Tình yêu phức tạp hơn cảm giác thích thú thông thường nhiều và vì vậy nó khó đo lường và tìm hiểu hơn. Con người khao khát nó, sống nhờ nó, chết vì nó. Nhưng thực sự tình yêu mới chỉ được nghiên cứu nghiêm túc trong tâm lý học xã hội khoảng một vài thập kỷ trở lại đây mà thôi.

Loving is more complex than liking and thus more difficult to measure, more perplexing to study. People yearn for it, live for it, die for it. Yet only in the last couple of decades has loving become a serious topic in social psychology.

love-1306054
Nguồn: Freeimages.com

Hầu hết các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cái dễ tiếp cận nhất – các phản ứng trong suốt những lần gặp gỡ ngắn ngủi giữa những người lạ. Những yếu tố tác động lên việc quyết định thích một ai đó – như sự tương cận, sự thu hút, sự tương đồng, và các đặc tính thuận lợi khác – cũng ảnh hưởng lên những mối quan hệ lâu dài, thân thiết. Những ấn tượng mà các cặp đôi sớm hình thành về nhau theo đó cũng mang đến một gợi ý nhất định, dự đoán cho tương lai lâu dài. Thực sự thì nếu tình cảm của người Bắc Mỹ nở rộ một cách ngẫu nhiên, không dựa trên sự tương cận hay tương đồng thì kết quả là hầu hết tín đồ Thiên Chúa giáo (một nhóm thiểu số) sẽ kết hôn với tín đồ Tin Lành, người da đen sẽ kết hôn với người da trắng, và những người tốt nghiệp đại học sẽ có xu hướng kết hôn với người bỏ học nửa chừng, tỷ lệ cũng tương tự như kết hôn với những người cùng tốt nghiệp đại học giống họ.

Most attraction researchers have studied what is most easily studied—responses during brief encounters between strangers. The influences on our initial liking of another—proximity, attractiveness, similarity, being liked, and other rewarding traits—also influence our long-term, close relationships. The impressions that dating couples quickly form of each other therefore provide a clue to their long-term future. Indeed, if North American romances flourished randomly, without regard to proximity and similarity, then most Catholics (being a minority) would marry Protestants, most Blacks would marry Whites, and college graduates would be as apt to marry high school dropouts as fellow graduates.

Như vậy, ấn tượng ban đầu là rất quan trọng. Tuy nhiên, tình yêu lâu dài không chỉ đơn thuần được tạo nên từ niềm thích thú ban đầu.

So first impressions are important. Nevertheless, long-term loving is not merely an intensification of initial liking.

Tình yêu đam mê. Passionate Love

Bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu khoa học về các mối quan hệ tình cảm cũng như bất cứ một khía cạnh nào khác, đó là quyết định cách định nghĩa và đo lường. Chúng ta có nhiều cách để đo lường sự hung hăng, lòng vị tha, định kiến và sự ưa thích – nhưng làm thế nào để đo lường được tình yêu? Các nhà khoa học xã hội đã phát hiện ra khá nhiều cách. Nhà tâm lý học Robert Sternberg quan niệm tình yêu là một tam giác bao gồm 3 thành tố: đam mê, sự thân mật và sự cam kết.

The first step in scientifically studying romantic love, as in studying any variable, is to decide how to define and measure it. We have ways to measure aggression, altruism, prejudice, and liking—but how do we measure love? Social scientists have counted various ways. Psychologist Robert Sternberg (1998) views love as a triangle consisting of three components: passion, intimacy, and commitment.

Một số yếu tố khá phổ biến trong bất cứ mối quan hệ tình cảm nào đó là: sự thấu hiểu lẫn nhau, sẵn sàng cho đi và nhận lại, thích được ở bên người mình yêu. Nhưng có một số yếu tố đặc trưng cho từng loại tình yêu. Nếu chúng ta trải nghiệm loại tình yêu đam mê, chúng ta sẽ thể hiện nó đa phần bằng cơ thể, chúng ta mong chờ thứ tình cảm ấy bùng nổ, và chúng ta bị chìm đắm cùng đối phương. Bạn có thể thấy điều ấy trong mắt mình.

Some elements of love are common to all loving relationships: mutual understanding, giving and receiving support, enjoying the loved one’s company. Some elements are distinctive. If we experience passionate love, we express it physically, we expect the relationship to be exclusive, and we are intensely fascinated with our partner. You can see it in our eyes.

Zick Rubin cũng xác nhận quan điểm này. Ông thực hiện cân đo tình yêu cho hàng trăm cặp đang hẹn hò tại Đại học Michigan. Từ gương một chiều của phòng chờ nghiên cứu, ông quan sát và đánh giá kết nối bằng mắt giữa những cặp đôi yêu “chưa sâu nặng” và những cặp đôi “đã sâu nặng”. Kết quả sẽ không làm bạn ngạc nhiên: Những cặp yêu sâu đậm thường nhìn nhau say đắm khá lâu. Khi nói chuyện, họ cũng gật đầu, cười một cách tự nhiên và đưa người về phía trước nhiều hơn.

Zick Rubin (1973) confirmed this. He administered a love scale to hundreds of University of Michigan dating couples. Later, from behind a one-way mirror in a laboratory waiting room, he clocked eye contact among “weak-love” and “stronglove” couples. His result will not surprise you: The strong-love couples gave themselves away by gazing long into each other’s eyes. When talking, they also nod their head, smile naturally, and lean forward.

Tình yêu đam mê là loại tình yêu đậm tính cảm xúc, đầy hứng thú và mãnh liệt. Elaine Hatfield mô tả đó là “một trạng thái ham muốn ở cạnh người khác một cách mãnh liệt”. Nếu được đáp trả, bản thân sẽ cảm thấy thỏa mãn và sung sướng; nếu bị khước từ sẽ cảm thấy trống rỗng và thất vọng. Cũng như những dạng cảm xúc yêu thích khác, tình yêu đam mê cũng giống cảm giác khi ngồi trên tàu điện siêu tốc lúc lên cao lúc rơi xuống, lúc vui sướng náo nức lúc đau khổ chán nản. “Chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy lực bất tòng tâm trước nỗi đau như khi ta chìm đắm trong tình yêu,” Freud nhận xét. Tình yêu đam mê chiếm đóng tâm trí một người bằng những suy nghĩ về đối phương.

Passionate love is emotional, exciting, intense. Elaine Hatfield (1988) defined it as “a state of intense longing for union with another”. If reciprocated, one feels fulfilled and joyous; if not, one feels empty or despairing. Like other forms of emotional excitement, passionate love involves a roller coaster of elation and gloom, tingling exhilaration and dejected misery. “We are never so defenseless against suffering as when we love,” observed Freud. Passionate love preoccupies the lover with thoughts of the other.

pinterst
Nguồn: Pinterest.com

Tình yêu đam mê là cái bạn cảm thấy khi bạn không chỉ cảm mến mà là “chìm đắm trong tình yêu” với người ấy. Sarah Meyers và Ellen Berscheid có nói, chúng ta hiểu rằng nếu một người nói “Anh mến em, nhưng anh không yêu em” thì ý họ sẽ là “Anh thích em. Anh quan tâm em. Anh nghĩ em thật tuyệt. Nhưng anh không cảm thấy em đủ quyến rũ (về mặt tình dục).” Đó có thể chỉ là tình bạn, chứ không phải là tình yêu đam mê.

Passionate love is what you feel when you not only love someone but also are “in love” with him or her. As Sarah Meyers and Ellen Berscheid (1997) note, we understand that someone who says, “I love you, but I’m not in love with you” means to say, “I like you. I care about you. I think you’re marvelous. But I don’t feel sexually attracted to you.” I feel friendship but not passion.

 Một học thuyết về Tình yêu đam mê. A Theory of Passionate Love

 Để giải thích tình yêu đam mê, Hatfield cho rằng một trạng thái kích thích nào đó sẽ được chuyển thành bất kỳ dạng cảm xúc nào, tùy thuộc vào cách ta quy kết và gọi tên kích thích đó. Một cảm xúc sẽ được thể hiện bằng cả tâm trí và cơ thể. Thử tưởng tượng tim bạn đang đập thình thịch và tay chân run lẩy bẩy: Bạn nghĩ bạn đang sợ hãi, lo lắng hay vui mừng? Về mặt sinh lý, các cảm xúc khá tương đồng với nhau. Vì vậy bạn có thể thấy được kích thích đó là vui mừng nếu bạn đang trong một tình huống khiến bạn hưng phấn, giận dữ nếu môi trường quanh bạn đang đậm mùi thù địch, và yêu thương đam mê nếu bạn đang ở trong một hoàn cảnh lãng mạn. Theo đó, tình yêu đam mê là trải nghiệm sinh lý của việc bị kích thích về mặt sinh học bởi một ai đó mà ta thấy có sức hấp dẫn với ta.

To explain passionate love, Hatfield notes that a given state of arousal can be steered into any of several emotions, depending on how we attribute the arousal. An emotion involves both body and mind—both arousal and the way we interpret and label that arousal. Imagine yourself with pounding heart and trembling hands: Are you experiencing fear, anxiety, joy? Physiologically, one emotion is quite similar to another. You may therefore experience the arousal as joy if you are in a euphoric situation, anger if your environment is hostile, and passionate love if the situation is romantic. In this view, passionate love is the psychological experience of being biologically aroused by someone we find attractive.

 Phim kinh dị, tàu lượn siêu tốc và các bài thể dục cơ thể cũng có tác dụng tương tự như khi bên một ai đó, đặc biệt là đối với những người ta cảm thấy hấp dẫn. Hiệu ứng này cũng đúng với những những cặp đã kết hôn. Những cặp thực hiện nhiều hoạt động sôi nổi cùng nhau sẽ có mối quan hệ khăn khít nhất.

 Scary movies, roller-coaster rides, and physical exercise have the same effect, especially to those we find attractive. The effect holds true with married couples, too. Those who do exciting activities together report the best relationships.

 Sau khi được yêu cầu thực hiện những hoạt động mang tính kích thích hơn  (ví dụ như chạy đua 3 chân), các cặp đôi cho biết họ cảm thấy vui và hài lòng hơn về mối quan hệ của mình nói chung. Andrenaline khiến trái tim họ đập nhanh hơn và cảm giác yêu thương tràn ngập.

And after doing an arousing rather than a mundane laboratory task (roughly the equivalent of a three-legged race on their hands and knees), couples also reported higher satisfaction with their overall relationship . Adrenaline makes the heart grow fonder.

 Như vậy, tình yêu đam mê là một hiện tượng vừa mang tính sinh lý vừa mang tính tâm lý.

 As this suggests, passionate love is a biological as well as a psychological phenomenon.

 Sự dao động trong tình yêu: Văn hóa và Giới tính. Variations In Love: Culture And Gender

Chúng ta luôn có xu hướng khẳng định rằng hầu hết mọi người đều nghĩ và có cảm xúc giống ta. Ví dụ, ta cho rằng tình yêu là điều kiện tiên quyết của hôn nhân. Hầu hết các nền văn hóa – 89 % người từ 166 nền văn hóa tham gia một cuộc phân tích – thực sự nghĩ rằng tình yêu lãng mạn là một tình yêu mà nơi đó, con người tán tỉnh nhau hay cùng nhau chạy trốn. Nhưng trong một số nền văn hóa, đặc biệt là những nơi phổ biến lối hôn nhân sắp đặt (Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy), tình yêu thường theo sau, chứ không phải xảy ra trước hôn nhân. Thậm chí ở một đất nước theo văn hóa cá nhân như Hoa Kỳ, vào những năm 1960, chỉ có 24% nữ sinh viên và 65% nam sinh viên xem tình yêu là nền tảng của hôn nhân.

There is always a temptation to assume that most others share our feelings and ideas. We assume, for example, that love is a precondition for marriage. Most cultures — 89 percent in one analysis of 166 cultures—do have a concept of romantic love, as reflected in flirtation or couples running off together. But in some cultures, notably those practicing arranged marriages, love tends to follow rather than to precede marriage. Even in the individualistic United States as recently as the 1960s, only 24 percent of college women and 65 percent of college men considered (as do nearly all collegians today) love to be the basis of marriage.

 Nam giới và nữ giới có khác biệt gì trong cách trải nghiệm tình yêu đam mê? Các nghiên cứu về nam và nữ giới trong tình yêu đã tiết lộ một số điều bất ngờ.

 Do males and females differ in how they experience passionate love? Studies of men and women falling in and out of love reveal some surprises.

 Từ kết quả của nhiều nghiên cứu lặp đi lặp lại, một số người cho rằng nam giới thực sự có xu hướng phải lòng đối phương dễ dàng hơn. Nam giới dường như cũng chia tay chậm hơn và ít có khả năng cắt đứt một mối quan hệ tình cảm trước hôn nhân hơn nữ giới. Tuy nhiên, một khi đã yêu, nữ giới thường cũng có những cung bậc cảm xúc tương tự như nam giới, thậm chí là sâu nặng hơn. Họ thường cảm thấy bản thân sung sướng, hạnh phúc vô tư lự, tựa như lơ lửng trên mây khi yêu. Phụ nữ cũng tập trung vào sự thân mật của mối quan hệ và bận tâm đến đối phương hơn nam giới.

 Some people would be reassured by the repeated finding that it is actually men who tend to fall in love more readily. Men also seem to fall out of love more slowly and are less likely than women to break up a premarital romance. Once in love, however, women are typically as emotionally involved as their partners, or more so. They are more likely to report feeling euphoric and “giddy and carefree,” as if they were “floating on a cloud.” Women are also somewhat more likely than men to focus on the intimacy of the friendship and on their concern for their partner.

 Đàn ông thường suy nghĩ về các khía cạnh sinh lý và đôi lúc hay bông đùa hơn nữa giới trong mối quan hệ.

 Men are more likely than women to think about the playful and physical aspects of the relationship.

 Tình yêu đồng hành. Companionate Love

 Tình yêu đam mê luôn có sức hút cháy bỏng, nhưng rồi tất cả cũng sẽ lắng xuống. Mối quan hệ kéo dài càng lâu, cảm xúc không còn trồi trụt nhiều như trước. Cao trào lãng mạn có thể duy trì được vài tháng, thậm chí là một vài năm. Nhưng không gì là mãi mãi. Sự mới lạ, sự say mê mãnh liệt, sự lãng mạn hồi hộp, cảm giác “lơ lửng trên mây”, tất cả rồi sẽ phai nhạt.

 Although passionate love burns hot, it eventually simmers down. The longer a relationship endures, the fewer its emotional ups and downs. The high of romance may be sustained for a few months, even a couple of years. But no high lasts forever. The novelty, the intense absorption in the other, the thrill of the romance, the giddy “floating on a cloud” feeling, fades.

 Sau hai năm kết hôn, các cặp đôi cũng thể hiện tình yêu chỉ bằng một nửa so với thời tân hôn. Sau khoảng 4 năm kết hôn, tỷ lệ ly hôn tăng cao ở tất cả các nền văn hóa trên thế giới. Nếu một mối quan hệ thân thiết kéo dài được lâu, hạnh phúc trở nên vững chắc hơn mà vẫn ấm áp. Hatfield gọi đó là loại Tình yêu đồng hành.

 After two years of marriage, spouses express affection about half as often as when they were newlyweds. About four years after marriage, the divorce rate peaks in cultures worldwide. If a close relationship is to endure, it will settle to a steadier but still warm afterglow that Hatfield calls companionate love.

 Không giống như các cảm xúc hoang dại cuồng nhiệt mà tình yêu đam mê mang lại, tình yêu đồng hành tồn tại ở một cung bậc trầm lắng hơn; nó là sự gắn bó, yêu thương sâu đậm qua thời gian. Khi hai người mới ở bên nhau, trái tim họ bùng cháy và niềm đam mê trong họ thật mãnh liệt. Nhưng sau một thời gian, ngọn lửa nguội lạnh. Họ tiếp tục yêu thương nhau – nhưng theo một cách thức khác – ấm áp và nương tựa vào nhau hơn.

Unlike the wild emotions of passionate love, companionate love is lower key; it’s a deep, affectionate attachment. It activates different parts of the brain. And it is just as real. When two people are first together, their hearts are on fire and their passion is very great. After a while, the fire cools and that’s how it stays. They continue to love each other, but it’s in a different way—warm and dependable.

Fustany
Nguồn: Fustany.com

 Sự lên xuống của tình yêu lãng mạn cũng giống như kiểu người ta nghiện cà phê, rượu bia và các loại ma túy khác. Đầu tiên, nó khiến bạn có được một cú hích lớn, có thể là cảm thấy sung sướng. Nhưng cứ lặp đi lặp lại, các cảm xúc đối nghịch sẽ thống trị và sự dung nạp tăng lên. Liều lượng sử dụng trước đó giờ đã không còn đủ để tạo nên cảm giác “phê”. Tuy nhiên, ngưng sử dụng loại chất đó không khiến bạn trở về được như ban đầu. Thay vào đó, nó khiến bạn trải qua các triệu chứng cai – khó chịu, trầm uất, v.v… Những điều tương tự cũng xảy ra với tình yêu. Ngọn lửa tình yêu đam mê nguội dần chỉ còn âm ấm. Các mối quan hệ không còn lãng mạn, và người trong cuộc coi nó như là một điều hiển nhiên cho đến lúc nó chấm dứt. Rồi thì những kẻ phụ tình, những góa phụ, những kẻ ly hôn ngạc nhiên với cuộc sống trống trải hiện tại khi không có sự tồn tại của những người mà trước đây họ từng gắn kết đam mê. Vì tập trung quá nhiều vào cái không thể tiếp tục, họ quên mất luôn đó là cái gì.

 The flow and ebb of romantic love follows the pattern of addictions to coffee, alcohol, and other drugs. At first, a drug gives a big kick, perhaps a high. With repetition, opponent emotions gain strength and tolerance develops. An amount that once was highly stimulating no longer gives a thrill. Stopping the substance, however, does not return you to where you started. Rather, it triggers withdrawal symptoms—malaise, depression, the blahs. The same often happens in love. The passionate high is fated to become lukewarm. The no-longer-romantic relationship becomes taken for granted—until it ends. Then the jilted lover,  the widower, the divorcé, are surprised at how empty life now seems without the person they long ago stopped feeling passionately attached to. Having focused on what was not working, they stopped noticing what was.

 Sự nguội lạnh của tình yêu đam mê qua thời gian và vai trò lớn mạnh của các yếu tố khác như các giá trị mà cả hai hướng đến, có thể được nhìn thấy trong cảm xúc của những người chọn kết hôn sắp đặt so với những người kết hôn dựa trên tình yêu tại Ấn Độ. Usha Gupta và Pushpa Singh đã phỏng vấn các cặp đôi tại Jaipur, Ấn Độ, để hoàn thành một thang đo tình yêu. Họ phát hiện ra rằng những người kết hôn dựa trên tình yêu cho biết cảm xúc yêu đương biến mất dần sau 5 năm kết hôn. Ngược lại, những người kết hôn theo sắp đặt lại tiết lộ họ cảm thấy tình yêu sâu đậm hơn từ 5 năm sau kết hôn.

 The cooling of passionate love over time and the growing importance of other factors, such as shared values, can be seen in the feelings of those who enter arranged versus love-based marriages in India. Usha Gupta and Pushpa Singh (1982) asked couples in Jaipur, India, to complete a love scale. They found that those who married for love reported diminishing feelings of love after a five-year newlywed period. By contrast, those in arranged marriages reported more love if their marriage was five or more years old.

 Sự nguội lạnh của tình yêu mãnh liệt thường tạo ra một khoảng thời gian vỡ mộng cho những người trong cuộc, đặc biệt là những người tin tưởng tình yêu lãng mạn là thiết yếu cho hôn nhân và tin rằng nó sẽ mãi tồn tại. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ “lượng ly hôn tăng đột biến trong hai thập kỷ trở lại đây là có liên quan, ít nhất là ở một mức độ nhất định, đến tầm quan trọng của các trải nghiệm cảm xúc tích cực ở mức mãnh liệt (ví dụ như tình cảm lãng mạn) trong đời sống con người, mà những trải nghiệm này đặc biệt khó duy trì theo thời gian.” So với người Bắc Mỹ, người Châu Á có xu hướng ít tập trung vào cảm xúc cá nhân mà chú trọng hơn đến các khía cạnh thực tế trong các mối quan hệ gắn bó xã hội. Vì vậy, họ ít bị tổn thương khi vỡ mộng hơn. Người châu Á cũng ít thiên về lối chủ nghĩa cá nhân tập trung vào bản thân mà về lâu dài có thể làm xói mòn mối quan hệ và dẫn đến ly hôn.

 The cooling of intense romantic love often triggers a period of disillusion, especially among those who believe that romantic love is essential both for a marriage and for its continuation. Researchers suspect “the sharp rise in the divorce rate in the past two decades is linked, at least in part, to the growing importance of intense positive emotional experiences (e.g., romantic love) in people’s lives, experiences that may be particularly difficult to sustain over time.” Compared with North Americans, Asians tend to focus less on personal feelings and more on the practical aspects of social attachments. Thus, they are less vulnerable to disillusionment. Asians are also less prone to the self-focused individualism that in the long run can undermine a relationship and lead to divorce.

 Sự suy giảm quyến rũ mãnh liệt đôi bên có thể mang tính tự nhiên và thích nghi đối với sự tồn tại của giống nòi.

 The decline in intense mutual fascination may be natural and adaptive for species survival.

 Tuy nhiên, đối với những người kết hôn từ 20 năm trở lên, một số cảm giác lãng mạn đã mất thường được làm mới lại khi mái ấm gia đình trở nên trống trải và cha mẹ sẽ một lần nữa có thể tập trung sự chú ý của mình cho nhau. “Không có người đàn ông hay phụ nữ nào thực sự biết rõ tình yêu là gì cho đến khi họ kết hôn được ¼ thế kỷ.” Mark Twain nói. Nếu mối quan hệ trở nên thân thiết, hai bên trân trọng và tưởng thưởng nhau, có gốc rễ từ một thời gian cũng nhau sống và chia sẻ, tình yêu đồng hành sẽ trở nên sâu đậm.

 Nevertheless, for those married more than 20 years, some of the lost romantic feeling is often renewed as the family nest empties and the parents are once again free to focus their attention on each other. “No man or woman really knows what love is until they have been married a quarter of a century,” said Mark Twain. If the relationship has been intimate, mutually rewarding, and rooted in a shared life history, companionate love deepens.

 Nguồn: David G. Meyers – Social Psychology, 10th edition, chapter 11, p. 420 – 426

Như Trang.