Né tránh bằng tâm linh mô tả một khuynh hướng sử dụng những lý giải tâm linh để né tránh những vấn đề tâm lý phức tạp. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên trong những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước bởi một nhà tâm lý trị liệu siêu cá nhân có tên John Welwood trong cuốn sách “Hướng tới Tâm lý học Tỉnh thức” của mình. Theo Welwood, né tránh bằng tâm linh có thể được định nghĩa là một “khuynh hướng sử dụng những ý niệm và thực hành tâm linh để lảng tránh hay né phải đối mặt với những vấn đề tinh thần chưa được giải quyết, những vết thương tâm lý và những mốc phát triển chưa đạt được.”

Spiritual bypassing describes a tendency to use spiritual explanations to avoid complex psychological issues.1 The term was first coined during the early 1980s by a transpersonal psychotherapist named John Welwood in his book Toward a Psychology of Awakening. According to Welwood, spiritual bypassing can be defined as a “tendency to use spiritual ideas and practices to sidestep or avoid facing unresolved emotional issues, psychological wounds, and unfinished developmental tasks.”2

Nguồn: University of Miami News and EventsNguô

Là một nhà trị liệu và giáo viên theo đạo Phật, Welwood đã bắt đầu lưu tâm đến việc những người (bao gồm cả ông) thường vận dụng tâm linh như một lá chắn hoặc một cơ chế phòng vệ. Thay vì tự vượt qua những cảm xúc khó chịu hay đối mặt với những vấn đề chưa được giải quyết thì con người ta đơn giản là chối bỏ chúng bằng những lời lẽ lý giải dựa trên tâm linh.

As a therapist and Buddhist teacher, Welwood began to notice that people (including himself) often wielded spirituality as a shield or type of defense mechanism. Rather than working through hard emotions or confronting unresolved issues, people would simply dismiss them with spiritual explanations.

Mặc dù đây cũng có thể là một cách để bảo vệ bản thân khỏi tổn thương hoặc để thúc đẩy sự hòa hợp giữa con người với nhau, nhưng thực sự nó không giải quyết được vấn đề. Thay vào đó, nó đơn thuần chỉ che đậy vấn đề, để nó ngày càng nhức nhối trong khi vẫn không có giải pháp đúng đắn nào được đưa ra.

While it can be a way to protect the self from harm or to promote harmony between people, it doesn’t actually resolve the issue. Instead, it merely glosses over a problem, leaving it to fester without any true resolution.

Mặc dù tâm linh có thể là một nguồn sức mạnh giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của một người, nhưng né tránh bằng tâm linh, coi đó là một cách để trốn chạy khỏi những cảm xúc hay các vấn đề phức tạp rốt cuộc lại kiềm hãm sự phát triển.

While spirituality can be a force that helps enhance an individual’s well-being, engaging in spiritual bypassing as a way to avoid complicated feelings or issues can ultimately stifle growth.

Dấu hiệu. Signs

Nguồn: MediumNgu

Né tránh bằng tâm linh là một cách lẩn trốn đằng sau bức màn tâm linh hoặc những hình thức thực hành tâm linh. Nó ngăn không cho con người ta thừa nhận những gì họ cảm thấy và làm họ xa cách chính bản thân và người khác. Một số ví dụ về hiện tượng này bao gồm:

Spiritual bypassing is a way of hiding behind spirituality or spiritual practices. It prevents people from acknowledging what they are feeling and distances them from both themselves and others. Some examples of spiritual bypassing include:

– Tránh né cảm xúc tức giận. Avoiding feelings of anger

– Tin vào sức mạnh tối thượng của tâm linh, coi đó là cách để trốn tránh cảm giác bất an. Believing in your own spiritual superiority as a way to hide from insecurities

– Tin rằng những sự kiện sang chấn phải được coi là “những bài học” hoặc tin là mỗi trải nghiệm tiêu cực luôn ẩn giấu mặt tốt đẹp đằng sau. Believing that traumatic events must serve as “learning experiences” or that there is a silver lining behind every negative experience

– Tin rằng các hình thức thực hành tâm linh như thiền hay cầu nguyện luôn mang lại hiệu ứng tích cực. Believing that spiritual practices such as meditation or prayer are always positive

– Luôn có lý tưởng cao, thường là khó đạt được. Extremely high, often unattainable, idealism

– Cảm thấy bản thân xa rời mọi người, mọi thứ. Feelings of detachment

– Chỉ tập trung vào tâm linh và ngó lơ hiện tại. Focusing only on spirituality and ignoring the present

– Chỉ chú ý vào những điều tích cực và sống lạc quan quá mức. Only focusing on the positive or being overly optimistic

– “Phóng chiếu” cảm xúc tiêu cực của bản thân lên mọi người. Projecting your own negative feelings onto others

– Vờ như mọi thứ đều ổn trong khi thực sự không phải vậy. Pretending that things are fine when they are clearly not

– Cho rằng con người có thể vượt qua vấn đề bằng tư duy tích cực. Thinking that people can overcome their problems through positive thinking

– Nghĩ rằng mình phải “vượt lên trên” những cảm xúc của bản thân. Thinking that you must “rise above” your emotions

– Sử dụng các cơ chế tự vệ như chối bỏ và đàn áp. Using defense mechanisms such as denial and repression

Né tránh bằng tâm linh là một hình thức tạm thời che đậy vấn đề, có thể khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn, nhưng cuối cùng lại chẳng giải quyết được gì và chỉ khiến vấn đề cứ vậy tồn tại mãi.

Spiritual bypassing is a superficial way of glossing over problems in a way that might make us feel better in the short term, but ultimately solves nothing and just leaves the problem to linger on.

Ví dụ. Examples

Nguồn: Adam’s Odyssey – WordPress.com

Né tránh bằng tâm linh đôi khi có thể rất khó nhìn ra vì nó thường tồn tại không rõ ràng. Tuy nhiên, hãy cùng xét những ví dụ dưới đây, bạn sẽ hình dung rõ hơn về hiện tượng này:

Spiritual bypassing can sometimes be difficult to spot because it is often very subtle. However, looking at examples can help make this phenomenon more apparent:

– Sau khi một người thân mất đi, con người ta hay nói với những người ở lại là người chết “đã ở một nơi tốt lành hơn” và đó là “ông Trời sắp xếp”.

Following the death of a loved one, people tell surviving relatives that the deceased is “in a better place” and that it was “all part of God’s plan.”

– Một người phụ nữ tức giận và buồn bực về một điều ai đó đã làm với mình. Khi cô cố gắng chia sẻ cảm xúc của bản thân thì bạn của cô lại nói cô đừng quá tiêu cực như vậy.

A woman is angry and upset about something that someone else has done. When she tries to share her feelings, her friends tell her to stop being so negative.

– Một người họ hàng thường xuyên vượt quá ranh giới và hành xử gây tổn thương những thành viên khác trong gia đình. Thay vì đối xặt xử lý hành vi này, những người đã đang bị hại lại cảm thấy mình cần đè nén cơn giận và hành xử bao dung.

A relative regularly crosses boundaries and behaves in ways that are hurtful to other family members. Rather than confront this behavior, those who have been harmed feel that they need to repress their anger and remain overly tolerant.

Né tránh bằng tâm linh cũng thường được sử dụng để chối bỏ những mối bận tâm có thật ở những người đang giải quyết vấn đề. Những người bị phân biệt đối xử thường được khuyên là cứ “sống tốt”, “sống có ích”, “nhẫn nhịn” trong những vụ lạm vụ rõ rành rành. Ở đây, lối tư duy này cho rằng con người ta có thể dựa vào tư duy tích cực của bản thân để vượt qua những vấn đề xã hội phức tạp.

Spiritual bypassing is also often used to dismiss the very real concerns of people who are dealing with problems. People who are faced with discrimination are often advised to simply be “nice,” “civil,” or “patient” when dealing with blatant abuse. It suggests that people can rely on individual positive thinking to overcome complex social issues.

Nhận biết hiện tượng. Recognizing Spiritual Bypassing

Nếu bạn có nói những điều dưới đây, có lẽ bạn đang né tránh bằng tâm linh:

If you say these things, you might be engaging in spiritual bypassing:

– “Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó.” “Everything happens for a reason.”

– “Hạnh phúc là do mình tạo ra.” “You create your own happiness.”

– “Cũng là vì đại cục” “It was for the best.”

­– “Nó nói vậy thôi chứ nó có ý tốt.” “It was a blessing in disguise.”

– “Vui lên mà sống.”“Good vibes only!”

­– “Suy nghĩ và cầu nguyện.”“Thoughts and prayers!”

Trước khi viện đến những lời nói sáo rỗng này, hãy hỏi bản thân bình luận như nào mới thực sự có ích. Liệu lời nói đó có thực sự an ủi hay đưa thông tin cho người khác hay nó chỉ là một cách chối bỏ một tình huống nan giải để bản thân cảm thấy tốt hơn?

Before resorting to platitudes, ask yourself who the comment is really helping. Is it really giving someone comfort or insight, or is it just a way of dismissing a difficult situation so that you can feel better?

Nguyên nhân. Causes

Né tránh bằng tâm linh là một cơ chế phòng vệ. Nó bảo vệ chúng ta khỏi những thứ  khó xử lý, nhưng sự bảo vệ này có cái giá của nó. Ngó lơ hay né tránh vấn đề có thể khiến căng thẳng leo thang về lâu dài và khiến vấn đề càng lúc càng trở nên khó giải quyết hơn. Mặc dù né tránh là một cơ chế thúc đẩy chính đằng sau dạng hành vi này nhưng có một số yếu tố khác có thể góp phần định hình nó.

Spiritual bypassing acts as a form of defense mechanism. It protects us from things that seem too painful to deal with, but this protection comes at a cost. Ignoring or avoiding the issue can make stress worse in the long-term and make the problem more difficult to solve later on. While avoidance is a primary motivator behind this type of behavior, there are other factors that play a role in shaping it.

Nền văn hóa đề cao sức khỏe hay duy trì những quan điểm về lạc quan kiểu độc hại và liên tục cũng là một nguồn lực thúc đẩy đằng sau hiện tượng này. Con người ta được dạy là họ chẳng thể khỏe mạnh trừ khi họ có thể vượt lên trên điều tiêu cực. Vấn đề ở đây là những cảm xúc tiêu cực là bình thường và cũng là dấu hiệu cảnh báo chủ thể cần thay đổi. Ngó lơ những dấu hiệu này có thể đưa đến những vấn đề trầm trọng hơn trong nay mai.

Wellness culture, which often perpetuates ideas of toxic positivity and permanent optimism, is sometimes a driving force behind spiritual bypassing. It teaches people that they cannot be well or healthy unless they are able to rise above any negativity. The problem with this is that negative emotions are normal and often a sign that something needs to change. Ignoring these signs can lead to worse problems down the road.

Một nền văn hóa coi trọng cá nhân, nơi luôn coi trọng ý tưởng cho rằng con người ta phải hướng tới mục tiêu cao cả là đạt được nhu cầu thể hiện bản thân nhằm đạt được hành phúc đích thực cũng góp phần tạo nên khuynh hướng né tránh khó khăn hay những cảm xúc khó chịu. Thay vì cố giải quyết vấn đề trong thực tế có thể gây đau đớn, chủ nghĩa cá nhân dạy con người ta phải tự chịu trách nhiệm cho số phận của bản thân.

An individualistic culture that promotes the idea that people must aim for self-actualization in order to achieve true happiness also contributes to a tendency to avoid difficult or painful emotions. Rather than trying to solve problems in the environment that lead to pain, individualism teaches people that they alone are responsible for their destiny.

Nguồn: Medium

Tác động. Impacts

Né tránh bằng tâm linh không phải lúc nào cũng xấu. Đôi khi trong những lúc căng thẳng cực độ, nó có thể là một cách tạm thời giúp ta bớt mệt mỏi và lo âu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể mang tính hủy hoại khi bị sử dụng như một chiến lược đàn áp vấn đề về lâu dài.

Spiritual bypassing isn’t always a bad thing. In times of severe distress, it can be a way to temporarily relieve frustration or anxiety. However, researchers suggest that it can be damaging when used as a long-term strategy to suppress problems.1

Né tránh bằng tâm linh có nhiều hiệu ứng tiêu cực. Nó có thể ảnh hưởng lên đời sống thể chất và tinh thần của chủ thể cũng như những mối quan hệ của họ với người khác. Một số hệ quả tiêu cực tiềm ẩn bao gồm:

Spiritual bypassing can have a number of negative effects. It can affect individual well-being as well as relationships with others. Some of the potential negative consequences include:1

– Lo âu. Anxiety

– Trung thành mù quáng với người lãnh đạo.Blind allegiance to leaders

– Đồng lệ thuộc. Codependency

– Khó kiểm soát mọi chuyển. Control problems

– Không đếm xỉu đến trách nhiệm cá nhân. Disregard for personal responsibility

– Bối rối về mặt cảm xúc. Emotional confusion

– Dung nạp quá mức những hành vi không phù hợp hay không được xã hội chấp nhận. Excessive tolerance of unacceptable or inappropriate behavior

– Cảm giác tủi nhục. Feelings of shame

– Ái kỷ tâm linh. Spiritual narcissism

Ái kỷ tâm linh là sử dụng những hình thức thực hành tâm linh để gia tăng tầm quan trọng của bản thân. Thường là sử dụng tâm linh để đánh bóng cá nhân, cũng dùng nó làm vũ khí để hạ bệ người khác.

Spiritual narcissism involves using spiritual practices as a way to increase self-importance. It often involves using spirituality to build the individual up, while also wielding it as a weapon to tear others down.

Phủ nhận những cảm xúc khó khăn. Denying Difficult Emotions

Người ta thường xuất hiện tình trạng né tránh bằng tâm linh khi họ nghĩ rằng họ không nên có những cảm xúc mình đang có. Những cảm xúc tiêu cực có thể trồi lên nhấn chìm họ vào một số thời điểm. Cảm giác tức giận, ghen tức, ghê tởm, phiền hà, và thịnh nộ có thể khiến chủ thể cực kỳ khó chịu và có người còn cảm thấy tủi hổ hay tội lỗi vì có những cảm xúc hay những suy nghĩ kiểu như vậy.

People often engage in spiritual bypassing when they think that they should not be feeling what they are feeling. Negative emotions can be overwhelming at times. Feeling of anger, jealousy, disgust, annoyance, and rage can be distressing, and people may find themselves feeling ashamed or guilty for feeling or thinking such things.

Thay vì đối phó với những cảm xúc tiêu cực – và bất kỳ những phản ứng kéo theo sau những cảm xúc này – né tránh bằng tâm linh trở thành một công cụ để họ trốn chạy.

Rather than deal with the negative feelingsand any resulting reactions to those feelingsspiritual bypassing becomes a tool for avoidance.

Cũng như việc bạn không nên cố đè nén những cảm xúc tiêu cực để bản thân được dễ chịu, bạn cũng nên né luôn cả mong muốn bảo vệ người khác khỏi những cảm xúc hay tình huống khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Cố bảo vệ hay che chắn cho người khác – dù là khỏi hoàn cảnh của họ hay khỏi chính những lựa chọn tệ hại của chính họ – cũng có thể trở thành một dạng thức né tránh bằng tâm linh.

Just as you shouldn’t try to suppress your own negative emotions in order to avoid discomfort, you should also avoid the desire to save other people from emotions or situations that make you uncomfortable. Trying to save or shield otherseither from their circumstances or their own poor choicescan also become a form of spiritual bypassing.

Chối bỏ cảm xúc của người khác. Dismissing Other People’s Emotions

Né tránh bằng tâm linh có thể là một công cụ giúp chối bỏ cảm xúc. Đôi khi, nó cũng được sử dụng làm công cụ thao túng tâm lý khiến nạn nhân im lặng về những thứ vốn đang gây tổn hại cho họ.

Spiritual bypassing can be a tool to dismiss what others are feeling. At times, spiritual bypassing can be used as a tool to gaslight others into staying silent about things that have harmed them.

Thay vì để cho bản thân được thể hiện nỗi đau, những người đã từng bị tổn thương lại bị cho là một con người tiêu cực. Khuynh hướng này sử dụng tâm linh để tái chỉnh khung những sự kiện giúp con người ta thoát ra khỏi thương tổn mà họ có thể đã gây ra.

Rather than being allowed to express their pain, people who have been harmed are told by others that they are being a negative person. This tendency uses spirituality to reframe events in a way that lets people off the hook for the harm they may have caused.

Né trách nhiệm. Avoiding Responsibility

Né tránh bằng tâm linh cũng làm giảm bớt sự không thoải mái, là kết quả của quá trình bất hòa nhận thức. Con người ta cảm thấy không thoải mái khi họ nắm giữ hai niềm tin đối chọi nhau hoặc khi họ hành xử không nhất quán với niềm tin trong họ.

Spiritual bypassing also reduces the discomfort that people may feel as a result of cognitive dissonance. People feel uncomfortable when they hold two conflicting beliefs or when they behave in ways that are not in accordance with their beliefs.

Ví dụ, nếu bạn tin mình là người tốt thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chịu trách nhiệm với những điều đau đớn mà mình đã từng làm với người khác. Thừa nhận bản thân đã từng gây hại cho người khác không chỉ gây ra cảm giác tội lỗi  – mà nó còn đi ngược lại với mong muốn được thấy bản thân mình tốt đẹp. Theo đó, né tránh bằng tâm linh trở thành một cách vừa giúp chuyển tội lỗi đó cho người khác, vừa miễn trừ trách nhiệm từ phía bản thân.

For example, if you believe yourself to be a good person, you might struggle to take responsibility for hurtful things that you have done. Admitting that you have harmed someone else through your actions not only causes feelings of guiltit also conflicts with your desire to see yourself in a positive light. In this way, spiritual bypassing becomes a way to shift the blame back onto the other person while absolving yourself of any responsibility.

Phán xét người khác. Judging Others

Phán xét người khác vì thể hiện cơn giận chính đáng của họ là một dạng né tránh bằng tâm linh. Giận dữ là một cảm xúc bình thường và một phản ứng hoàn toàn hợp lý trong nhiều tình huống và sự kiện. Cảm xúc này thể hiện rằng có thứ gì đó đang không đúng và cần phải thực hiện hành động để can thiệp vào tình huống hay sửa đổi mối quan hệ. Tâm linh chân chính không đè nén những cảm xúc có thật chỉ bởi vì chúng khó chịu.

Judging other people for expressing justifiable anger is a form of spiritual bypassing. Anger is a normal emotion and a perfectly reasonable reaction to many events and situations. It means that there is something wrong and that action needs to be taken to fix a situation or mend a relationship. Authentic spirituality doesn’t suppress valid emotions just because they’re uncomfortable.

Việc cảm thấy những cảm xúc khó khăn như tức giận, ghen tỵ, và thất vọng là bình thường. Chìa khóa ở đây là đối phó với chúng bằng những cách thức lành mạnh.

It’s okay to feel difficult emotions like anger, jealousy, and disappointment. The key is to deal with those emotions in healthy ways.

Bào chữa cho nỗi đau. Justifying Suffering

Nguồn: Thinking Through Christianity

Một ví dụ khác về né tránh bằng tâm linh là sử dụng có mục đích những hoạt động tâm linh để bào chữa cho việc mình không hành động. Ví dụ như nói những điều kiểu như “Bị như vậy là có lý do”, “Là ý trời”, hay “cái đó là bản chất rồi” khiến con người ta tránh phải chịu trách nhiệm, vì theo những lí giải như trên, những thứ là sinh ra đã vậy, chẳng thể thay đổi, là lỗi của số phận.

Another example of spiritual bypassing is using supposedly spiritual actions to justify not taking action. Examples of this include saying things such as “it’s that way for a reason,” “it’s as nature/God intended,” or “it is what it is.” It lets people off the hook for taking any responsibility, because according to such explanations, these things are natural, unchangeable, or divinely caused.

Những lý giải kiểu này khiến ta dễ dàng chấp nhận mọi thứ như nó vốn như vậy và không tập trung vào hành động để tạo thay đổi. Một số tình huống có thể nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc chính ta có thể đối mặt với những trở ngại khiến việc thay đổi là khá khó khăn, nhưng điều quan trọng ở đây là ta phải thừa nhận và chấp nhận chịu trách nhiệm với những thứ mà ta có thể làm để cải thiện tình hình.

Such explanations make it easy to just accept things as they are and not focus on the steps that we can take to make a difference. Some situations may be outside of our control or we might face obstacles that make change difficult, but it is important to acknowledge and accept the responsibility for what we can do to make a situation better.

Né tránh cũng trở thành một dạng thức đổ lỗi cho nạn nhân, đặc biệt là trong những trường hợp nơi con người ta trải qua những tác động tiêu cực của nhiều dạng chấn thương. Nói với những người này rằng họ đừng nên tiêu cực nữa để không bị kiệt sức, lo âu, trầm cảm và những dạng thức căng thẳng tâm lý và sinh lý khác, về cơ bản, là nói rằng lỗi lầm là ở họ nên họ mới phải chịu đưng những nỗi đau này.

Bypassing also becomes a form of victim-blaming, especially in cases where people are experiencing the negative effects of various kinds of trauma. Telling people that they should just stop being negative in order to avoid exhaustion, anxiety, depression, and other physical and psychological manifestations of stress is essentially telling them that they are to blame for their own pain and suffering.

Cản trở quá trình phát triển. How It Hampers Growth

Mặc dù né tránh bằng tâm linh có lẽ ít có hại hơn một số những cơ chế đối phó khác, nhưng nó vẫn có thể đưa đến những hệ quả tiêu cực làm tổn thương khả năng phát triển bình thường của một cá nhân cũng như quá trình hoàn thiện năng lực. Nó có thể kiềm hãm sự phát triển cảm xúc và thậm chí là gây cản trở hình thành một đời sống tâm linh với nhận thức trọn vẹn.

While spiritual bypassing may be less harmful than some other coping mechanisms, it can still lead to negative outcomes that hurt an individual’s ability to grow as a person and fulfill their potential. It can stifle emotional development and even stand in the way of fully realized spirituality.

Né tránh bằng tâm linh cũng có thể đôi lúc liên đới đến việc tham gia các hoạt động tâm linh để cảm thấy mình ưu việt hơn hoặc để đỡ phải thực hiện bất kỳ hành động rõ ràng nào. Thay vì nói về mối xung đột, bạn sẽ thiền định. Thay vì tham gia vào cộng đồng, bạn đi thăm đền thờ. Thay vì đối mặt với sự khó chịu của bản thân, bạn lại đọc lời kinh cầu nguyện. Vấn đề không nằm ở việc tham gia vào những hoạt động tâm linh. Vấn đề là bạn sử dụng chúng như một tấm khiên giúp bạn cảm thấy tốt hơn – không đơn thuần chỉ vì lý do tâm linh thuần túy.

Spiritual bypassing can also sometimes involve participating in “spiritual” activities in order to feel superior or to get around having to take any meaningful action. Instead of talking about a conflict, you’ll meditate. Instead of participating in your community, you’ll visit a temple. Instead of confronting your discomfort, you’ll recite a prayer. The problem does not lie in engaging in these spiritual practices. The problem is that you’re using them as a shield to make yourself feel betternot for truly spiritual reasons.

Đây là lý do tại sao né tránh bằng tâm linh đôi khi có thể khó nhận ra và khó thấy cả ở bản thân bạn và người khác. Thiền định có thể là một cách hay giúp đối phó với căng thẳng, đối mặt với xung đột. Thăm viếng những nơi chốn linh thiêng có thể giúp bạn kết nối với cộng đồng. Cầu nguyện có thể mang đến cho bạn một cảm quan về sự yên bình hay thoải mái khi đối mặt với sự thật khó chịu.

This is why spiritual bypassing can sometimes be so subtle and difficult to spot both in yourself and others. Meditation can be a helpful way to deal with stress that will help you cope with conflict. Visiting meaningful places can help give you a connection to your community. Praying can give you a sense of peace or comfort when confronting an uncomfortable truth.

Sự khác biệt nằm ở mục đích đằng sau những hành động này. Chúng có phải là cách khiến bạn cảm thấy mình ưu việt hơn người khác nhờ tâm linh? Nếu vậy thì khả năng cao là chúng vận hành như một hình thức né tránh tâm linh làm cản trở sự phát triển đúng nghĩa.

The difference lies in the intentions behind those actions. Are they a way of making yourself feel spiritually superior to others? Then they are likely functioning largely as a spiritual bypass preventing true growth.

Những dạng thức biểu hiện lành mạnh giúp bạn phát triển như một con người, trong khi đó, né tránh bằng tâm linh lại tạo ra một rào cản giữa bạn và sự phát triển chân chính.

Healthy expressions of spirituality help you grow as a person while bypassing creates a barrier between you and authentic growth.

Gợi ý và mẹo. Tips and Tricks

Né tránh bằng tâm linh có thể là một cách để bảo vệ bản thân khỏi những thứ mang tính đe dọa, nhưng nó lại bỏ qua một sự thật quan trọng. Chúng ta không thể lựa chọn cảm xúc cho bản thân. Cuộc sống đâu phải lúc nào cũng chỉ có những suy nghĩ tốt, những cảm xúc và cảm nhận tốt. Để trải nghiệm được những cảm xúc cao trào, ta phải chịu đựng được những lúc tâm trạng tụt thấp dưới đáy.

Spiritual bypassing may act as a way to protect the self from things that we find threatening, but it neglects an important truth. We cannot pick and choose which emotions we experience. Life cannot be good thoughts, feelings, and emotions alone. In order to experience the highs, we must also endure the lows.

Một số thứ có thể làm để xử trí khuynh hướng né tránh bằng tâm linh: Some things that you can do to try to confront a tendency to spiritual bypass include:

– Tránh dán nhãn cảm xúc là tốt hay xấu. Mặc dù một số cảm xúc có thể tiêu cực hay khó chịu, nhưng chúng đều có mục đích. Trải nghiệm cảm xúc không có chuyện sai hay cấm đoán, và cảm nhận những cảm xúc này không biến bạn thành người xấu. Thử nhìn nhận cảm xúc của mình bằng sự chấp nhận và nhớ rằng tất cảm cảm xúc đều chỉ tồn tại nhất thời.

Avoid labeling emotions as good or bad. While some emotions may be negative or unpleasant, they serve a purpose. Emotional experiences are not wrong or taboo, and feeling these emotions does not make you a bad person. Try viewing your emotions with acceptance and remember that all emotional states are only temporary.

– Nhớ rằng những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực đều có mục đích của nó. Mục đích cuộc sống không phải là né những suy nghĩ đó, mà là sử dụng chúng để thúc đẩy những hành động tích cực. Chỉ đeo lên những “tấm kiếng màu hồng” và ngó lơ vấn đề sẽ không giúp giải quyết được gì.

Remember that negative thoughts and feelings serve a purpose. The goal of life is not to avoid having such thoughts, it is to use those thoughts to propel positive actions. Simply putting on rose-colored sunglasses and ignoring a problem does not solve it.

– Hãy nhớ rằng những cảm xúc khó chịu thường là một dấu hiệu cảnh báo có điều gió đó không đúng và có điều gì đó cần thay đổi. Nếu bạn luôn cố làm giảm sự khó chịu đơn giản chỉ bằng cách né tránh nó, thì những tình huống gây căng thẳng cho bạn sẽ chẳng thay đổi. Hãy xem những cảm xúc khó chịu này như một cơ hội thay đổi thay vì là một gánh nặng phải tránh.

Remember that uncomfortable feelings are often a sign that there’s something wrong and something needs to change. If you are always trying to reduce discomfort by simply avoiding it, the situations that are causing you distress will stay the same. Look at these uncomfortable emotions as an opportunity for transformation rather than a burden to avoid.

Nguồn: Redbubble

Mặc dù né tránh bằng tâm linh gây khó khăn trong việc thừa nhận những cảm xúc có thật, nhưng ta cũng cần nhớ rằng bản thân tâm linh có thể là một nguồn lực tích cực trong cuộc sống. Nghiên cứu cho thấy tâm linh thường có nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần. Người ta tìm đến tâm linh để lấy lại niềm hy vọng, đối phó với căng thẳng, để tìm kiếm hỗ trợ và tìm ra ý nghĩa cuộc sống.

While spiritual bypassing makes it difficult to acknowledge valid feelings, it is important to remember that spirituality itself can be a positive force in your life. Research suggests that spirituality can often have a number of physical and mental health benefits.3 People often turn to spirituality to restore hope, cope with distress, to find support, and to find meaning in life.

Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra, người nào có thực hành tâm linh sẽ ít bị trầm cảm hơn, đối phó với căng thẳng tốt hơn, có sức khỏe tổng quát tốt hơn và đời sống tinh thần lành mạnh hơn.

Studies have shown, for example, that people who engage in spiritual practices are less prone to depression, cope better with stress, experience better overall health, and have better psychological well-being.4

Kết luận. Final words

Đừng quá khắt khe với những lỗi lầm của bản thân. Sự phát triển là một quá trình và ta sẽ dễ bị rơi vào những thói quen cũ, đặc biệt là khi đang cố đối phó với những điều khó khăn. Tâm linh có thể là một nguồn lực tích cực trong đời sống và nhiều hình thức thực hành tâm linh có thể là những công cụ cực kỳ tuyệt vời giúp quản lý căng thẳng. Chủ động phòng ngừa tình trạng né tránh bằng tâm linh, bạn có thể khiến tâm linh trở thành một hình thức thực hành giúp bạn sống một cuộc đời trọn vẹn và hài hòa hơn.

Don’t be too hard on yourself for mistakes. Growth is a process and it’s easy to fall into old habits, especially when you are trying to cope with something difficult. Spirituality can be a positive force in your life and many spiritual practices can be excellent stress management tools. By actively avoiding spiritual bypassing, you can make spirituality a practice that will help you live a more harmonious and fulfilling life.

Tham khảo. Article Sources

Picciotto G, Fox J, Neto F. A phenomenology of spiritual bypass: Causes, consequences, and implications. J Spiritual Ment Health. 2018;20(4):333-354. doi:10.1080/19349637.2017.1417756

Tricycle. Human nature, Buddha nature. An interview with John Welwood. Updated Spring 2011.

Akbari M, Hossaini SM. The relationship of spiritual health with quality of life, mental health, and burnout: The mediating role of emotional regulation. Iran J Psychiatry. 2018;13(1):22-31.

Wachholtz AB, Sambamthoori U. National trends in prayer use as a coping mechanism for depression: Changes from 2002 to 2007. J Relig Health. 2013;52(4):1356-68. doi:10.1007/s10943-012-9649-y

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-spiritual-bypassing-5081640

Như Trang