Rối loạn phân ly được định hình bởi sự trốn chạy không tự nguyện khỏi hiện thực, thể hiện bằng sự chia cách giữa các suy nghĩ, bản dạng, trạng thái tỉnh táo và trí nhớ của chủ thể. Mọi người ở mọi độ tuổi, sắc tộc, dân tộc và nền tảng kinh tế xã hội khác nhau đều có thể mắc một rối loạn phân ly.
Dissociative disorders are characterized by an involuntary escape from reality characterized by a disconnection between thoughts, identity, consciousness and memory. People from all age groups and racial, ethnic and socioeconomic backgrounds can experience a dissociative disorder.

Có đến 75% người đều ít nhiều gặp một khoảng thời gian bị giải thể nhân cách/sống tách rời với hiện thực trong đời, trong đó có 2% thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán nhóm mãn tính. Phụ nữ có chẩn đoán mắc rối loạn phân ly cao hơn nam giới.
Up to 75% of people experience at least one depersonalization/derealization episode in their lives, with only 2% meeting the full criteria for chronic episodes. Women are more likely than men to be diagnosed with a dissociative disorder.
Các triệu chứng của một rối loạn phân ly, đầu tiên, thường được hình thành như một phản ứng của chủ thể trước một sự kiện gây sang chấn, như bị lạm dụng hoặc tham gia chiến tranh, nhằm giữ những ký ức về sự kiện này này trong vòng kiểm soát. Các tình huống gây căng thẳng có thể trầm trọng hóa các triệu chứng này và gây vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, triệu chứng xuất hiện ở một người sẽ tùy thuộc vào dạng rối loạn phân ly mà người đó mắc phải.
The symptoms of a dissociative disorder usually first develop as a response to a traumatic event, such as abuse or military combat, to keep those memories under control. Stressful situations can worsen symptoms and cause problems with functioning in everyday activities. However, the symptoms a person experiences will depend on the type of dissociative disorder that a person has.
Điều trị nhóm rối loạn phân lý thường bao gồm tâm lý trị liệu và điều trị bằng thuốc. Mặc dù việc tìm kiếm hình thức điều trị hiệu quả có thể khá khó khăn nhưng vẫn có rất nhiều người có thể sống khỏe mạnh và có ý nghĩa nhờ điều trị.
Treatment for dissociative disorders often involves psychotherapy and medication. Though finding an effective treatment plan can be difficult, many people are able to live healthy and productive lives.
Các triệu chứng. Symptoms
Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn phân ly bao gồm: Symptoms and signs of dissociative disorders include:
– Mất trí nhớ đáng kể về nhiều khoảng thời gian, con người và sự kiện cụ thể. Significant memory loss of specific times, people and events
– Cảm thấy mình như thoát ly ra khỏi cơ thể của chính mình, cảm thấy như mình đang xem một bộ phim về chính mình vậy. Out-of-body experiences, such as feeling as though you are watching a movie of yourself
– Các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu và có suy nghĩ tự sát. Mental health problems such as depression, anxiety and thoughts of suicide
– Cảm thấy xa rời với cảm xúc của bản thân, hoặc trơ lì cảm xúc. A sense of detachment from your emotions, or emotional numbness
– Thiếu cảm nhận về bản dạng cá nhân. A lack of a sense of self-identity
Các triệu chứng của nhóm rối loạn phân ly tùy thuộc vào dạng rối loạn được chẩn đoán. Có 3 dạng rối loạn phân ly được xác định trong Cẩm Nang Số liệu và Chẩn đoán các Rối loạn tâm thần (DSM):
The symptoms of dissociative disorders depend on the type of disorder that has been diagnosed. There are three types of dissociative disorders defined in the Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM):
– Mất trí nhớ phân ly. Triệu chứng chính là người bệnh gặp khó khăn trong việc nhớ lại những thông tin quan trọng về bản thân. Mất trí nhớ phân ly có thể liên quan đến một sự kiện đặc biệt nào đó, như một trận chiến hoặc quá khứ bị lạm dụng, hay hiếm gặp hơn là thông tin về bản dạng và sự kiện lịch sử. Sự khởi phát của một giai đoạn mất trí nhớ này thường diễn ra khá bất ngờ, và một giai đoạn có thể kéo dài vài phút, vài giờ, vài ngày hoặc hiếm gặp hơn là vài tháng hoặc vài năm. Không có độ tuổi trung bình hay tỷ lệ tuổi trung bình liên quan đến sự khởi phát bệnh, và một người có thể trải qua nhiều giai đoạn mất trí trong suốt đời.
Dissociative Amnesia. The main symptom is difficulty remembering important information about one’s self. Dissociative amnesia may surround a particular event, such as combat or abuse, or more rarely, information about identity and life history. The onset for an amnesic episode is usually sudden, and an episode can last minutes, hours, days, or, rarely, months or years. There is no average for age onset or percentage, and a person may experience multiple episodes throughout her life.
– Rối loạn giải thể nhân cách. Rối loạn này là sự xuất hiện liên tục cảm giác tách rời với những hoạt động, suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của bản thân, như thể đang xem một bộ phim về chính mình (Giải thể nhân cách). Đôi khi có nhiều người cảm thấy những người và vật khác trong thế giới họ đang sống là không có thật (Tách rời với hiện thực). Một người có thể xuất hiện tình trạng giải thể nhân cách hoặc tách rời hiện thức hoặc cả hai. Các triệu chứng có thể đến đi trong thoáng chốc, nhưng cũng có thể quay trở lại nhiều lần sau nhiều năm. Độ tuổi khởi phát trung bình là 16, mặc dù các giai đoạn giải thể nhân cách có thể bắt đầu ở bất kỳ khoảng thời gian nào từ đầu đến giữa thời thơ ấu. Có gần 20% người mắc rối loạn này bắt đầu trải qua các giai đoạn bệnh sau năm 20 tuổi.
Depersonalization disorder. This disorder involves ongoing feelings of detachment from actions, feelings, thoughts and sensations as if they are watching a movie (depersonalization). Sometimes other people and things may feel like people and things in the world around them are unreal (derealization). A person may experience depersonalization, derealization or both. Symptoms can last just a matter of moments or return at times over the years. The average onset age is 16, although depersonalization episodes can start anywhere from early to mid childhood. Less than 20% of people with this disorder start experiencing episodes after the age of 20.

Rối loạn bản dạng phân ly. Trước đây còn có tên là rối loạn đa nhân cách, rối loạn này được định hình bởi sự thay thế qua lại giữa nhiều bản dạng. Một người có thể cảm thấy như có một hay nhiều giọng nói đang cố kiểm soát đầu óc mình. Thường thì những bản dạng này có tên riêng, đặc điểm riêng, cách hành xử và giọng nói riêng. Người mắc rối loạn này sẽ gặp phải các lỗ “hổng” trong trí nhớ của mình mỗi ngày liên quan đến các sự kiện, thông tin cá nhân và cơn sang chấn. Phụ nữ dễ bị chẩn đoán mắc hơn, vì họ thường xuất hiện những triệu chứng phân ly cấp tính. Nam giới thường chối bỏ sự tồn tại của các triệu chứng và tiền sử sang chấn, ở họ thường thể hiện nhiều hành vi hung hăng, hơn là tình trạng mất trí nhớ hay Chứng điên bỏ nhà đi. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng các ca chẩn đoán âm tính giả.
Dissociative identity disorder. Formerly known as multiple personality disorder, this disorder is characterized by alternating between multiple identities. A person may feel like one or more voices are trying to take control in their head. Often these identities may have unique names, characteristics, mannerisms and voices. People with DID will experience gaps in memory of every day events, personal information and trauma. Women are more likely to be diagnosed, as they more frequently present with acute dissociative symptoms. Men are more likely to deny symptoms and trauma histories, and commonly exhibit more violent behavior, rather than amnesia or fugue states. This can lead to elevated false negative diagnosis.

Nguyên nhân. Causes
Rối loạn phân ly thường xuất hiện dưới dạng một hình thức đối phó với sang chấn. Các rối loạn phân ly thường hình thành nhiều nhất ở trẻ bị lạm dụng thể chất, tình dục hay cảm xúc trong thời gian dài. Thiên tai và chiến tranh cũng có thể gây các rối loạn phân ly.
Dissociative disorders usually develop as a way of dealing with trauma. Dissociative disorders most often form in children exposed to long-term physical, sexual or emotional abuse. Natural disasters and combat can also cause dissociative disorders.
Chẩn đoán. Diagnosis
Bác sĩ chẩn đoán rối loạn phân ly dựa trên một đánh giá tổng quan các triệu chứng và tiền sử bệnh. Một bác sĩ có thể thực hiện nhiều bài kiểm tra để loại bỏ những bệnh lý cơ thể khác có thể gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ và cảm giác tách rời hiện thực (chẳng hạn như chấn thương ở đầu, thương tổn hay u não, thiếu ngủ hoặc bị ngộ độc). Nếu các nguyên nhân thực thể đã bị loại trừ, nhóm có thể nhờ đến sự cố vấn một chuyên gia sức khỏe tâm thần để thực hiện các bài đánh giá đầy đủ hơn.
Doctors diagnose dissociative disorders based on a review of symptoms and personal history. A doctor may perform tests to rule out physical conditions that can cause symptoms such as memory loss and a sense of unreality (for example, head injury, brain lesions or tumors, sleep deprivation or intoxication). If physical causes are ruled out, a mental health specialist is often consulted to make an evaluation.
Nhiều đặc tính của nhóm rối loạn phân ly có thể bị tác động bởi bối cảnh cá nhân của người bệnh. Trong trường hợp rối loạn bản dạng phân ly và chứng mất trí phân ly, bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn co giật không do động kinh, tê liệu hoặc mất tri giác không thể giải thích được. Tại những địa phương hay đất nước mà việc bị ma quỷ ám là một phần của những tín điều văn hóa, thì những bản dạng nhân cách vụn vỡ của một người mắc rối loạn bản dạng phân ly có thể được coi là “hình hài” của các linh hồn, thần thánh, quỷ dữ hoặc thú vật. Sự tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau cũng có thể ảnh hưởng lên tính cách của các bản dạng nhân cách này. Ví dụ, một người ở Ấn Độ tiếp xúc với bên văn hóa Tây phương có thể xuất hiện một “người kia” chỉ nói được Tiếng Anh. Trong những nền văn hóa nơi tình trạng xã hội cực kỳ bị hạn chế, thì tình trạng mất trí hay bị châm ngòi bởi một căng thẳng tâm lý nghiêm trọng như xung đột gây ra do các cuộc đàn áp. Cuối cùng, tình trạng giải thể nhân cách có chủ đích cũng có thể là một phần trong các hình thức thực hành thiền tập ở nhiều tôn giáo và nền văn hóa, và đây không nên được chẩn đoán là một rối loạn.
Many features of dissociative disorders can be influenced by a person’s cultural background. In the case of dissociative identity disorder and dissociative amnesia, patients may present with unexplained, non-epileptic seizures, paralyses or sensory loss. In settings where possession is part of cultural beliefs, the fragmented identities of a person who has DID may take the form of spirits, deities, demons or animals. Intercultural contact may also influence the characteristics of other identities. For example, a person in India exposed to Western culture may present with an “alter” who only speaks English. In cultures with highly restrictive social conditions, amnesia is frequently triggered by severe psychological stress such as conflict caused by oppression. Finally, voluntarily induced states of depersonalization can be a part of meditative practices prevalent in many religions and cultures, and should not be diagnosed as a disorder.

Điều trị. Treatment
Rối loạn phân ly được kiểm soát bằng nhiều liệu pháp bao gồm: Dissociative disorders are managed through various therapies including:
– Tâm lý trị liệu như Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) và Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT). Psychotherapies such as cognitive behavioral therapy (CBT) and dialectical behavioral therapy (DBT)
– Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức (EMDR). Eye movement desensitization and reprocessing (EMDR)
– Điều trị bằng thuốc: thuốc chống trầm cảm có thể điều trị triệu chứng của các bệnh lý có liên quan khác. Medications such as antidepressants can treat symptoms of related conditions

Nguồn: https://www.nami.org/learn-more/mental-health-conditions/dissociative-disorders
Như Trang
Cảm ơn đã dịch bài ạ ❤
ThíchThích