Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi. CBT thường được sử dụng để điều trị các rối liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu.

Cognitive behavior therapy (CBT) is a type of psychotherapeutic treatment that helps patients understand the thoughts and feelings that influence behaviors. CBT is commonly used to treat a wide range of disorders including phobias, addictions, depression, and anxiety.

utah-cognitive-behavioral-therapy
Nguồn: Pathways

CBT thường được áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn và tập trung giúp bệnh nhân đương đầu với một vấn đề cụ thể. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ học cách xác định và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng xấu lên hành vi và cảm xúc.

Cognitive behavior therapy is generally short-term and focused on helping clients deal with a very specific problem. During the course of treatment, people learn how to identify and change destructive or disturbing thought patterns that have a negative influence on behavior and emotions.

Các nội dung cơ bản của CBT. Cognitive Behavior Therapy Basics

Nội dung cốt lõi của CBT chính là suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta đóng một vai trò căn bản trong việc quyết định các hành vi mà ta thể hiện. Ví dụ, nếu một người dành nhiều thời gian suy nghĩ về một vụ rơi máy bay, tai nạn trên đường băng hay các thảm họa hàng không thì người này sẽ tránh né việc di chuyển bằng máy bay.

The underlying concept behind CBT is that our thoughts and feelings play a fundamental role in our behavior. For example, a person who spends a lot of time thinking about plane crashes, runway accidents and other air disasters may find themselves avoiding air travel.

Mục tiêu của CBT là dạy cho bệnh nhân rằng mặc dù không thể điều khiển tất cả mọi thứ nhưng họ có thể kiểm soát cách mà họ hiểu, tiếp nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của chính họ.

The goal of cognitive behavior therapy is to teach patients that while they cannot control every aspect of the world around them, they can take control of how they interpret and deal with things in their environment.

CBT đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, đối với cả những nhóm bệnh nhân gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần lẫn các chuyên gia điều trị. Vì CBT là một lựa chọn điều trị ngắn hạn, giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí hơn các liệu pháp khác. CBT cũng được chứng minh tính hiệu quả thông qua thực nghiệm và có thể giúp bệnh nhân vượt qua và loại bỏ được hàng loạt các hành vi không tốt.

Cognitive behavior therapy has become increasingly popular in recent years with both mental health consumers and treatment professionals. Because CBT is usually a short-term treatment option, it is often more affordable than some other types of therapy. CBT is also empirically supported and has been shown to effectively help patients overcome a wide variety of maladaptive behaviors.

Các loại CBT. Types of Cognitive Behavior Therapy

Theo Hiệp Hội Tâm Lý Trị Liệu Nhận Thức Hành Vi Anh Quốc, “Liệu pháp nhận thức hành vi bao gồm một loạt các liệu pháp dựa trên các khái niệm và nguyên tắc xuất phát từ các hình mẫu tâm lý về cảm xúc và hành vi của con người. Liệu pháp bao gồm hình thức tiếp cận điều trị cho các rối loạn cảm xúc cùng với chuỗi các biện pháp hỗ trợ liên tục từ các liệu pháp tâm lý cá nhân đến các tài liệu tự lực.”

According to the British Association of Behavioural and Cognitive Psychotherapies, “Cognitive and behavioural psychotherapies are a range of therapies based on concepts and principles derived from psychological models of human emotion and behaviour. They include a wide range of treatment approaches for emotional disorders, along a continuum from structured individual psychotherapy to self help material.”

Có nhiều các tiếp cận liên quan đến CBT thường được các chuyên gia sức khỏe tâm thần áp dụng,  bao gồm:

There are a number of specific types of therapeutic approaches that involve CBT that are regularly used by mental health professionals. These types include:

Liệu pháp Hành Vi Cảm Xúc hợp lý. Rational Emotive Behavior Therapy (REBT)

Liệu pháp nhận thức. Cognitive Therapy

Liệu pháp đa kiểu mẫu. Multimodal Therapy

Liệu pháp Hành vi Biện Chứng. Dialectical Behavior Therapy

Các thành tố của CBT. The Components of Cognitive Behavior Therapy

Con người ta thường có các suy nghĩ và cảm xúc củng cố hoặc tạo nên các niềm tin sai lệch. Những niềm tin này sẽ dẫn đến các hành vi không tốt ảnh hưởng lên nhiều khía cạnh của đời sống, bao gồm gia đình, các mối quan hệ tình cảm, công việc và học tập.

People often experience thoughts or feelings that reinforce or compound faulty beliefs. Such beliefs can result in problematic behaviors that can affect numerous life areas, including family, romantic relationships, work, and academics.

Ví dụ, một người có lòng tự trọng thấp có thể có suy nghĩ tiêu cực về khả năng hoặc diện mạo của bản thân. Những suy nghĩ dạng này có thể khiến đối tượng bắt đầu lẩn tránh va chạm, không muốn tương tác với các tình huống xã hội hoặc bỏ lỡ các cơ hội phát triển về sự nghiệp lẫn học hành.

For example, a person suffering from low self-esteem might experience negative thoughts about his or her own abilities or appearance. As a result of these negative thinking patterns, the individual might start avoiding social situations or pass up opportunities for advancement at work or at school.

Để chống lại các suy nghĩ và hành vi không tốt này, các nhà tâm lý trị liệu hành vi giúp khách hàng xác định những niềm tin không phù hợp. Giai đoạn đầu tiên này, còn được biết đến với tên gọi Giai đoạn phân tích chức năng, là cực kỳ quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình các suy nghĩ, cảm xúc và tình huống góp phần hình thành các hành vi không tốt.

In order to combat these destructive thoughts and behaviors, a cognitive-behavioral therapist begins by helping the client to identify the problematic beliefs. This stage, known as functional analysis, is important for learning how thoughts, feelings, and situations can contribute to maladaptive behaviors.

Quá trình này khá khó khăn, đặc biệt đối với những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tự suy xét bản thân, nhưng chắc chắn nó sẽ giúp họ tự khám phá bản thân, hiểu rõ chính mình. Đây cũng là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị.

The process can be difficult, especially for patients who struggle with introspection, but it can ultimately lead to self-discovery and insights that are an essential part of the treatment process.

Giai đoạn thứ 2 của liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào các hành vi trong thực tế góp phần đưa đến các vấn đề xấu. Khách hàng bắt đầu học cách tìm hiểu và thực hành các kỹ năng mới có thể áp dụng trong thực tế thay cho các hành vi xấu. Ví dụ, một người nghiện ma túy có thể luyện tập các kỹ năng đối phó  và tập luyện những cách để tránh hoặc đương đầu với những tình huống gợi nhớ thuốc và gây tái nghiện.

The second part of cognitive behavior therapy focuses on the actual behaviors that are contributing to the problem. The client begins to learn and practice new skills that can then be put in to use in real-world situations. For example, a person suffering from drug addiction might start practicing new coping skills and rehearsing ways to avoid or deal with social situations that could potentially trigger a relapse.

Trong hầu hết các trường hợp, CBT là một quá trình từng bước dần dần giúp một người tiến  đến thay đổi hành vi. Một số gặp phải các rối loạn lo âu mang tính xã hội có thể bắt đầu liệu pháp đơn giản chỉ bằng việc tưởng tượng bản thân đang bị đặt trong một tình huống xã hội tiềm ẩn yếu tố gây lo âu. Tiếp theo, khách hàng sẽ bắt đầu luyện tập trò chuyện với bạn bè, gia đình, và người quen của mình. Bằng cách tiếp cận từng bước một để đạt đến mục tiêu lớn cuối cùng, việc trị liệu sẽ không quá trở nên ám ảnh đối với bệnh nhân và những mục tiêu sẽ dễ dàng đạt được hơn.

In most cases, CBT is a gradual process that helps a person take incremental steps towards a behavior change. Someone suffering from social anxiety might start by simply imagining himself in an anxiety-provoking social situation. Next, the client might start practicing conversations with friends, family, and acquaintances. By progressively working toward a larger goal, the process seems less daunting and the goals easier to achieve.

Cách sử dụng CBT. Uses of Cognitive Behavior Therapy

CBT đã và đang được sử dụng để điều trị cho một loạt các rối loạn bao gồm lo âu, sợ hãi, trầm cảm và nghiện. CBT là một trong những liệu pháp được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, một phần là vì việc điều trị tập trung nhiều vào các mục tiêu cụ thể và kết quả có thể được đo lường khá dễ dàng.

Cognitive behavior therapy has been used to treat people suffering from a wide range of disorders, including anxiety, phobias, depression, and addiction. CBT is one of the most researched types of therapy, in part because treatment is focused on highly specific goals and results can be measured relatively easily.

CBT phù hợp nhất với các đối tượng cảm thấy thoải mái với việc tự suy xét bản thân. Để CBT thực sự có hiệu quả, mỗi cá nhân cần sẵn sàng và sẵn lòng dành thời gian và công sức để phân tích suy nghĩ và cảm xúc của mình. Những hoạt động tự phân tích bản thân như vậy thường khá khó khăn, nhưng là cách tốt nhất để hiểu rõ quá trình các yếu tố nội tâm ảnh hưởng lên hành vi bên ngoài.

Cognitive behavior therapy is often best-suited for clients who are comfortable with introspection. In order for CBT to be effective, the individual must be ready and willing to spend time and effort analyzing his or her thoughts and feelings. Such self-analysis can be difficult, but it is a great way to learn more about how internal states impact outward behavior.

CBT cũng phù hợp với những người đang tìm kiếm một lựa chọn điều trị ngắn hạn, không liên quan quá nhiều đến thuốc. Một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của CBT là nó giúp bệnh nhân phát triển các kỹ năng hữu ích cho cả hiện tại lẫn tương lai về sau.

Cognitive behavior therapy is also well-suited for people looking for a short-term treatment option that does not necessarily involve psychotropic medication. One of the greatest benefits of cognitive-behavior therapy is that it helps clients develop coping skills that can be useful both now and in the future.

Các ý kiến phê bình CBT. Criticisms of Cognitive Behavior Therapy

Ngay từ đầu, một số bệnh nhân cho rằng mặc dù họ biết có một số suy nghĩ là không tốt hoặc vô lý, nhưng biết đến sự tồn tại của những suy nghĩ này cũng chẳng khiến việc thay thế chúng trở nên dễ dàng hơn. CBT thường không tập trung vào sự kháng cự vô thức tiềm ẩn bên trong mỗi bệnh nhân như các cách tiếp cận khác như liệu pháp phân tâm. Cần lưu ý rằng CBT không chỉ xác định những suy nghĩ không tốt mà nó còn tập trung vào việc sử dụng một loạt các kỹ thuật giúp bệnh nhân vượt qua những suy nghĩ đó. Những kỹ thuật như vậy có thể bao gồm ghi nhật ký, sắm vai, các cách thư giãn và các trò giúp xao lãng tâm trí.

Initially, some patients suggest that while they recognize that certain thoughts are not rational or healthy, simply becoming aware of these thoughts does not make it easy to alter them. CBT doesn’t tend to focus on potential underlying unconscious resistances to change as much as other approaches such as psychoanalytic psychotherapy. It is important to note that CBT does not just involve identifying these thought patterns; it is focused on using a wide range of strategies to help clients overcome these thoughts.  Such strategies may include journaling, role-playing, relaxation techniques, and mental distractions.

Nguồn: https://www.verywell.com/what-is-cognitive-behavior-therapy-2795747

Như Trang.