Nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng lạm dụng và bị bỏ bê thời thơ ấu sẽ gây ra những thay đổi lâu dài trong sự phát triển của não bộ con người. Những sự thay đổi trong cấu trúc não bộ này đủ nghiêm trọng để có thể gây ra những vấn đề lên tâm lý và cảm xúc của con người trong thời kỳ trưởng thành, như các rối loạn tâm lý và lạm dụng chất.

Studies have demonstrated over and over that childhood abuse and neglect results in permanent changes to the developing human brain. These changes in brain structure appear to be significant enough to potentially cause psychological and emotional problems in adulthood, such as psychological disorders and/or substance abuse.

alcoholism-3-1
Nguồn: Anaheim Addiction Treatment

Martin Teicher và cộng sự tại Bệnh Viện McLean, Trường Y, Đại học Harvard và Đại học Northeastern, đã sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định những thay đổi có thể đo lường được trong cấu trúc não ở nhóm người trẻ trưởng thành – những người đã từng bị lạm dụng và bỏ bê thời thơ ấu. Có sự xuất hiện rõ ràng những điểm khác biệt trong 9 vùng não giữa nhóm bị sang chấn thời thơ ấu và nhóm không.

Dr. Martin Teicher and his colleagues at McLean Hospital, Harvard Medical School and Northeastern University, used magnetic resonance imaging (MRI) technology to identify measured changes in brain structure among young adults who had experienced childhood abuse or neglect. There were clear differences in nine brain regions between those who had suffered childhood trauma and those who had not.

Những thay đổi rõ ràng nhất thấy ở các vùng não giúp duy trì sự cân bằng cảm xúc và các ham muốn, cũng như tư duy tập trung vào bản thân mình. Kết quả chỉ ra rằng những người đã từng trải qua thời thơ ấu bị lạm dụng hay bỏ bê có nguy cơ lạm dụng chất cao hơn nếu họ không may rơi vào con đường này vì họ đã từng đối mặt nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát những ham muốn và đưa ra những quyết định hợp lý do bởi những thay đổi trong sự phát triển của não.

The most obvious changes were in the brain regions that help balance emotions and impulses, as well as self-centered thinking. The results indicate that people who have been through childhood abuse or neglect have a higher risk of substance abuse if they go down that path because they have a harder time controlling their urges and making rational decisions due to actual physical changes in their brain development.

Khi con người ta trải nghiệm ít nhất 3 dạng lạm dụng (tình dục, thể chất, lời nói, bị bỏ bê), thì 53% sẽ mắc trầm cảm dạng điển hình vào một thời điểm nào đó trong đời. 40% mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

When people experienced three or more types of abuse (sexual, physical, verbal, neglect), 53 percent suffered from major depression at some point in their lives. Forty percent had post-traumatic stress disorder (PTSD).

gettyimages-168635484_custom-5ac75c28413933b895fb792f559cce0b88143fa2-s800-c85
Nguồn: NPR

Cấu trúc não. Brain Structure

Lạm dụng và bỏ bê thời thơ ấu gây nhiều tác động tiêu cực lên quá trình phát triển của não bộ. Một số tác hại tiềm ẩn bao gồm:

There are many negative effects of childhood abuse and neglect on how the brain develops. Some of these potential effects are:

– Giảm kích thước đồi hải mã, cơ quan cực kỳ quan trọng tác động lên sự học tập và trí nhớ. A decrease in the size of the hippocampus, which is important in learning and memory

– Giảm kích thước của thể chai, cơ quan tập trung vào cảm xúc, các ham muốn, và kích thích, cũng như giao tiếp giữa hai bán cầu não trái và phải. A decrease in the size of the corpus callosum, which functions for emotion, impulses, and arousal, as well as communicating between the right and left brain hemispheres

– Giảm kích thước của tiểu não, cơ quan có thể ảnh hưởng lên các kỹ năng và phối hợp vận động. A decrease in the size of the cerebellum, which can affect motor skills and coordination

– Giảm dung tích của vỏ não trước trán, cơ quan tác động lên hành vi, cân bằng cảm xúc và nhận thức. A decrease in the volume of the prefrontal cortex, which affects behavior, balancing emotions and perception

– Hạch hạnh nhân hoạt động cường độ quá cao, đây là bộ phận chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc và xác định cách thức phản ứng lại với những tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm. Too much activity in the amygdala, which is responsible for processing emotions and determining reactions to potentially stressful or dangerous situations

– Mức Cortisol hoặc quá cao hoặc quá thấp, cũng gây tác động rất tiêu cực. Cortisol levels that are either too high or too low, which has negative effects

Hành vi, Cảm xúc và Chức năng xã hội. Behavior, Emotions, and Social Function

Lạm dụng, bỏ bê và sang chấn thời thơ ấu làm thay đổi cấu trúc não bộ và chức năng của các chất hóa học trong não, hành vi ngược đãi cũng gây ảnh hưởng lên cách trẻ hành xử, điều tiết cảm xúc và vận hành các chức năng xã hội. Những tác hại tiềm ẩn bao gồm:

Because childhood abuse, neglect and trauma change brain structure and chemical function, maltreatment can also affect the way children behave, regulate emotion and function socially. These potential effects include:

– Thường xuyên hoặc luôn luôn cảm thấy luôn sợ sệt. Feeling fearful most or all of the time

– Liên tục ở trong trạng thái cảnh giác và không thể thả lỏng, dù trong tình huống nào, Being constantly on alert and unable to relax, no matter the situation

– Có khả năng xuất hiện trầm cảm hoặc một rối loạn lo âu. A tendency to develop depression or an anxiety disorder

– Yếu kém trong học tập. Learning deficits

– Không đạt được cột mốc phát triển đúng thời điểm. Not hitting developmental milestones in a timely fashion

– Khả năng xử lý những phản hồi tích cực kém. A weakened ability to process positive feedback

– Gặp khó khăn trong những tình huống tương tác xã hội. Finding social situations more challenging

Những yếu tố liên quan trong tình trạng ngược đãi. Other Factors of Maltreatment

Sự ảnh hưởng của lạm dụng và bỏ bê thời thơ ấu còn tùy thuộc vào tần suất xuất hiện của tình trạng lạm dụng; độ tuổi của trẻ trong quá trình bị lạm dụng; người lạm dụng là ai; trẻ có hay không một người lớn chúng yêu thương để dựa vào trong đời; lạm dụng kéo dài trong bao lâu; có hay không bất kỳ một hình thức can thiệp nào với vấn đề lạm dụng; dạng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng lạm dụng; và những yếu tố mang tính cá nhân khác.

How childhood abuse or neglect affects an adult depends also on how often the abuse occurred; what age the child was during the abuse; who the abuser was; whether or not the child had a dependable, loving adult in her life as well; how long the abuse lasted; if there were any interventions in the abuse; the kind and severity of the abuse; and other individual factors.

lone-child-with-teddy
Nguồn: Medical News Today

Tham khảo. Article Sources

“Understanding the Effects of Maltreatment on Brain Development.” Child Welfare Information Gateway, U.S. Department of Health and Human Services (2015).

Szalavitz, Maia, “How Child Abuse Primes the Brain for Future Mental Illness.” Time (2012).

Teicher, M.H.; Anderson, C.M.; Ohashi, K. et al. “Childhood maltreatment: altered network centrality of cingulate, precuneus, temporal pole and insula.” Biological Psychiatry. 76(4):297-305, 2014.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/childhood-abuse-changes-the-brain-2330401

Như Trang.