một thủ đoạn làm suy yếu toàn bộ nhận thức về thực tại của bạn. Khi ai đó thao túng tâm lý bạn, bạn thường phải tự vấn bản thân, nghi ngờ trí nhớ và những nhận thức của chính mình.

Gaslighting is a technique that undermines your entire perception of reality. When someone is gaslighting you, you often second-guess yourself, your memories, and your perceptions.

Sau khi giao tiếp với người đang thao túng bạn, bạn sẽ bối rối và tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với bản thân mình. Những thủ đoạn này làm bạn rối và khiến bạn tự nghi ngờ sự tỉnh táo minh mẫn của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn cách thức người ta thao túng tâm lý nhau.

After communicating with the person gaslighting you, you are left feeling dazed and wondering what is wrong with you.1 Tactics like these can confuse you and cause you to question your sanity. Here’s a closer look at how people gaslight others.

Nói dối. Lying to You

Nguồn: Coast Report

Những người có hành vi thao túng tâm lý thường là những kẻ nói dối quen thói và mang hơi hướng bệnh lý tâm thần. Họ nói dối trắng trợn trước bạn và không bao giờ thoái lui hay thay đổi câu chuyện của mình, thậm chí ngay cả khi bạn gọi họ ra nói chuyện hoặc đưa ra bằng chứng cho thấy họ đang lừa dối. Nói dối là nền móng của hành vi lừa gạt ở họ. Thậm chí ngay cả khi bạn biết họ đang nói dối thì họ nói nghe vẫn rất thuyết phục. Cuối cùng, bạn bắt đầu nghi ngờ chính bản thân mình.

People who engage in gaslighting are habitual and pathological liars. They will blatantly lie to your face and never back down or change their stories, even when you call them out or provide proof of their deception. Lying is the cornerstone of their destructive behavior. Even when you know they are lying, they can be very convincing. In the end, you start to second-guess yourself.

Nghi ngờ bạn. Discrediting You

Những kẻ thao túng tâm lý lan truyền đồn đoán và tán dóc về bạn với người khác. Họ có thể giả vờ lo lắng cho bạn trong khi ngấm ngầm nói với mọi người rằng bạn bị điên hoặc tinh thần bất ổn. Không may là, thủ đoạn này có thể cực kỳ hiệu quả và nhiều người đã về phe với kẻ lạm dụng hoặc bắt nạt mà không hề biết được toàn bộ câu chuyện.

Gaslighters spread rumors and gossip about you to others. They may pretend to be worried about you while subtly telling others that you seem emotionally unstable or crazy. Unfortunately, this tactic can be extremely effective and many people side with the abuser or bully without knowing the full story.

Ngoài ra, kẻ thao túng có thể lừa bạn và nói với bạn rằng người khác nghĩ bạn điên. Những người này có thể chẳng bao giờ nói tệ về bạn, nhưng chính kẻ thao túng sẽ tìm mọi cách để khiến bạn tin là những người kia có nói như vậy.

Additionally, the gaslighter may lie to you and tell you that other people think you are crazy. These people may never say a bad thing about you, but the gaslighter will make every attempt to get you to believe they do.

“Đánh trống lảng”. Deflecting Blame

Khi bạn hỏi kẻ thao túng một câu hỏi hay gọi họ ra giải thích cho một điều gì đó họ nói hoặc làm, họ có thể chuyển chủ đề bằng cách hỏi lại một câu hỏi thay vì phản hồi lại chính vấn đề bạn hỏi. Họ sẽ trơ tráo nói dối về tình huống đó bằng cách nói những câu kiểu như: “Mày đang bịa chuyện. Điều đó chưa bao giờ xảy ra.”

When you ask a gaslighter a question or call them out for something they did or said, they may change the subject by asking a question instead of responding to the issue at hand. They may blatantly lie about the situation by saying something like: “You’re making things up. That never happened.”

Coi nhẹ suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Minimizing Your Thoughts and Feelings

Tầm thường hóa cảm xúc giúp kẻ thao túng tâm lý có được sức mạnh kiểm soát bạn. Họ sẽ nói những lời như: “Bình tĩnh nào,” “Mày đang làm quá,” hay “Sao phải nhạy cảm như vậy?” Tất cả những câu nói này làm giảm nhẹ cảm xúc và suy nghĩ của bạn và gửi đi thông điệp: bạn là người sai.

Trivializing your emotions allows the gaslighter to gain power over you. They might make statements like: “Calm down,” “You’re overreacting,” or “Why are you so sensitive?” All of these statements minimize how you’re feeling or what you’re thinking and communicate that you’re wrong.

Khi bạn đối phó với người không bao giờ công nhận những suy nghĩ, cảm xúc hay niềm tin trong bạn, thì bạn bắt đầu tự vấn chính những điều đó ở bản thân. Ngoài ra, bạn chẳng bao giờ cảm thấy mình có giá trị hay được thấu hiểu, điều này có thể cực kỳ khó xử lý.

When you deal with someone who never acknowledges your thoughts, your feelings, or your beliefs, you will begin to question them yourself. What’s more, you never feel validated or understood, which can be extremely difficult to cope with.

Đổ lỗi ngược. Shifting Blame

Nguồn: Britannica

Đổ lỗi ngược là một thủ đoạn thường gặp khác ở những kẻ thao túng tâm lý. Mỗi cuộc hội thoại của bạn với họ đều bằng một cách nào đó “quay xe” theo hướng bạn chính là kẻ đáng bị đổ lỗi vì những gì đã xảy ra. Thậm chí ngay cả khi bạn cố thảo luận về việc hành vi của họ khiến bạn cảm thấy như thế nào, thì họ vẫn có thể “xoay chuyển” cuộc hội thoại theo ý họ và cuối cùng lỗi lầm lại thuộc về bạn.

Blame-shifting is another common tactic of gaslighters. Every discussion you have is somehow twisted to where you are to blame for something that occurred. Even when you try to discuss how their behavior makes you feel, they’re able to twist the conversation and end up blaming you.

Nói cách khác, họ thao túng tình huống để rồi dần dần, sau cùng là tin rằng bạn chính là căn nguyên cho hành vi tội lỗi họ gây ra. Họ tuyên bố là giá mà bạn hành xử khác đi thì họ đã không làm ra những hành vi như vậy.

In other words, they manipulate the situation in such a way that you end up believing that you are the cause for their bad behavior. They claim that if only you behaved differently, they would not treat you the way that they do.

Chối bỏ những việc làm sai trái. Denying Wrongdoing

Những kẻ lạm dụng và bắt nạt thường bị người ta biết đến với năng lực chối bỏ những điều sai trái đã làm. Họ làm vậy để tránh phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn sai lầm của bản thân. Nhưng nó cũng khiến nạn nhân bị thao túng trở nên bối rối và phiền lòng vì không ai công nhận nỗi đau họ phải chịu đựng. Sự chối bỏ này khiến cho nạn nhân khó tiếp tục sống cuộc sống bình thường hoặc chữa lành khỏi quá khứ bị bắt nạt hoặc lạm dụng.

Bullies and abusers are notorious for denying that they did anything wrong. They do this to avoid taking responsibility for their poor choices. But it also leaves the victim of gaslighting confused and frustrated because there is no acknowledgment of the pain they feel. This denial also makes it very hard for the victim to move on or to heal from the bullying or abusiveness.

Sử dụng những lời nói yêu thương làm vũ khí. Using Compassionate Words as Weapons

Có lúc khi bị gọi ra để đối chất hoặc giải thích, một kẻ thao túng tâm lý sẽ sử dụng những lời lẽ yêu thương và tử tế để cố xoa dịu tình huống. Họ có thể nói những câu như “Em biết anh thương em đến thế nào mà. Anh sẽ không bao giờ cố ý làm em tổn thương.” Những lời này là cái bạn muốn nghe, nhưng lại không thật, đặc biệt là nếu kiểu hành vi này cứ lặp đi lặp lại.

Sometimes when called out or questioned, a gaslighter will use kind and loving words to try to smooth over the situation. They might say something like “You know how much I love you. I would never hurt you on purpose.” These words are what you want to hear, but they are not authentic, especially if the same behavior is repeated.

Khi bạn phải đương đầu với ai đó sử dụng thủ đoạn thao túng tâm lý, hãy chú ý đến những gì họ làm, chứ không phải những gì họ nói. Liệu người này có thực sự yêu thương, hay họ chỉ đang vờ nói những lời tốt đẹp?

When you are dealing with someone who uses gaslighting as a manipulation tool, pay close attention to their actions, not their words. Is this person truly loving, or are they only saying loving things?

Bóp méo và tái chỉnh khung các cuộc hội thoại. Twisting and Reframing Conversations

Những kẻ thao túng tâm lý thường hay sử dụng thủ đoạn này khi bạn đang thảo luận về một thứ gì đó đã xảy ra trong quá khứ. Ví dụ, nếu bạn đời của bạn dí bạn vô tường và về sau bạn đang thảo luận lại chủ đề này thì đối phương có thể sẽ bóp méo câu chuyện để có lợi cho họ. Họ có thể sẽ nói, bạn vấp té và họ cố giữ bạn lại, và điều đó khiến bạn va vào tường.

Gaslighters typically use this tactic when you are discussing something that happened in the past. For instance, if your partner shoved you against the wall and you are discussing it later, they may twist the story in their favor. They may say you stumbled and they tried to steady you, which in turn caused you to fall into the wall.

Khi những câu chuyện và ký ức liên tục bị kể lại theo hướng có lợi cho kẻ thao túng thì bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ trí nhớ của mình về những điều đã xảy ra. Sự bối rối hay nghi ngờ bản thân này chính xác là mục tiêu của họ.

When stories and memories are constantly retold in the gaslighter’s favor, you may begin to doubt your memory of what happened. This confusion or second-guessing on your part is exactly the goal.

15 dấu hiệu thao túng tâm lý. 15 Gaslighting Signs to Look For

Nguồn: Abuse Warrior

Trở thành đối tượng của những kẻ thao túng tâm lý gây ra trạng thái lo âu và trầm cảm. Nó cũng có liên đới tới các cơn hoảng loạn và suy nhược thần kinh. Vì lẽ đó, ta cần nhận ra khi nào mình đang bị thao túng. Hãy tự hỏi bản thân xem liệu có xuất hiện bất cứ điều nào dưới đây không.

Being subjected to gaslighting can cause anxiety and depression. It also has been linked to panic attacks and nervous breakdowns. For this reason, it is important to recognize when you’re experiencing gaslighting. Ask yourself if any of the following statements ring true.

– Bạn nghi ngờ thực tại và cảm xúc của bạn. Bạn cố thuyết phục bản thân rằng sự đối đãi mình nhận được không tệ đến thế hoặc rằng bản thân quá nhạy cảm.

You doubt your feelings and reality. You try to convince yourself that the treatment you receive is not that bad, or that you are too sensitive.

– Bạn tự vấn những nhận định và nhận thức của bản thân. Bạn sợ phải nói ra hay thể hiện cảm xúc của mình. Bạn học được một điều rằng chia sẻ ý kiến thường sẽ khiến bạn kiểu gì cũng tệ hơn. Vậy nên cứ im đi thì hơn.

You question your judgment and perceptions. You are afraid of speaking up or expressing your emotions. You have learned that sharing your opinion usually makes you feel worse in the end. So you stay silent instead.

– Bạn cảm thấy dễ bị tổn thương và bất an. Bạn thường cảm thấy mình lúc nào cũng phải cẩn trọng, “nhìn trước ngó sau” khi ở cạnh bạn đời/gia đình/bạn bè. Bạn cũng cảm thấy như đang đứng trên bờ vực và thiếu đi lòng tự trọng.

You feel vulnerable and insecure. You often feel like you “walk on eggshells” around your partner/friend/family member. You also feel on edge and lack self-esteem.

– Bạn cảm thấy cô đơn và vô lực. Bạn bị thuyết phục rằng mọi người quanh bạn nghĩ bạn là lập dị, điên khùng, hoặc bất ổn, như đúng nhận định của bạn đời/gia đình/bạn bè dành cho bạn. Điều này khiến bạn cảm thấy mình bị mắc kẹt và cô lập.

You feel alone and powerless. You are convinced that everyone around you thinks you are strange, crazy, or unstable, just like your partner/friend/family member says you are. This makes you feel trapped and isolated.

– Bạn tự hỏi liệu mình có ngu hay bị điên không. Những lời nói của bạn đời/gia đinh/bạn bè khiến bạn cảm thấy mình sai, không xứng, hay bị điên. Đôi khi bạn còn thấy mình lặp đi lặp lại những lời này với bản thân.

You wonder if you’re stupid and crazy. Your partner/friend/family member’s words make you feel like you are wrong, inadequate, or insane. Sometimes you even find yourself repeating these statements to yourself.

– Bạn thất vọng về bản thân và chính con người bạn đã trở thành. Ví dụ, bạn cảm thấy như thể mình rất yếu đuối và thụ động và rằng bạn đã từng mạnh mẽ và quyết đoán hơn trong quá khứ.

You are disappointed in yourself and who you have become. For instance, you feel like you are weak and passive and that you used to be stronger and more assertive.

– Bạn cảm thấy bối rối. Hành vi của bạn đời/bạn bè/gia đình bạn khiến bạn cảm thấy bối rối – với những hành động xuất hiện như trong tiểu thuyết ngắn “Dr. Jekyll và Mr. Hyde”.

You feel confused. Your partner/friend/family member’s behavior confuses youwith actions that appear like Dr. Jekyll and Mr. Hyde.

– Bạn lo là mình quá nhạy cảm. Bạn đời/bạn bè/gia đình coi nhẹ những hành vi hoặc lời nói gây tổn thương bằng những câu “Em chỉ đang đùa thôi mà” hay “Anh nhạy cảm quá rồi.”

You worry that you are too sensitive. Your partner/friend/family member minimizes hurtful behaviors or words by saying “I was just joking” or “You are too sensitive.”

– Bạn cảm thấy bất hạnh như sắp ập đến. Bạn cảm thấy điều gì đó kinh khủng sắp xảy đến khi bạn ở cạnh bạn đời/gia đình/bạn bè. Điều này có thể bao gồm cảm giác bị đe dọa và cảm giác bất an như đang đứng trên bờ vực mà không rõ lý do.

You have a sense of impending doom. You feel like something terrible is about to happen when you are around your partner/friend/family member. This may include feeling threatened and on edge without knowing why.

– Bạn dành nhiều thời gian để xin lỗi. Bạn cảm thấy cần phải lúc nào cũng xin lỗi cho những điều mình làm hoặc xin lỗi cho chính con người của mình.

You spend a lot of time apologizing. You feel the need to apologize all the time for what you do or who you are.

– Bạn cảm thấy mình không xứng. Bạn cảm thấy như thể mình chẳng bao giờ “đủ tốt”. Bạn cố sống sao để đáp ứng được kỳ vọng và yêu cầu của người khác, thậm chí ngay cả khi những điều này vô cùng phi lý.

You feel inadequate. You feel like you are never “good enough.” You try to live up to the expectations and demands of others, even if they are unreasonable.

– Bạn tự nghi ngờ bản thân. Bạn thường xuyên tự hỏi không biết mình có nhớ chính xác những chi tiết trong câu chuyện đã diễn ra không. Bạn có thể còn ngừng cố gắng chia sẻ những gì bạn nhớ được vì sợ mình nhớ sai.

You second-guess yourself. You frequently wonder if you accurately remember the details of past events. You may have even stopped trying to share what you remember for fear that it is wrong.

– Bạn cho rằng những người khác thất vọng về bạn. Bạn lúc nào cũng xin lỗi vì những gì bạn làm hoặc bạn là ai, cho rằng mọi người thất vọng về bạn hoặc rằng bằng cách nào đó bạn đã gây ra lỗi lầm.

You assume others are disappointed in you. You apologize all the time for what you do or who you are, assuming people are disappointed in you or that you have somehow made a mistake.

– Bạn tự hỏi mình có gì sai không. Bạn tự vấn liệu có điều gì sai cơ bản về bản thân không. Nói cách khác, bạn lo là mình thực sự sẽ bị điên, mất trí hoặc “tiêu rồi.”

You wonder what’s wrong with you. You wonder if there’s something fundamentally wrong with you. In other words, you worry that you might truly be crazy, neurotic, or “losing it.”

– Bạn vất vả trong việc đưa ra quyết định vì không tin tưởng bản thân. Thay vào đó, bạn sẽ để bạn đời/gia đinh/bạn bè ra quyết định thay bạn, hoặc tránh luôn việc đưa ra quyết định.

You struggle to make decisions because you distrust yourself. You would rather allow your partner/friend/family member to make decisions for you, or avoid decision-making altogether.

Lược sử khái niệm. History of the Term

Thuật ngữ “thao túng tâm lý” xuất hiện từ một vở kịch năm 1938 của Patrick Hamilton, được biết đến với tên gọi “Đường phố thiên thần” (Angel Street) ở Mỹ và sau này được xây dựng thành bộ phim “Đèn khí đốt” bởi Alfred Hitchcock. Trong phim, một người chồng hay thao túng người khác cố khiến vợ mình nghĩ rằng bà ta mất trí bằng cách tạo ra những thay đổi ngấm ngầm trong môi trường nơi bà sống, bao gồm việc làm mờ dần ngọn lửa trên đèn khí đốt. Ông ta không chỉ tác động vào môi trường và khiến bà vợ tin rằng mình mất trí, mà ông ta còn lạm dụng và kiểm soát bà, cắt đứt bà khỏi gia đình và bạn bè.

The term gaslighting comes from the 1938 play by Patrick Hamiltion, known in America as “Angel Street” and later developed into the film “Gas Light” by Alfred Hitchcock.3 In the suspense film, a manipulative husband tries to make his wife think she is losing her mind by making subtle changes in her environment, including slowly and steadily dimming the flame on a gas lamp. Not only does he disrupt her environment and make her believe she is insane, but he also abuses and controls her, cutting her off from family and friends.3

Hậu quả là, bà vợ liên tục nghi ngờ bản thân mình, nghi ngờ cảm xúc, nhận thức và ký ức của chính mình, Ngoài ra, bà còn cảm thấy mình bị loạn thần, nhạy cảm quá mức và không thể kiểm soát bản thân, đây cũng chính mục tiêu của thao túng tâm lý – là khiến đối tượng cảm thấy rối loạn và không chắc đâu là thật đâu là giả.

Consequently, the wife is constantly second-guessing herself, her feelings, her perceptions, and her memories. Additionally, she feels neurotic, hypersensitive, and out-of-control, which is the goal of gaslightingto leave the target feeling off-kilter and unsure of what is true and what isnt.

Nguồn: Riza

Vì bộ phim là mô tả chính xác thể hiện các hành động kiểm soát độc hại mà những kẻ thao túng tâm lý hay sử dụng, các nhà tâm lý học và tư vấn viên bắt đầu dán nhãn dạng hành vi bạo lực tinh thần này là “gaslighting”.

Because this film was an accurate portrayal of the controlling and toxic actions that manipulative people use, psychologists and counselors began to label this type of emotionally abusive behavior “gaslighting.”

Kết luận. Final thoughts.

Nếu bạn phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào của hành vi thao túng tâm lý, bạn cần tìm kiếm hỗ trợ chuyên môn ngay lập tức. Nếu không được xử lý, thao túng tâm lý có thể bạn mất đi lòng tự trọng và phá hủy sức khỏe tinh thần của bạn. Bác sĩ có thể giới thiệu một tư vấn viên đủ năng lực để giúp bạn đối phó với những gì đang diễn ra.

If you identify with any of these signs of gaslighting, it’s important that you seek professional help right away. Left unaddressed, gaslighting can take a significant toll on your self-esteem and mental health. Your doctor can recommend a counselor who is equipped to help you process and deal with what is happening to you.

Trong thời gian đó, hãy nhớ rằng bạn không có lỗi cho những gì mình đang phải trải qua. Kẻ thao túng tâm lý chọn lựa hành xử như vậy. Họ phải chịu trách nhiệm cho những gì họ làm. Bạn chẳng làm điều gì khiến họ lựa chọn như vậy và bạn không thể thay đổi những gì họ làm. Nhưng bằng các tư vấn, bạn có thể học cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh và thiết lập ranh giới với những kẻ đang thao túng tâm lý.

In the meantime, remember that you are not to blame for what you are experiencing. The person gaslighting you is making a choice to behave this way. They are responsible for their actions. Nothing you did caused them to make this choice and you won’t be able to change what they’re doing. But with counseling, you can learn how to make healthy choices and set boundaries with the person who engages in gaslighting.

Nguồn: Home Dialysis Central

Tham khảo. Article Sources

Breines J. Call me crazy: The subtle power of gaslighting. Berkeley Science Review. April 16, 2012.

Ahern K. Institutional betrayal and gaslighting: Why whistle-blowers are so traumatized. J Perinat Neonatal Nurs. 2018;32(1):59-65. doi:10.1097/JPN.0000000000000306

Thomas L. Gaslight and gaslighting. The Lancet Psychiatry. 2018;5(2):117-118. doi:10.1016/S2215-0366(18)30024-5

Nguồn: https://www.verywellmind.com/is-someone-gaslighting-you-4147470

Như Trang.